Selen là gì? Những vai trò của Selen đối với sức khỏe

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Selen là loại khoáng chất vô cùng quan trọng trong sức khỏe của con người, với một số công dụng chính như tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, hay giúp trẻ hóa làn da. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa biết Selen là gì hay những vai trò của Selen đối với sức khỏe. Do đó, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về Selen ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Selen là gì? 

Selen hay Selenium (Se) bao gồm cấu trúc hơn 20 loại Selenprotein có khả năng tổng hợp ADN, và chuyển hóa hormone trong tuyến giáp. Selen là một vi chất vô cùng quan trọng, và dường như là không thể thiếu bên trong cơ thể con người.

selen là chất gì
Selen là một dưỡng chất vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của con người

Trong cơ thể, Selen sẽ tồn tại dưới 2 dạng chính đó là hữu cơ (Selenocysteine và Selenomethionine) và vô cơ (Selen và Selena). Tuy nhiên, cả vô cơ và hữu cơ đều là nguồn cung cấp Selen tuyệt vời cho cơ thể, chủ yếu qua đường ăn uống.

2. Vai trò của Selen đối với hệ miễn dịch

Như đã nói ở trên thì Selen có rất nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người, nhất là với trẻ em. Selen là vi chất không thể thiếu bên trong enzyme Glutathione Peroxidase (GPx) và Thioredoxin reductase – đều là các chất chống oxy hóa quan trọng nhất. Đặc biệt, Selen còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và tránh những tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra. 

Selen có ảnh hưởng đến mọi thành phần bên trong hệ miễn dịch, đặc biệt là quá trình hình thành và phát triển của bạch cầu. Loại vi chất này sẽ giúp kích thích miễn dịch tế bào. Đồng thời, giúp bảo vệ tốt các tế bào miễn dịch như tế bào lympho  bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào. 

Thêm vào đó, Selen cũng tham gia vào cấu tạo của các kháng thể, được gọi là các Globulin miễn dịch (IgA, IgM, IgG), giúp cơ thể chống chọi lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Ngoài ra, Selen còn có khả năng kích thích một số loại enzim khác bên trong hệ thống miễn dịch, giúp giải độc kim loại nặng và phục hồi các cấu trúc di truyền.

selen có tác dụng gì
Vai trò của Selen đối với hệ miễn dịch là cực kỳ quan trọng và không thể thiếu

Selen là vi chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa rất tốt. Một cơ thể được bổ sung Selen đầy đủ thì hệ miễn dịch mới hoạt động hiệu quả, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng và ngăn chặn sự xâm nhập của một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm như vi khuẩn, virus. 

Ngược lại, nếu bạn không thể cung cấp đầy đủ Selen cho cơ thể thì sẽ khiến cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm chức năng của bạch cầu và tuyến ức nên khả năng chống lại nhiễm trùng cũng từ đó kém đi. Điều này sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa,… và các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường ruột hơn. 

Selen còn tham gia vào việc cấu tạo nên enzym iodothyronine deiodinase, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổng hợp hormon tuyến giáp và chuyển hóa iod. Trên thực tế, hormon tuyến giáp đóng 1 vai trò lớn trong quá trình chuyển hóa năng lượng, cần thiết cho cơ thể phát triển cả về trí lực lẫn thể lực.

3. Những loại thực phẩm giàu Selen nhất

Mặc dù Selen giúp tăng cường hệ miễn dịch và vô cùng cần thiết trong sự phát triển của cơ thể, nhưng Selen không thể tự tổng hợp lại được, mà cần bổ sung thông qua bên ngoài bằng được thực phẩm. Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng Selen cao nhất phải kể đến như trứng, cá, tôm hùm, gan, thận, cua, thịt. Trong đó, rau củ và trái cây chứa ít hàm lượng Selen. Cụ thể

selen có trong thực phẩm nào
Một số loại thực phẩm giàu Selen mà bạn có thể cung cấp cho cơ thể mình
  • Động vật: hàm lượng Selen có nhiều trong các loại cá (cá thu, cá cơm, cá ngừ, cá hồi,  cá chỉ vàng, cá trích,cá mòi), tôm, sò điệp, cua, hàu, thịt bò, thịt lợn… Đặc biệt, các loại phủ tạng như thận, gan có thể cung cấp từ 0,4 – 1,5 mcg/g Selen. Cá và các loại hải sản cũng rất giàu Selen, bổ sung cho cơ thể 20,8 – 40,5 mcg/ 100 gram Selen. Và tiếp đến là lòng đỏ trứng và thịt với khả năng cung cấp từ  0,1 – 0,4 mcg/g Selen. 
  • Thực vật: Selen được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, bắp cải, bông cải xanh, nấm, tỏi, rong biển, táo,… Đặc biệt, đậu xanh nảy mầm chính là nguồn cung cấp Selen dồi dào.
  • Sữa bò và sữa mẹ cũng rất giàu Selen.
  • Một số sản phẩm dạng siro và cốm sẽ giúp bổ sung hàm lượng Selen cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đối với trẻ em thì sữa công thức chính là nguồn cung cấp Selen dồi dào và đầy đủ nhất. Bởi trong một số trường hợp sữa mẹ không thể làm điều này. Ngoài ra, sữa bột còn giúp bổ sung hàm lượng Selen cần thiết cho người lớn. 

4. Tình trạng thiếu hụt và dư thừa Selen

Thiếu hụt hay dư thừa Selen đều mang đến những bệnh lý vô cùng nghiêm trọng trong cơ thể con người.

4.1. Thiếu hụt Selen

  • Trẻ em và phụ nữ khi thiếu Selen dễ gây ra các bệnh về tim mạch. Với phụ nữ mang thai, việc không cung cấp đủ Selen có thể làm bạn bị sảy thai.
  • Hàm lượng Selen thấp còn gây ra bệnh bướu cổ và suy giảm hệ miễn dịch.
tác dụng của selen
Thiếu hụt hay dư thừa Selen đều có thể gây những bệnh nguy hiểm đến sức khỏe

4.2. Dư thừa Selen

  • Nếu bạn dùng trên 850 mcg Selen/ngày có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc Selen.
  • Triệu chứng ngộ độc nhẹ Selen bao gồm hơi thở có mùi hôi, tóc rụng, móng tay dễ gãy, da nổi mề đay nhưng lại không gây ngứa. Ngộ độc Selen cấp sẽ làm cơ thể mệt mỏi, nôn mửa và rối loạn hệ tiêu hóa.
  • Ngộ độc Selen nghiêm trọng sẽ khiến bạn bị bệnh xơ gan, thậm chí nguy hiểm hơn là có thể gây tử vong.

5. Cách bổ sung Selen để tăng cường hệ miễn dịch

Selen là vi chất vàng, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, nhưng thiếu Selen lại là vấn đề mà ít người quan tâm. WHO – Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nhu cầu Selen ở trẻ em như sau:

  • Trẻ < 6 tháng tuổi: 6 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 10 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 17 mcg/ngày
  • Trẻ từ 4 – 9 tuổi: 20 mcg/ngày
  • Trẻ từ 10 – 18 tuổi: ở nữ là 26 mcg/ngày và ở nam là 32 mcg/ngày.
nguyên tố selen
Nhu cầu Selen đối với từng người, từng độ tuổi khác nhau sẽ là khác nhau

>> Xem thêm: 

Hy vọng qua bài viết dưới đây của Vua Nệm, bạn đã biết Selen là gì cũng như vai trò của Selen đối với sức khỏe. Trình trạng thiếu Selen có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ. Do đó, bạn đừng quên bổ sung loại vi chất này cho cơ thể của mình nhé.

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM