Giấc ngủ là 1 phần không thể thiếu của con người. Ước tính, trung bình 1 người dành ⅓ cuộc đời để ngủ. Đây là hoạt động sinh lý quan trọng của nhịp sinh học cơ thể. Vậy nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất, khoa học nhất giúp duy trì sức khỏe, tăng cường sự tỉnh táo? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
Nội Dung Chính
1. Nên đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất, khoa học nhất
Mỗi khung giờ ngủ khác nhau sẽ đem lại những lợi ích khác nhau cho cơ thể nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia giấc ngủ, bắt đầu từ 9 giờ tối là thời điểm con người cần được nghỉ ngơi, thư giãn để đi vào giấc ngủ say sau 1-2 tiếng đồng hồ. Lợi ích giấc ngủ đối với cơ thể vào từng khung giờ là:
- 9 giờ tối – 11 giờ tối: Đi ngủ vào giờ này sẽ hỗ trợ cho hoạt động bài độc của hệ miễn dịch. Nếu chưa ngủ, việc thư giãn, thả lỏng cơ thể trong khoảng thời gian này cũng giúp bạn nhận được lợi ích tương tự. Đây là thời điểm tuyệt vời để tập yoga, massage đầu cổ, đọc sách hoặc nghe nhạc dịu nhẹ.
- 11 giờ tối – 1 giờ sáng: Thời điểm gan thải độc, loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Đồng thời tăng cường sự trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. Gan sẽ thực hiện các chức năng của nó tốt nhất khi cơ thể trong trạng thái ngủ say.
- 1 giờ sáng – 3 giờ sáng: Thời điểm túi mật hoạt động mạnh, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, mỡ xấu, cân bằng cholesterol. Thực hiện tốt nhất khi cơ thể ngủ say.
- 3 giờ sáng – 4 giờ sáng: Thời điểm phổi bài độc.
- 5 giờ sáng – 7 giờ sáng: Thời điểm ruột già bài tiết chất cặn bã. Khung giờ tốt nhất để đi vệ sinh.
- 7 giờ sáng – 9 giờ sáng: Thời điểm ruột non hấp thụ dưỡng tốt nhất, lý tưởng cho việc ăn sáng.
2. Nên ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm là tốt nhất?
Theo khuyến cáo của tổ chức giấc ngủ Hoa Kỳ, thời gian đi ngủ cần thiết còn tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Trong đó, trẻ em có nhu cầu đi ngủ nhiều hơn so với người trưởng thành. Cụ thể, người trong độ tuổi từ 18 – 65 tuổi cần đi ngủ ít nhất 7-9 giờ mỗi đêm.
Sở dĩ thời gian ngủ có sự khác biệt theo độ tuổi là bởi nhu cầu năng lượng và hoạt động trao đổi chất ở mỗi đối tượng trên là hoàn toàn khác nhau. Trẻ em sơ sinh, trong giai đoạn phát triển nhanh cần có thời gian đi ngủ nhiều để tạo điều kiện cho cơ thể phóng thích các hormone tăng trưởng. Cá biệt, trẻ em sơ sinh giai đoạn 1 tháng đến 11 tháng tuổi cần đến 17 tiếng ngủ mỗi ngày!
Trong khi đó, người cao tuổi có thời gian đi ngủ cần thiết để đảm bảo sức khỏe thể chất, tinh thần khá thấp, chỉ khoảng 7 tiếng mỗi đêm.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc ngủ trưa từ 15-30 phút cũng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Dưới đây là số giờ ngủ được khuyến nghị bởi tổ chức giấc ngủ Hoa Kỳ theo độ tuổi:
Tuổi | Thời gian ngủ hợp lý theo độ tuổi |
0–3 tháng | 14–17 tiếng |
4–12 tháng | 12–16 tiếng |
1–2 tuổi | 11–14 tiếng |
3–5 tuổi | 10–13 tiếng |
9–12 tuổi | 9–12 tiếng |
13–18 tuổi | 8–10 tiếng |
18–60 tuổi | Tối thiểu 7 tiếng |
61–64 tuổi | 7–9 tiếng |
65 tuổi | 7–8 tiếng |
Bên cạnh thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng. Chỉ số này thể hiện mức độ ngủ ngon và ngủ sâu của 1 người trong 1 đêm.
Thật vậy, nếu bạn ngủ đủ số giờ nhưng khi thức dậy cơ thể vẫn cảm giác mệt mỏi thì việc ngủ đủ giấc cũng chẳng có nhiều ý nghĩa. Ngược lại, nếu chỉ ngủ 5-6 tiếng 1 ngày nhưng cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái khi thức dậy thì điều này chứng tỏ chất lượng giấc ngủ của bạn rất tốt.
