Để điện thoại ngay dưới gối hoặc các vị trí xung quanh gối ngủ là thói quen của nhiều người, điều này gây nên các tác hại khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều vấn đề khác.
Vậy ngủ cạnh điện thoại có nên không, tác hại của sóng điện thoại khi ngủ như thế nào? Mời bạn theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
- 1. Ngủ cạnh điện thoại có nên không, tác hại của sóng điện thoại khi ngủ
- 2. Khi ngủ nên để điện thoại ở đâu để tốt cho sức khỏe?
- 3. Một số mẹo giúp bạn có thể ngủ ngon giấc hơn
- 3.1. Hạn chế sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử trước khi ngủ
- 3.2. Tạo môi trường ngủ thích hợp
- 3.3. Hạn chế đồ uống và các chất kích thích trước khi ngủ
- 3.4. Không ăn quá no trước khi đi ngủ
- 3.5. Thử một vài biện pháp giúp ngủ ngon hơn
- 3.6. Hình thành thói quen đi ngủ và thức giấc cùng một thời điểm
1. Ngủ cạnh điện thoại có nên không, tác hại của sóng điện thoại khi ngủ
Đa phần mọi người đều biết không nên để điện thoại dưới gối hay đầu giường vì như vậy sẽ có hại cho sức khỏe, thế nhưng điều đó không có nghĩa rằng mọi người sẽ thực hiện theo. Vị trí xung quanh gối là nơi thuận tiện để cầm điện thoại khi có nhu cầu sử dụng, do đó “biết rồi vẫn làm” là điều mà điều dễ mắc phải.
Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề ngủ cạnh điện thoại có nên hay không
Với câu hỏi ngủ cạnh điện thoại có nên không thì câu trả lời chắc chắn là không, thiết bị này gây nhiều tác hại xấu đến sức khỏe con người, cụ thể là những nguy cơ dưới đây:
1.1. Gây nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn
Điện thoại để dưới gối, nhất là một số người có thói quen sạc điện thoại khi đi ngủ sẽ gây nguy cơ cháy nổ do điện thoại phát nhiệt. Thực tế trên thế giới đã có nhiều trường hợp gặp phải vấn đề này nên bạn cần tránh để điện thoại dưới gối hoặc các vị trí nhiều chăn, vải dày.
Cụ thể là vào tháng 7/2014 tại bang Texas của Mỹ, một cô gái đã ngửi thấy mùi khét khi đang ngủ, sau khi tỉnh dậy cô phát hiện ga giường của mình bị cháy và nguyên nhân gây ra là chiếc điện thoại của mình. Được biết, trước khi đi ngủ cô đã đặt thiết bị này dưới gối để thuận tiện khi có cuộc gọi hoặc tin nhắn đến.
Đặt điện thoại dưới gối trong khoảng thời gian lâu gây cháy nổ
Điện thoại di động là thiết bị có thể phát ra nhiệt, khi đặt dưới chăn gối, chúng có thể khiến nhiệt phát ra nhưng nhiệt lại không thoát được ra ngoài, từ đó gây cháy nổ nguy hiểm.
Hầu hết các loại pin điện thoại đều có cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn và không nên để dưới gối, do đó, bạn nên thay đổi thói quen này để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
1.2. Tác hại của sóng điện thoại gây nguy hiểm cho sức khỏe
Ngoài phát ra nhiệt thì điện thoại có thể phát ra sóng điện từ, đây là nguồn bức xạ có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu tiếp xúc gần trong một thời gian dài.
Sóng điện thoại gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
Bức xạ phát từ điện thoại ra là do tín hiệu truyền ở tần số khoảng 900 MHZ. Bức xạ điện từ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mà nhiều người không lường hết được. Một số nguy cơ mà bạn có thể gặp phải nếu bị ảnh hưởng nặng bởi bức xạ điện từ như:
- Tổn thương di truyền
- Dị tật sinh sản, với nam giới thì có thể làm giảm 30% số tinh trùng nều để gần bộ phận sinh sản hoặc khu vực xung quanh.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bức xạ điện từ gây đột biến gen và phân mảnh DNA từ đó gây đột biến tế bào và ung thư
- Thoái hóa thần kinh
- Rối loạn hệ thống miễn dịch
- Trẻ em bị ảnh hưởng nặng hơn từ sóng điện từ do khả năng hấp thụ sóng điện từ nhiều hơn so với người lớn. Trong một thời gian dài tiếp xúc, sóng điện từ có thể tích lũy và ảnh hưởng đến tuổi thọ của trẻ. (Nguồn: https://hellobacsi.com/benh-nao-he-than-kinh/van-de-nao-than-kinh/tac-hai-cua-song-dien-tu/#gref)
- Gây rối loạn chức năng nhận thức
- Thiếu tập trung, tăng nguy cơ trầm cảm
Thiếu tập trung, tăng nguy cơ trầm cảm
- Với phụ nữ mang thai, điện thoại có ảnh hưởng đến thai nhi do bức xạ điện từ gây ức chế việc sản xuất hormon melatonin, đây là hormon có nhiệm vụ bảo vệ não của thai nhi, do đó nguy cơ u não đối với thai nhi có mẹ đặt điện thoại ngay đầu giường hoặc thường xuyên sử dụng điện thoại cao gấp 2 lần so với bình thường.
