So sánh dầu oliu và dầu thực vật – Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

CẬP NHẬT 25/10/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Dầu oliu và dầu thực vật là loại dầu được sử dụng trong chế biến món ăn phổ biến nhất hiện nay. Vậy dầu oliu hay dầu thực vật tốt cho sức khỏe hơn? Cùng Vua Nệm so sánh dầu oliu và dầu thực vật thật chi tiết tại bài viết để giải mã thắc mắc này!

1. Tổng quan về dầu oliu và dầu thực vật

1.1. Dầu oliu là gì?

Dầu oliu hay olive là loại dầu được chiết xuất từ cây Olea Europaea có nguồn gốc tại vùng Địa Trung Hải. Loại dầu này có màu vàng đặc trưng thường được dùng trong chế biến món ăn hoặc mỹ phẩm, xà phòng và một số loại thuốc.

Dầu oliu là gì
Dầu oliu là sản phẩm dầu để chế biến được đánh giá lành mạnh và đảm bảo sức khỏe cho con người nhất

1.2. Dầu thực vật là gì?

Dầu thực vật là loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như như hạt cải, đậu nành, dừa, mè, cọ… nhưng được trải qua quá trình chiết xuất và tinh chế nhằm loại bỏ tạp chất dưới nhiệt độ cao. Dầu thực vật thường có màu vàng hoặc trắng trong, chứa nhiều chất béo.

2. So sánh dầu oliu và dầu thực vật

2.1. Điểm tương đồng

Cả dầu oliu và dầu thực vật đều có chung một mức bốc khói khi gặp nhiệt độ khoảng 205 độ C (tương đương 400 độ F). Hơn nữa, có một số loại dầu oliu tinh chế cũng trải qua quy trình xử lý tương tự dầu thực vật nên không có mùi đặc trưng của oliu và chứa ít dưỡng chất.

Có một lưu ý để phân biệt dầu oliu tinh chế là trên nhãn mác sản phẩm không có chữ “extra virgin” (siêu nguyên chất) hay “virgin” (nguyên chất).

Điểm tương đồng của dầu oliu và dầu thực vật
Dầu thực vật là một trong những nguyên liệu nấu nướng không thể thiếu trong căn bếp của người Việt Nam.

2.2. Phân biệt dầu oliu và dầu thực vật

Tiêu chí Dầu oliu Dầu thực vật
Thành phần Quả oliu Quả, lá, hạt hoặc củ của các loài thực vật như đậu nành, bắp, hướng dương, hạt cải, quả bơ, mè, đậu phộng, gạo…
Cách sử dụng Chế biến các món như làm sốt trộn mì, trộn salad, chiên áp chảo hay chế biến các loại bánh vị mặn như pizza. Chiên và xào đồ ăn
Hàm lượng dinh dưỡng
  • Chứa vitamin E, vitamin K, Vitamin A, Vitamin D và  axit béo không bão hòa đơn như axit linoleic, axit palmitic và axit oleic. 
  • Trong đó dầu oliu siêu nguyên chất có hàm lượng vitamin cao nhất.
  • Chứa các  axit béo không bão hòa đa như omega-6.
  • Tùy thuộc vào từng quy trình chiết xuất dầu. Thông thường dầu thực vật sẽ được đun nóng để loại bỏ các tạp chất và bảo quản lâu hơn.
  • Dầu càng trải qua nhiều quá trình chắt lọc thì sẽ càng ít dinh dưỡng.
Hương vị Rất đậm mùi oliu, đặc biệt là dòng dán nhãn extra virgin Mùi vị nhạt hay đậm tùy thuộc vào quy trình chiết xuất. Đa phần dầu thực vật có mùi nhẹ hơn dầu oliu
Chất chống oxy hóa Không
Tác động xử lý bằng hóa học Không
Mốc nhiệt độ bốc khói Khoảng 200 độ C Khoảng 205 độ C 

3. Lợi ích của dầu oliu và dầu thực vật

3.1. Dầu oliu

lợi ích của dầu oliu
Quy trình chiết xuất và tạo ra dầu oliu được chế biến tự nhiên

Quy trình chiết xuất và tạo ra dầu oliu được chế biến tự nhiên, và không bị pha trộn quá nhiều tạp chất. Trong một thìa dầu oliu khoảng 15ml có tới 119 calo, 13.5g chất béo, 2g chất béo bão hòa, 10g chất béo không bão hòa, 12.9% vitamin E, 6.8% Vitamin K. Nhờ đó mà dầu oliu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Giàu chất béo có lợi cho cơ thể giúp giảm cholesterol, ổn định huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Hoạt chất polyphenol có trong dầu oliu giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa trong cơ thể.
  • Thúc đẩy xương khớp khỏe mạnh và tăng cường trao đổi chất, phòng các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, viêm đường ruột và viêm loét dạ dày.
  • Các chất chống oxy hóa  đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi phân tử gốc tự do, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim, ung thư và tiểu đường. 
  • Công dụng còn hỗ trợ làm đẹp như giảm nếp nhăn, tẩy trang, dưỡng sáng và ẩm cho da. Đồng thời dưỡng tóc suôn mượt, vào nếp mỗi ngày.
  • Tăng cường sức khỏe trí não, khắc phục triệu chứng hay quên và giảm tình trạng bệnh Alzheimer khi nấu ăn mỗi ngày bằng dầu oliu.
  • Hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3.2. Dầu thực vật

lợi ích của Dầu thực vật
Dầu thực vật cũng đem lại nhiều tác động tích cực đối với cơ thể