3. Lợi ích của việc ngủ đúng giờ, đủ giấc
3.1 Não bộ được phục hồi và làm việc hiệu quả hơn
Nghiên cứu cho thấy, khi ta ngủ, bộ não sẽ tiến hành lọc sạch những chất chuyển hóa bị tích tụ trong hệ thần kinh. Nhờ vậy, sau 1 giấc ngủ, ta sẽ làm việc hiệu quả hơn, bộ não trở nên linh hoạt và xử lý thông tin nhạy bén hơn.
Khi có được giấc ngủ ngon và sâu, bộ não bạn sẽ được nghỉ ngơi trọn vẹn, giúp phục hồi khả năng nhận thức, sự tập trung, sáng tạo, cải thiện hiệu suất công việc.
3.2 Cải thiện hệ miễn dịch
Một nghiên cứu thực hiện đã chỉ ra rằng giấc ngủ ngon và sâu giúp cải thiện chức năng của các tế bào T -1 loại tế bào miễn dịch có tác động chống lại các bệnh như cúm, hiv, herpes, ung thư,… Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch, giảm tần suất ốm vặt.
Bên cạnh đó, trong lúc ngủ sâu, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ tiết ra các cytokine có lợi, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Đồng thời, đi ngủ vào khung giờ khoa học còn giúp tăng độ dính của các integrins. Đây là một loại protein giúp hỗ trợ kết dính tế bài T với mầm bệnh để dễ dàng tiêu diệt chúng, ngăn cơ thể nhiễm bệnh.
Ngược lại, người có thói quen ngủ muộn, ngủ ít thường có nguy cơ cao mắc các bệnh xơ cứng động mạch, đột quỵ và dễ ốm vặt. Chính vì thế, có thể nói ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc chính là tấm màng chắn giúp chúng ta luôn khỏe mạnh.
3.3 Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) phát hiện rằng người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp, tiêu đường tuýp 2, đột quỵ và béo phì cao hơn so với người ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm.
Lý do cho phát hiện này, các chuyên gia cho rằng người thiếu ngủ có nồng độ hormone gây stress và các gây viêm trong máu cao hơn. Đây là tác nhân hàng đầu gây ra các vấn đề sức khỏe.
Một nguyên nhân gián tiếp khác là người thiếu ngủ có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là đồ ăn vặt, đồ chiên xào, dầu mỡ. Điều này là khi thiếu ngủ do bộ não sẽ tiết ra chất leptin, khiến cơ thể có cảm giác thèm ăn hơn.
Việc thường xuyên thiếu ngủ cũng khiến họ luôn trong trạng thái cáu gắt, mệt mỏi, lờ đờ, không hứng thú trong việc thể dục thể thao nữa. Từ đó, càng tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới tim mạch.
3.3 Giúp ngăn ngừa lão hóa
Đi ngủ vào khung giờ khoa học còn giúp ngăn ngừa lão hóa, hạn chế các nếp nhăn và giữ cho làn da trẻ lâu hơn. Nguyên nhân là do khi ngủ sâu, các tế bào già cỗi trên làn da sẽ được bài trừ, thay thế bằng những tế bào tươi mới. Đồng thời giấc ngủ còn giúp tăng sinh collagen, là bí quyết trẻ đẹp tự nhiên của con người.
Bên cạnh collagen, hormone melatonin cũng sản xuất mạnh giúp cơ thể giảm căng thẳng, kích thích cơ thể trung hòa các gốc tự do, chống lại quá trình oxy hóa. Từ đó, giúp bạn luôn duy trì được vẻ tươi tắn, căng tràn như tuổi đôi mươi.
3.4 Bảo vệ sức khỏe của gan
Thời điểm gan thực hiện vai trò thải độc tốt nhất là vào ban đêm khi ngủ. Chính vì thế, có được giấc ngủ ngon chính là cách để bạn bảo vệ sức khỏe của cơ quan nội tạng quan trọng này.
Ngược lại, nếu bạn hay thức khuya, không ngủ đủ giấc thì rất dễ tích tụ độc tố trong người do gan làm việc không hiệu quả. Quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi các tế bào gan cũng bị chậm lại, khiến tế bào dần bị tổn thương, khó hồi phục.
3.5 Cải thiện khả năng sinh lý
Thiếu ngủ gây suy giảm hormone Testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới. Đây là 2 loại hormone quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý ở 2 giới. Chính vì thế, để không gặp những rắc rối liên quan tới vấn đề sinh sản, tình dục thì bạn nên ưu tiên cho giấc ngủ hơn nhé!
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến câu hỏi nên đi ngủ lúc mấy giờ. Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề này rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/best-time-to-sleep