Nấm đông cô là thực phẩm giàu vitamin cùng khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nấm đông cô là gì? Có giá trị dinh dưỡng như thế nào cùng cách chế biến, sử dụng nấm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
1. Nấm đông cô là gì?
Nấm đông cô hay còn gọi là nấm hương thuộc dòng nấm ăn, nấm có màu xám và nhiều vết nứt ở trên phần mũ như hình vân hoa rất độc đáo. Loại nấm này thường tìm thấy ở các khu rừng có khí hậu lạnh tại Châu Á, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ở Trung Quốc còn phân biệt thành hai loại nấm là đông cô (冬菇, “nấm mùa đông”) và loại thứ hai là hoa cô (花菇, “nấm có hoa”, vì ở mặt nấm có vân nứt rạn như hoa văn). Ngoài ra, tiếng Anh còn sử dụng tên Chinese black mushroom (có nghĩa là nấm đen Trung Hoa) và black forest mushroom (có nghĩa là nấm rừng đen) để gọi tên loại nấm này.
Hiện nay, với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tại một số trang trại ở vùng nhiệt đới cũng đã có thể nuôi trồng nấm đông cô. Đặc biệt, loại nấm này cũng có thể trồng quanh năm trong nhà lạnh, hiện nay Việt Nam cũng áp dụng phương pháp nuôi trồng này.
2. Mô tả hình dáng nấm đông cô
Mũ nấm đông cô lớn từ 5 đến 20 cm và có màu nâu vàng, nâu xám hoặc nâu đậm, mũ và thân nấm mọc liền vào với nhau. Dưới mũ nấm có màu trắng nhạt, hơi vàng nâu, mọc tròn và có dạng hình răng cưa. Thần nấm có màu vàng, mọc xéo qua một bên, hoặc ở trung tâm. Thịt nấm cũng có màu trắng đến màu vàng nhạt.
3. Nấm đông cô có tác dụng gì với sức khỏe?
Trong nấm đông cô có chứa nhiều khoáng chất như selen, đồng, magie, thiamin, phốt pho, kẽm… Bên cạnh đó, 1 bát nấm chứa 15 calo, 2,2g chất đạm, 0,2g chất béo, 2,3g carbohydrate, 0,7g chất xơ cùng 1,4g đường.
Có thể thấy, đây là loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, các loại vitamin, khoáng chất cùng chất oxy hoá cũng là phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng nào.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra một số tác dụng của nấm như sau:
- Giảm cân: Sử dụng những món ăn từ nấm đông cô, kế hợp với việc rèn luyện thể thao, thay đổi lối sống… sẽ giúp giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, những chất chống oxy hoá có trong loại nấm này cũng giảm nguy cơ bị tăng huyết áp cùng nhiều rối loạn chuyển hoá khác.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Trong loại nấm này có chứa chất chống viêm, giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Nó sẽ kích thích vi mô trong hệ thống miễn dịch, tiêu diệt tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh lý nghiêm trọng. Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh HIV/AIDS, hay các bệnh cảm lạnh thông thường…
- Làm giảm huyết áp: Trong nấm đông cô có chứa chất kali, có tác động tiêu cực mà natri gây ra cho cơ thể. Hơn nữa, hoạt chất này còn làm giảm căng thẳng trong mạch máu, góp phần giảm huyết áp.
- Cung cấp chất dinh dưỡng: Đây là nguồn cung cấp chất xơ, chất chống oxy hoá cùng protein dồi dào cho cơ thể. Chúng còn làm giảm nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh ung thư, alzheimer và tiểu đường.
4. Hướng dẫn sơ chế nấm đông cô
4.1. Nấm đông cô khô
Một số người thường chọn ngâm nấm đông cô khô trong nước nóng bởi nấm sẽ nhanh hơn. Trong khi đó lại có chị em lựa chọn ngâm với nước lạnh do không có sẵn nước nóng. Dù vậy, đây đều không phải là cách làm khoa học vì làm giảm hương vị cùng chất dinh dưỡng có trong nấm.
Cách ngâm nấm đông khô tốt là sử dụng nước ấm trong khoảng 70 độ, ở nhiệt độ này đường hạch cùng axit hạch trong nấm sẽ phát tán, tạo ra mùi hương đặc trưng của nấm. Hơn nữa, nước ấm áp vừa đủ giúp nấm nở nhanh và không bị nhũn ra như ở trong nước nóng.
Bạn nên ngâm nấm từ 30 phút đến vài tiếng để nấm nở ra, mềm đều. Để nấm ngâm nhanh mềm, bạn nên ngâm nguyên cây, không cần phải thái lát hay cắt nhỏ trước khi ngâm.
Sau khi ngâm hãy để nấm vào rổ để nấm nhanh ráo nước, đảm bảo khi nấu nấm vẫn sẽ giữ nguyên hình dáng, kết cấu nấm không bị nhão hay mềm quá mức. Nếu cần nguyên liệu để nấu ngay, bạn có thể sử dụng khăn giấy thấm bớt nước cho nấm.