Trong khi đó, dầu thực vật cũng đem lại nhiều tác động tích cực đối với cơ thể con người như:

  • Là thành phần không thể thiếu trong chế biến thức ăn nhằm làm tăng hương vị thơm ngon.
  • Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Cung cấp năng lượng chất lượng cao với nguồn cung cấp chất béo cao gấp 2 lần đường và chất đạm.
  • Hỗ trợ kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể nhờ axit citric. Ức chế hấp thụ Cholesterol xấu nhằm phòng tránh các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
  • Chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
  • Hỗ trợ chăm sóc sắc đẹp như dưỡng ẩm cho da và môi.
  • Giảm lượng muối hấp thụ vào cơ thể rất thích hợp với chế độ ăn của người bị bệnh thận và huyết áp cao. Bởi dầu ăn giúp đồ ăn thơm và đậm đà hơn, nhờ đó hạn chế việc dùng nhiều loại gia vị.

4. Dầu oliu và dầu thực vật cái nào tốt cho sức khỏe hơn?

Như đã phân tích ở trên, dầu oliu nguyên chất là loại dầu ăn ít qua quá trình xử lý bằng hóa chất nhất. Do đó, nó có thể giữ lại nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin, dưỡng chất và chất chống oxy hóa hơn so với dầu thực vật 

thay thế dầu oliu cho dầu thực vật
Khi thay thế dầu oliu cho dầu thực vật thì cơ thể sẽ cải thiện được chức năng nhận thức

Kết quả một cuộc khảo sát của các nhà khoa học Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng khi thay thế dầu oliu cho dầu thực vật thì cơ thể sẽ cải thiện được chức năng nhận thức, đặc biệt là ở người cao tuổi. Vì vậy, lựa chọn dầu oliu nguyên chất được xem là lựa chọn lành mạnh rất tốt cho sức khỏe.

Theo một kết quả nguyên cứu khác công bố trên Thư viện Y học Hoa Kỳ của Viện Y tế Hoa Kỳ vào năm 2015 thì trong dầu oliu có nhiều hợp chất chống viêm như carotenoids, tocopherols, polyphenol có ích cho cơ thể. Trong khi đó dầu thực vật chủ yếu chứa chất béo không bão hòa đa Omega-6 nếu dùng với liều lượng không thích hợp có thể gây hại cho tim mạch hoặc gây viêm.

Không những thế, các quá trình tinh lọc qua nhiều bước có thể làm  phá vỡ các cấu trúc dinh dưỡng của dầu thực vật như tocopherols, polyphenol, coenzyme Q, phytosterol khiến chúng không còn tốt cho sức khỏe như trên lý thuyết.

Chính vì vậy, khi được hỏi giữa dầu thực vật và dầu oliu nên chọn cái nào thì các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên chúng ta ưu tiên sử dụng dầu oliu nguyên chất vào các bữa ăn thông thường. 

Dầu oliu và dầu thực vật cái nào tốt hơn
Mùi của dầu oliu cũng rất đặc trưng, có thể gây khó chịu cho một số người nhạy cảm

Có một số lưu ý khi thay thế dầu oliu cho dầu thực vật là nhiệt độ điểm nóng của dầu oliu ở mức 200 độ C sẽ sôi sớm hơn. Thêm vào đó, mùi của dầu oliu cũng rất đặc trưng, có thể gây khó chịu cho một số người nhạy cảm với mùi vị. Kinh tế cũng là một vấn đề cần cân nhắc khi giá thành của dầu oliu có phần cao hơn dầu thực vật, nhất là loại dầu dán nhãn siêu nguyên chất. 

XEM THÊM:

Phía trên bài viết, Vua Nệm đã so sánh dầu oliu và dầu thực vật nhằm mang lại cho bạn những kiến thức chính xác, tổng quan nhất. Hy vọng rằng bạn đã tự đúc kết được giữa  dầu oliu và dầu thực vật cái nào tốt hơn và đưa ra lựa chọn sản phẩm dầu ăn đảm bảo sức khỏe của các thành viên trong gia đình!

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/olive-oil-vs-vegetable-oil

Đánh giá post