- Bức xạ điện từ khiến cho cơ thể sản xuất quá nhiều canxi nội bảo, đây là nguyên nhân gây nên một số bệnh như tim mạch, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giảm…
- Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ…
1.3. Điện thoại di động gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
Thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ rồi sau đó đặt ngay dưới gối là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở nhiều người.
Ánh sáng xanh của điện thoại gây ức chế việc sản xuất ra hormom melatonin, chúng phá vỡ nhịp sinh học bình thường của cơ thể và gây mất ngủ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do ánh sáng màu xanh khiến cơ thể nhận biết sai, không ý thức được đã đến giờ ngủ, từ đó gây mất ngủ, thiếu ngu, ngủ không ngon giấc.
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
1.4. Ảnh hưởng của sóng wifi từ điện thoại di động
Các bác sĩ và các chuyên gia y tế khuyên mọi người không nên ngủ cạnh điện thoại bởi sóng wifi mà thiết bị này thu phát cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Sóng wifi là một nguồn tạo ra bức xạ điện từ, khi điện thoại không được tắt wifi kết hợp với việc đặt cạnh gối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên các vấn đề về thần kinh, ung thư, rối loạn hệ thống miễn dịch…
2. Khi ngủ nên để điện thoại ở đâu để tốt cho sức khỏe?
Sau khi đã có đáp án cho thắc mắc về việc ngủ cạnh điện thoại có nên không, tác hại của sóng điện thoại khi ngủ như thế nào…..thì điều mà nhiều người quan tâm là nên làm thế nào để phòng tránh những ảnh hưởng xấu của điện thoại đến sức khỏe khi ngủ.
Nên đặt điện thoại cách xa vị trí nằm ít nhất là 1m
Dưới đây là một số lời khuyên cho mọi người để tránh được những ảnh hưởng từ smartphone khi đi ngủ:
- Giữ khoảng cách an toàn: Nên để điện thoại cách xa vị trí nằm ít nhất là 1 mét, đặt ở vị trí bằng phẳng như bàn, tab đầu giường, bàn trang điểm…
- Để điện thoại ở chế độ máy bay vì khi đó điện thoại không có kết nối mạng điện thoại hoặc mạng wifi, do đó bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ
- Nếu phải nghe điện thoại khi nằm hoặc nghe ở bất cứ thời điểm nào thì nên bật loa ngoài thay vì áp sát vào tai
3. Một số mẹo giúp bạn có thể ngủ ngon giấc hơn
Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn cảm thấy ngủ không ngon giấc mỗi tối và tinh thần luôn rệu rã, cơ thể uể oải mỗi sáng thức dậy thì có thể áp dụng các cách dưới đây, chúng có thể giúp cho giấc ngủ của bạn được cải thiện hơn.
3.1. Hạn chế sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử trước khi ngủ
Hạn chế sử dụng điện thoại trước khi ngủ để ngủ ngon giấc hơn
Ánh sáng xanh từ điện thoại ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể nên khiến bạn ngủ muộn, ngủ không ngon giấc. Do đó nên hạn chế thói quen này để có sức khỏe tốt hơn, giấc ngủ đảm bảo hơn.
Theo các nghiên cứu về giấc ngủ, nếu hạn chế việc sử dụng điện thoại trước khi ngủ khoảng 30 phút thì não sẽ được nghỉ ngơi và bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, buổi sáng thức dậy bạn cũng cảm thấy thoải mái, sảng khoan khoái hơn sau khi ngủ đủ giấc và ngon giấc.
