Khi sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ cần lưu ý điều gì?

CẬP NHẬT 07/08/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Các thiết bị theo dõi giấc ngủ là một công cụ hữu ích để đánh giá tình hình sức khỏe và giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên sử dụng thiết này có thật sự hiệu quả “như lời đồn”? Bài viết này sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích nhất về thiết bị theo dõi giấc ngủ nhằm giúp bạn đọc có góc nhìn tổng quan nhất. 

1. Dạo này bạn có ngủ ngon không? 

Giấc ngủ chất lượng là một “liều thuốc” vô giá để tái tạo năng lượng sau một ngày dài mệt mỏi. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng việc mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến sự mệt mỏi, cáu gắt, suy giảm trí nhớ và một số căn bệnh “không đùa được đâu” như béo phì, tim mạch hay tiểu đường. Vì vậy những thiết bị thông minh dùng để theo dõi giấc ngủ ra đời hàng loạt được tung ra thị trường nhận đã được sự quan tâm của rất nhiều người. 

Chắc hẳn nhiều người sẽ lầm tưởng rằng tính năng theo dõi giấc ngủ là dùng camera để ghi hình lại toàn bộ quá trình đi ngủ của chúng ta. Vậy thì lầm to rồi, thiết bị này dựa trên hoạt động gia tốc, cảm biến và sóng âm để nhận biết thời gian của ngủ, một đêm bạn thức dậy bao nhiêu lần…

Tùy thuộc vào từng thiết bị mà có thể cho bạn biết thêm các thông tin khác như bạn có ngủ sâu hay không, nhịp tim, nhịp thở của bạn thế nào… 

Qua đó sẽ tính toán và phân tích để về chất lượng giấc ngủ của bạn. Với kết quả thu được sẽ giúp chúng ta đánh giá tình hình sức khỏe để từ đó có kế hoạch cụ thể cải thiện tình trạng sức khỏe bản thân.

 Thiết bị theo dõi giấc ngủ rất có ích trong cuộc sống hiện đại

Thiết bị theo dõi giấc ngủ rất có ích trong cuộc sống hiện đại

2. Các loại thiết bị theo dõi giấc ngủ trên thị trường hiện nay

Dựa trên công nghệ sử dụng và cách hoạt động cùng loại dữ liệu thu thập được, hiện nay có các loại thiết bị theo dõi giấc ngủ phổ biến gồm:

2.1. Thiết bị theo dõi giấc ngủ đeo tay 

Thiết bị theo dõi giấc ngủ đeo tay hoặc đồng hồ thông minh (smartwatch) được sử dụng bằng cách đeo thiết này ở trên cổ tay nên rất tiện dụng cho người dùng. Các thiết bị này sử dụng cảm biến chuyển động để phát hiện cử động của bạn trong giấc ngủ nhằm xác định thời gian đi ngủ, thức dậy…

Các thiết bị ở phân khúc cao cấp đã ứng dụng phương pháp theo dõi nhịp tim để đánh giá chất lượng người dùng. Hệ thống theo dõi nhịp tim tiến hành đo nhịp tim của người dùng theo chu kỳ khi họ nghỉ ngơi. Sau đó sử dụng dữ liệu đã đo được để xác định chỉ số như như nhịp đập trong mỗi phút (BPM), chỉ số biến thiên nhịp tim (HRV) và nhịp tim nghỉ ngơi (RHR). Ngoài ra, thiết bị đeo tay còn theo dõi về các hoạt động thể chất ban ngày bao gồm số bước chân, nhịp tim và lượng calo đã đốt cháy.

Sau đó kết hợp với chỉ số thu được và thuật toán để xác định họ đang ở trong trạng thái thức hay ngủ. Điểm mạnh cho phương pháp này là biết được người dùng đang ở giai đoạn, chu kỳ nào của giấc ngủ. Tuy nhiên, các chuyển động trong giấc ngủ không phải là yếu tố mấu chốt để thẩm định chất lượng cho người sử dụng.

Xem thêm: Chu kỳ giấc ngủ là gì? Có bao nhiêu giai đoạn trong chu kỳ giấc ngủ?