Ngoài ra, bạn có thể dùng nước ngâm đông cô để nấu ăn, chúng góp phần làm gia tăng hương vị của món ăn đấy.
4.2. Nấm đông cô tươi
Đối với nấm đông cô tươi, bạn không cần phải ngâm nấm ở trong nước vì khi nấu nấm sẽ bị mềm nhũn ra.
Khi rửa nấm trong nước lạnh phải thật nhẹ nhàng, cắt bỏ hết những bộ phận hư, rữa và có vết bẩn, phần cuống nấm nếu quá cứng có thể cắt bỏ đi. Nếu cuống nấm mềm, bạn nên giữ lại để nấu chung với phần thân nấm.
5. Cách nấu nấm đông cô ngon
Từ nấm đông cô, bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như xào, nướng, hầm và nấu canh… Dưới đây là một số cách nấu phổ biến:
Với các món xào, bạn cần thái lát, xào nấm cùng bơ, muối và hạt tiêu, chỉ nên xào từ 4 đến 5 phút ở trên lửa lớn là nấm đã chín.
Nếu sử dụng nấm để nướng, bạn nên phế dầu ăn lên nấm trước khi nướng và nướng từ 5 đến 10 phút. Trường hợp nếu nướng ở trong lò nướng, bạn cần nướng nấm khoảng 15 phút ở công suất lớn, có thể giữ nguyên hoặc cắt lát nấm tuỳ theo sở thích.
Ngoài ra, nếu bạn muốn chế biến nấm theo những cách khác, hãy đọc kỹ công thức để món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn nhé.
6. Tiết lộ những món ăn ngon từ nấm đông cô
6.1. Thịt heo bằm nhồi nấm đông cô
Nguyên liệu gồm có:
- Nấm đông cô khô: khoảng 10 cái
- Thịt heo: 200gr
- Tôm khô: một nhúm
- Củ năng: 3 củ
- Ngò thái vụn
- Gia vị ướp thịt: 1 thìa rượu để nấu ăn, 1 thìa xì dầu, 1 thìa đường, 1 thìa dầu mè, 1 thìa bột bắp, bột tiêu.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Nấm rửa sạch, ngâm trong nước, cắt bỏ chân nấm, phần nước ngâm sẽ dùng để nấu nước sốt.
- Bước 2: Thịt heo cùng tôm khô băm nhuyễn, củ năng và tỏi băm nhỏ, trộn tất cả với gia vị ướp thịt trong 20 phút.
- Bước 3: Thêm chút bột mì vào lòng nấm, rồi nhồi thịt tôm đã ướp vào
- Bước 4: Bắc nồi hấp lên bếp, khi nước sôi cho nấm nhồi thịt vào hấp khoảng 10 phút là chín.
- Bước 5: Cho nước ngâm nấm, nêm gia vị vừa ăn vào chảo, thêm ít bột bắp, vừa nấu vừa khuấy cho hỗn hợp sệt lại.
- Bước 6: Rưới nước sốt lên nấm đông cô, rắc ngò thái lên và ăn cùng cơm nóng.
6.2. Cải thìa xào với nấm đông cô
Nguyên liệu gồm có:
- Cải thìa: 1 bó
- Nấm đông cô tươi: 100g
- Tỏi: 1 củ
- Gia vị: dầu hào, bột ngọt, tiêu xay, dầu mè
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Nấm cắt bỏ chân, có thể tỉa hoa tuỳ ý, cải thìa cắt gốc rửa sạch cho ráo nước.
- Bước 2: Tỏi băm nhuyễn cho vào cùng một ít dầu phi thơm, cho nấm vào xào chín, sau đó cho cải thìa vào xào cùng.
- Bước 3: Nêm nếm gia vị gồm dầu hào, bột ngọt, tiêu xay và đảo trên bếp thêm 2 phút rồi tắt bếp
- Bước 4: Cho thành phẩm ra đĩa, trang trí và rắc thêm chút tiêu xay rồi thưởng thức thôi nào.
7. Một số lưu ý khi sử dụng nấm đông cô
Một số người khi sử dụng loại nấm này có thể bị dị ứng, nếu xuất hiện những biểu hiện như phát ban, sưng mặt, sưng cổ, khó thở, tăng nhịp tim,bạn nên đến bệnh viện sớm..
Ngoài ra, nếu uống hơn 4g chiết xuất nấm đông cô mỗi ngày và liên tục trong 10 ngày, điều này có thể làm tăng bạch cầu ái toan, gây ra tình trạng gia tăng bất thường tế bào bạch cầu ở trong cơ thể.
Trên đây là những thông tin hữu ích về nấm đông cô là gì cùng hướng dẫn chế biến sử dụng loại nấm này. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm công thức nấu ăn tuyệt hảo!