3.2. Tạo môi trường ngủ thích hợp
Môi trường ngủ bao gồm các yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, phụ kiện giấc ngủ….Nên để nhiệt độ mát mẻ (khoảng 20 độ) để có giấc ngủ ngon nhất.
Với ánh sáng phòng ngủ, nên chọn ánh sáng dịu nhẹ, không quá gay gắt để bảo vệ mắt và giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nếu để đèn sáng quá mức, cơ thể sẽ sản xuất hormon cortisol khiến bạn có cảm giác tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.
Với các phụ kiện giấc ngủ như chăn gối, đệm, bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây:
Nên chọn ga giường bằng chất liệu cotton mềm dịu, thấm mồ hôi
- Nên chọn ga giường bằng chất liệu coton mềm dịu, thấm mồ hôi, thoát hơi dễ dàng, không gây ngứa ngáy cho cơ thể.
- Với gối nên chọn gối bằng vải sa-tanh vì chúng mang lại cảm giác mát mịn, dễ chịu khi ngủ. Chất liệu này rất mềm mại và tốt cho da mặt khi bạn áp má vào gối. Nếu không có gối satin, bạn có thể chọn vỏ gối làm từ vải cotton để thấm hút mồ hôi. Nên chọn gối có độ đàn hồi vừa phải, phù hợp với cơ thể và khiến bạn thấy thoải mái nhất. Tham khảo các mẫu chăn ga gối chất lượng: https://vuanem.com/chan-ga-goi
- Chọn nệm ngủ: Nên chọn nệm có độ đàn hồi phù hợp với nhu cầu cơ thể, ví dụ như người già và trẻ em thì không nên chọn nệm quá mềm, thay vào đó thì những chiếc nệm có độ đàn hồi vừa phải sẽ có lợi cho xương khớp của người già và trẻ em. Tham khảo các dòng nệm chất lượng: https://vuanem.com/nem
Chọn nệm phù hợp với nhu cầu để ngủ ngon giấc hơn
Tùy theo nhu cầu, đặc điểm cơ thể và tùy theo điều kiện tài chính mà bạn có thể chọn một số loại nệm như: nệm cao su, nệm bông ép, nệm foam, nệm lò xo…Mỗi một loại sẽ có những ưu thế và hạn chế hơn, một chiếc đệm tốt không phải là chiếc đệm đắt nhất mà là chiếc đệm phù hợp với cơ thể nhất.
Đọc thêm: Bí quyết chọn nệm
3.3. Hạn chế đồ uống và các chất kích thích trước khi ngủ
Uống quá nhiều nước và đồ uống khác sẽ khiến cho bàng quang luôn quá tải, bạn sẽ phải thức dậy để đi tiểu và sau đó sẽ khó để ngủ lại. Tốt hơn hết nên hạn chế uống nước trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
Bên cạnh đó, nên hạn chế các loại đồ uống có cồn như bia rượu, đồ uống kích thích như cà phê để tránh gây mất ngủ do não quá hưng phấn.
Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn trước khi ngủ
3.4. Không ăn quá no trước khi đi ngủ
Nên ăn vừa phải vào bữa tối, trước khi đi ngủ không nên ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó chịu và mất ngủ. Tốt hơn hết nên ăn nhẹ nhàng, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, từ đó gây bất lợi cho giấc ngủ của bạn.
3.5. Thử một vài biện pháp giúp ngủ ngon hơn
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp giấc ngủ ngon và chất lượng hơn như: thiền, yoga, vận động nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút, ngâm chân với nước nóng…những phương pháp này sẽ giúp cho tinh thần của bạn thư thái, cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn.
Yoga là phương pháp hiệu quả giúp bạn ngủ ngon giấc hơn
3.6. Hình thành thói quen đi ngủ và thức giấc cùng một thời điểm
Việc rèn luyện thói quen này giúp bạn có nhịp sinh học cố định và đều đặn, giúp cơ thể thích nghi và ngủ ngon giấc hơn. Bạn có thể đi ngủ vào 9-10h tối và thức dậy vào khoảng 6-7 giờ sáng hôm sau để cơ thể thích nghi dần trong những ngày đầu tiên, sau khi quen dần thì nó đã trở thành nhịp sinh học và điều này rất có lợi cho sức khỏe.
Những thông tin trong bài viết giúp bạn biết được ngủ cạnh điện thoại có nên không, tác hại của sóng điện thoại khi ngủ và các cách để ngủ ngon giấc. Hi vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.