Sau khi sinh con phụ nữ ở cữ cần đặc biệt chú ý kiêng khem và chăm sóc cơ thể để có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề kiêng khem có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra. Vậy cụ thể, theo khoa học và các chuyên gia sức khỏe thì phụ nữ ở cữ kiêng những gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Nội Dung Chính
- 1. Phụ nữ ở cữ kiêng những gì?
- 1.1. Không ăn mặn, ăn kiêng quá mức
- 1.2. Tránh mang vác vật nặng
- 1.4. Rượu, đồ uống chứa cồn, cafein
- 1.4. Không tập thể dục nặng, quá sức
- 1.5. Không uống thuốc bừa bãi
- 1.6. Không quan hệ tình dục sớm
- 1.7. Không nên nói to
- 1.8. Tránh mệt mỏi, căng thẳng
- 1.9. Không đi bơi, tắm nước lạnh
- 1.10. Tránh ăn một số loại thực phẩm
- 2. Nên làm gì khi ở cữ?
- 3. Bí quyết giúp mẹ giảm mệt mỏi sau sinh
1. Phụ nữ ở cữ kiêng những gì?
Hầu hết phụ nữ sau sinh đều quan tâm không biết khi ở cữ kiêng những gì thì có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe và vóc dáng? Theo các chuyên gia sức khỏe thì trong thời gian ở cữ mẹ bỉm sữa nên tuân thủ 10 điều kiêng cữ sau:
1.1. Không ăn mặn, ăn kiêng quá mức
Có không ít bà mẹ bỉm sữa sau khi sinh được mọi người khuyên nên ăn thức ăn mặn và khô, ví dụ như cá kho, thịt kho,… đồng thời kiêng ăn canh, rau và các đồ chua,… Mục đích là để giúp cơ thể nhanh săn chắc.
Thế nhưng, trên thực tế thì cách ăn này lại có thể khiến các mẹ dễ bị táo bón và tăng huyết áp, không hề có lợi cho sức khỏe. Tránh việc ăn uống kiêng quá mức để không bị suy nhược cơ thể dễ thiếu chất. Đồng thời cần đa dạng chế độ ăn để tăng chất lượng sữa cũng như sức đề kháng.
Thêm vào đó, mẹ bỉm sữa cũng cần tránh những đồ ăn lên men, đồ ăn lạnh, đồ ăn sống, đồ ăn để qua đêm, đồ ăn nhanh. Sở dĩ như vậy là bởi có thể trong các đồ ăn này đã bị nhiễm khuẩn, chứa kí sinh trùng. Thay vào đó, hãy uống đủ nước và ăn đồ ăn mới nấu chín.
1.2. Tránh mang vác vật nặng
Ở cữ kiêng những gì? Câu trả lời là kiêng mang vác các vật nặng. Khi phải mang vác vật nặng không chỉ cơ phần tay mà ngay cả cơ bụng cũng phải gồng lên. Trong khi đó, mẹ bỉm sữa mới sinh xong nên tầng sinh môn hoặc vết mổ lấy thai, vết rạch tử cung vẫn chưa lành có thể sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế việc rướn người, giơ tay với đồ.
1.4. Rượu, đồ uống chứa cồn, cafein
Các loại đồ uống này có thể khiến mẹ bỉm sữa mắc bệnh huyết áp cao. Đặc biệt, nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì những đồ uống này còn có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa, từ đó gây hại tới sức khỏe của con.
Babycenter – Một công ty truyền thông trực tuyến tại Mỹ đã công bố kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy lượng sữa của mẹ sẽ bị giảm nếu như thường xuyên uống rượu hay các đồ uống có cồn. Vì vậy, tốt nhất, sau khi sinh con nên uống nhiều nước lọc, sữa hoặc nước trái cây để cơ thể khỏe mạnh và có đủ sữa cho con bú.
Ngoài ra cũng nên tránh uống cafe hay nước chứa cafein vì có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của cả mẹ lẫn bé.
XEM THÊM: Gợi ý 20 loại thực phẩm lợi sữa dễ tìm, an toàn với bà mẹ sau sinh
1.4. Không tập thể dục nặng, quá sức
Nhiều mẹ bỉm sữa muốn nhanh lấy lại vóc dáng nên cố gắng tập thể dục. Tuy nhiên, trong thời gian ở cữ, cơ thể còn chưa khôi phục và vẫn mệt mỏi. Do đó, hãy tránh tập thể dục nặng, cường độ cao. Tốt nhất chỉ nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm để máu huyết lưu thông.
1.5. Không uống thuốc bừa bãi
Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ thì hãy cẩn thận khi uống bất kỳ loại thuốc nào. Tất cả những gì mẹ nạp vào cơ thể đều có thể theo dòng sữa đi vào cơ thể của bé. Hãy chỉ uống thuốc đã được bác sĩ chỉ định.
1.6. Không quan hệ tình dục sớm
Tránh quan hệ tình dục sớm là câu trả lời cho những ai đang thắc mắc ở cũ kiêng những gì. Chỉ nên bắt đầu quan hệ tình dục sau khi sinh từ 6 – 8 tuần để cơ thể có đủ thời gian hồi phục sau cuộc vượt cạn vất vả. Hơn nữa, không quan hệ tình dục sớm còn giúp tránh nguy cơ bị nhiễm trùng và chảy máu vùng kín.