 Thiết bị theo dõi giấc ngủ hay đồng hồ thông minh được sử dụng rộng rãi để theo dõi giấc ngủ

Thiết bị theo dõi giấc ngủ hay đồng hồ thông minh được sử dụng rộng rãi để theo dõi giấc ngủ

Các loại vòng tay và smartwatch theo dõi giấc ngủ chỉ là thiết bị thụ động. Tức là chỉ ghi dữ liệu giấc ngủ mà không đưa ra bất kỳ phân tích hay lời khuyên nào như các loại thiết bị theo dõi giấc ngủ y tế khác. 

Một nghiên cứu được đăng tải bởi Viện nghiên cứu thuộc Đại học Tokyo và Đại học Công nghệ Queensland khẳng định công nghệ theo dõi giấc ngủ cho người sử dụng không mang đến lợi ích lâu dài. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng để trở nên hữu ích hơn, những thiết bị theo dõi giấc ngủ cần sử dụng dữ liệu tinh vi hơn về lối sống và sức khỏe trong quá trình tính toán của mình.

2.2. Thiết bị cảm biến giường

Nếu bạn không thích đeo máy theo dõi giấc ngủ ở trên cổ tay thì có thể sử dụng các sản phẩm nằm gọn ở dưới nệm như Withings, Nokia Sleep Tracking Pad hay Beautyrest Sleep Tracker Monitor…

Các thiết bị này sẽ theo dõi nhịp tim dựa trên hoạt động cơ thể mà không cần tiếp xúc trực tiếp với da. Chúng thường được cấu tạo từ tấm vải trang bị cảm biến và nằm ở dưới ga trải giường hoặc nệm. Hoặc sẽ sử dụng sóng vô tuyến năng lượng thấp để theo dõi chuyển động và hơi thở của bạn. 

Điểm đặc biệt của thiết bị cảm biến giường là ngoài thu thập dữ liệu về giấc ngủ còn có hệ thống cung cấp khuyến nghị dựa trên cơ sở khoa học để cải thiện giấc ngủ cho người sử dụng. Sản phẩm sẽ theo dõi chuyên sâu như đo nhịp tim, hơi thở, tiếng ngáy và nhiệt độ phòng, hỗ trợ theo dõi SpO2 – độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi để giúp phát hiện kịp thời tình trạng thiếu oxy và ngưng thở đột ngột. 

Đối với những người gặp chứng rối loạn về giấc ngủ hay khó ngủ về đêm thì bạn nên sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe chuyên biệt như thiết bị cảm biến giường. Điều này để đảm bảo độ chính xác cũng như tiện lợi hơn trong quá trình chăm sóc sức khỏe và giấc ngủ của bản thân.

 Thiết bị cảm biến giường là sản phẩm chuyên biệt để theo dõi giấc ngủ

Thiết bị cảm biến giường là sản phẩm chuyên biệt để theo dõi giấc ngủ

2.3. Các thiết bị theo dõi giấc ngủ gắn trên đầu giường

Nếu bạn không thích các thiết bị đặt dưới nệm thì hãy quan tâm đến sản phẩm đặt bàn để theo dõi giấc ngủ qua sóng âm. Nó rất thuận tiện bởi chỉ cần thiết lập một lần là tự động theo dõi giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, thiết bị này thường có mức giá “phải chăng” khi chỉ tập trung vào tính năng theo dõi giấc ngủ là chủ yếu. 

Các thiết bị theo dõi giấc ngủ gắn ở đầu giường sẽ chủ yếu thu thập dữ liệu về chuyển động cơ thể và nhịp thở của người sử dụng dựa trên sóng vô tuyến năng lượng thấp một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó chúng còn lưu trữ thông tin về môi trường như nhiệt độ phòng, độ ẩm, tiếng ồn và ánh sáng xung quanh.

Đứng đầu danh sách trong các thiết bị theo dõi giấc ngủ gắn trên đầu giường có thể kể đến các thiết bị như SleepS core Max, ResMed S+

 Thiết bị theo dõi giấc ngủ gắn trên đầu giường sẽ sử dụng sóng âm để phân tích giấc ngủ

Thiết bị theo dõi giấc ngủ gắn trên đầu giường sẽ sử dụng sóng âm để phân tích giấc ngủ 

3. NÊN và KHÔNG NÊN khi sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ

Thông thường, bạn xem những dữ liệu thu thập được về giấc ngủ của mình thông qua thiết bị theo dõi giấc ngủ bao gồm: tổng thời gian ngủ, tần suất thức dậy trong đêm, các giai đoạn của giấc ngủ của bạn… Tuy nhiên chúng chỉ mang tính chất tương đối để đưa ra đề xuất cải thiện giấc ngủ cho người dùng mà thôi. Vậy chúng ta NÊN và KHÔNG NÊN làm gì với các con số mình có được? 