1.7. Không nên nói to
Nói quá to đồng nghĩa với việc phải sử dụng nhiều sức hơn và điều này có thể làm ảnh hưởng tới vùng bụng. Hơn nữa, khi nói quá to còn dễ bị hụt hơi. Ngoài ra, trong thời gian ở cữ mẹ bỉm sữa cũng nên hạn chế việc xem tivi, điện thoại,… để bảo vệ mắt và không lên xuống cầu thang nhiều.
1.8. Tránh mệt mỏi, căng thẳng
Khi mệt mỏi, căng thẳng có thể khiến sữa của các mẹ giảm chất lượng. Khi này, bé bú sữa không những không tốt cho sức khỏe mà còn cảm thấy khó chịu, dễ quấy khóc, chậm lớn hơn bình thường.
1.9. Không đi bơi, tắm nước lạnh
Đi bơi hay tắm nước lạnh có thể dễ khiến cho người đang trong thời gian ở cữ dễ bị nhiễm lạnh, chuột rút, vùng kín hoặc vết mổ đẻ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, tốt nhất các mẹ nên tắm, rửa với nước ấm để tránh bị nhiễm trùng hậu sản.
1.10. Tránh ăn một số loại thực phẩm
Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm mà khi ở cữ các mẹ bỉm sữa cần kiêng, đó là: Socola, hành tây, bông cải trắng, bông cải xanh, bắp cải, dưa leo, dứa (thơm), quế, tỏi, ớt, kiwi, dâu tây, trái cây họ cam quýt và nước ép từ những thực phẩm này. Sở dĩ như vậy là bởi khi ăn các thực phẩm này sẽ khiến sữa của mẹ có mùi, làm bé không thích bú.
2. Nên làm gì khi ở cữ?
Ngoài nắm được thông tin ở cữ kiêng những gì các mẹ bỉm sữa cũng nên tìm hiểu thêm những gì nên làm trong thời gian này để chăm sóc sức khỏe tốt hơn:
2.1. Ngủ đủ giấc
Mẹ bỉm sữa nên cố gắng ngủ đủ giấc để có sức khỏe chăm bé, đồng thời cơ thể còn có thể phục hồi tốt hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau sinh. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn có thể giúp sữa tiết ra nhiều hơn.
2.2. Uống đủ nước
Cố gắng uống đủ 1, 5 – 2 lít nước lọc hoặc sữa, nước ép trái cây mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, duy trì lượng sữa tiết ra cho bé bú. Đồng thời còn có thể thanh lọc cơ thể và hạn chế táo bón.
2.3. Chăm sóc vết mổ, vết rạch tầng sinh môn
Những mẹ bị rạch tầng sinh môn thì khi ở cữ cần chú ý chăm sóc để tránh bị nhiễm trùng, tai biến. Để giảm đau do vết rạch gây ra mẹ có thể ngâm mình trong bồn hoặc thau nước ấm và ngồi trên ghế mềm, đệm mềm.
Trường hợp đi tiểu khó do vết rạch tầng sinh môn thì trước khi đi tiểu có thể dội nước ấm lên vết thương. Sau khi đi vệ sinh cần làm sạch và lau khô vết thương. Nếu quá đau và sưng thì nên dùng túi chườm đá áp lên vết thương.
Còn với các mẹ sinh mổ nếu vết thương đau, ngứa cũng không cần quá lo. Thay vào đó hãy tránh hoạt động mạnh và đột ngột.
2.4. Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sức khỏe của con mà còn có thể tiết kiệm được tiền bạc và giúp cơ thể mẹ phục hồi nhanh hơn. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều dinh dưỡng quý giá cùng kháng thể để cho con phát triển tốt hơn. Để tăng chất lượng sữa mẹ nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và lành mạnh.
XEM THÊM: Cách bảo quản sữa mẹ đúng giúp đảm bảo an toàn cho con bú
2.5. Ngừa thai phù hợp
Nếu như muốn quan hệ tình dục trở lại các mẹ nên áp dụng biện pháp ngừa thai phù hợp như: Sử dụng bao cao su khi quan hệ, màng ngăn âm đạo, uống thuốc tránh thai, que cấy thai,…
3. Bí quyết giúp mẹ giảm mệt mỏi sau sinh
Sau sinh các mẹ thường dễ cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Vậy thì hãy áp dụng một số bí quyết sau để cải thiện tâm trạng của mình:
- Khi bé ngủ mẹ cũng nên tranh thủ chợp mắt để thư giãn cơ thể
- Nên hoạt động nhẹ nhàng, thư giãn mỗi ngày, có thể là nghe nhạc, đọc sách,..
- Tắm nước ấm bằng vòi sen để thư giãn cơ thể
- Dành thời gian để chơi với bé, giúp giảm stress và khiến tình mẫu tử khăng khít hơn
- Nên dành thời gian nói chuyện với chồng mỗi ngày để cùng nhau thấu hiểu, chia sẻ
- Trò chuyện với bạn bè, người thân để không cảm thấy cô đơn
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho những ai đang thắc mắc ở cữ kiêng những gì. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chia sẻ những điều nên làm trong thời gian ở cữ để giúp các mẹ bỉm sữa vượt qua thời gian khó khăn này và sớm ngày hồi phục sức khỏe.
Tham khảo: https://hellobacsi.com/mang-thai/cham-soc-me-sau-sinh/hau-san/10-dieu-can-kieng-cu-sau-sinh/