3.1. Nên

  • Một là, sử dụng công cụ theo dõi giấc ngủ để biết tổng thời gian ngủ và rèn luyện về thói quen tốt cho giấc ngủ. 

Thiết bị này sẽ cho người dùng biết khá chính xác về tổng thời gian ngủ. Người dùng hoàn toàn có thể xác định xem có ngủ đủ giấc vào ban đêm hay không, có dậy quá nhiều lần hay không… 

Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ hãy xem lại các nguyên nhân khiến bạn mất ngủ như tâm lý, công việc, chế độ dinh dưỡng… Hoặc không gian ngủ chưa thật sự tốt cũng có thể khiến bạn có một đêm không ngon giấc. Kiểm tra lại chăn ga gối đệm để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và êm ái nhé. Nếu các đồ dụng này đã quá cũ kỹ cũng đến lúc bạn thay mới toàn bộ rồi. Hãy đến cửa hàng uy tín như Vua Nệm để lựa chọn một sản phẩm chất lượng và phù hợp với bản thân.

Xem thêm: Cách chọn nệm tốt cho sức khỏe để có giấc ngủ ngon hơn

 Nếu chất lượng giấc ngủ không tốt, không gian ngủ của bạn đã thật sự lý tưởng?

Nếu chất lượng giấc ngủ không tốt, không gian ngủ của bạn đã thật sự lý tưởng? 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chúng để giúp cải thiện thói quen ngủ, nhiều ứng dụng có các tính năng giải quyết vấn đề đi vệ sinh trong giấc ngủ như báo thức trước khi đi ngủ hoặc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị. 

Bên cạnh đó, thiết bị này này còn đưa ra một số khuyến nghị để cải thiện môi trường ngủ như thay đổi nhiệt độ phòng, sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng…

Thiết bị theo dõi giấc ngủ cũng sẽ theo dõi các hoạt động ban ngày để giúp bạn nhận biết các chất kích thích caffeine hay vận động có ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn hay không? 

  • Hai là, sử dụng dữ liệu về giấc ngủ của mình để gặp bác sĩ

Hiện tại, thiết bị theo dõi giấc ngủ chỉ chỉ mang tính chất tương đối nhằm đưa ra đề xuất cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người sử dụng. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng lo âu, mất ngủ, rối loạn về giấc ngủ thì tốt nhất nên gặp bác sĩ, người có chuyên môn cao để giúp bạn giải quyết vấn đề cải thiện giấc ngủ. 

 Nếu đang gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ hãy đến gặp bác sĩ

Nếu đang gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ hãy đến gặp bác sĩ 

Xem thêm: 6 mẹo đánh bại chứng mất ngủ

3.2. Không nên

  • Một là, sử dụng trình theo dõi giấc ngủ để biết chất lượng giấc ngủ.

Cách duy nhất để xác định chính xác bạn đang ở trong giai đoạn nào của giấc ngủ là đo hoạt động của não bộ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một thiết bị nào ở trên thị trường có thể phân tích được dữ liệu này. 

  • Hai là, mất ngủ vì quá trình theo dõi giấc ngủ của bạn.

Đối với một số người khi sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ có đã dẫn đến cảm giác căng thẳng. Bởi những con số thu về được sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng quá mức về giấc ngủ của mình, hay việc bạn nằm thao thức trên trường và suy nghĩ tại sao chưa ngủ được… Lúc này, sử dụng thiết bị không thể làm tăng thêm lợi ích cho cuộc sống mà chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn mà thôi. 

Công nghệ là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống và ứng dụng khoa học công nghệ vào chăm sóc sức khỏe là một điều thật tuyệt vời. Nhưng không vì vậy mà chúng ta lệ thuộc hoàn toàn vào chúng, bạn hãy chỉ nên sử dụng chúng như một thiết bị hỗ trợ chúng ta. Qua đó, bản thân hãy tự nhận biết những biến đổi ở trên cơ thể để điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý. 

Đánh giá post