Quả măng cụt có tác dụng gì? Có nên ăn nhiều hay không?

CẬP NHẬT 09/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Không chỉ là 1 loại trái cây thơm ngon, măng cụt còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Vậy quả măng cụt có tác dụng gì? Ăn măng cụt nhiều có tốt không? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!

1. “Tất tần tật” về măng cụt

1.1 Măng cụt là gì? 

Măng cụt là 1 loại trái cây nhiệt đới thuộc họ Bứa, chủ yếu sinh trưởng và phát triển tại khu vực Đông Nam Á. Thân cây cao trưởng thành cao từ 7 đến 25m. Loại trái cây này có tên gọi khoa học là Garcinia mangostana hay còn gọi là trúc tử. 

vỏ măng cụt có tác dụng gì
Măng cụt là 1 loại trái cây nhiệt đới thuộc họ Bứa

Cây trúc tử cho quả màu đỏ tím đậm khi chín, vỏ dày, ruột trắng ngà được chia thành các múi nhỏ. Ruột măng cụt cho vị chua ngọt thanh thanh, mùi thơm nhẹ lôi cuốn. 

1.2 Thành phần dinh dưỡng của măng cụt

Măng cụt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, trong đó bao gồm protein, canxi, sắt, photpho, vitamin C,… Không chỉ phần ruột màu trắng chúng ta thường  ăn mới mang lại các lợi ích sức khỏe, mà phần vỏ tím sậm phía ngoài cũng đem lại nhiều công dụng, chẳng hạn chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe hệ tim mạch,.. 

Đặc biệt, với khả năng chống oxy hóa cao, măng cụt được như thần dược trẻ hóa cho làn da của chị em phụ nữ. Nó còn giúp giảm mụn, nấm, viêm da và hỗ trợ chống ung thư da. 

2. Quả măng cụt có tác dụng gì, bạn đã biết?

Nhờ những thành phần dinh dưỡng có trong vỏ và ruột, măng cụt có những công dụng sau đây:

2.1 Tăng cường sinh lực cho cơ thể

ăn măng cụt có tác dụng gì
Ăn măng cụt cũng có thể giúp bạn hạnh phúc hơn

Trả lời cho thắc mắc quả măng cụt có tác dụng gì thì đầu tiên phải kể đến trái măng cụt chứa axit tryptophan, là một chất có liên hệ trực tiếp tới Serotonin. Sự bổ sung của tryptophan giúp tăng nồng Serotonin trong cơ thể. Đây là chất dẫn truyền thần kinh đem lại sự phấn chấn, vui vẻ cho con người. Nhờ vậy, ăn măng cụt cũng có thể giúp bạn hạnh phúc hơn đấy! Bên cạnh đó, Serotonin còn giúp bạn ngủ ngon hơn. 

2.2 Chống lão hóa

Măng cụt còn chứa catechin, xanthones cùng nhiều loại vitamin giúp nuôi dưỡng làn da mịn màng và chống lão hóa vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, các hợp chất chống oxy hóa có chứa trong trái măng cụt cũng hạn chế các tế bào gây hại và phục hồi các tế bào tổn thương, từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng nếp nhăn, đem đến cho bạn làn da tươi tắn, trẻ trung hơn.

2.3 Phòng ngừa ung thư

Hàm lượng xanthones trong quả măng cụt hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Chính vì vậy, việc ăn măng cụt cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư đấy!

Ngoài ra, chất này còn có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn. Vì thế, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt cũng là cách để giúp bạn giảm mùi hôi miệng. 

ăn quả măng cụt có tác dụng gì
Việc ăn măng cụt cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư

2.4 Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Chất xanthones có trong măng cụt hỗ trợ giảm hàm lượng Cholesterol và hạ huyết áp rất tốt. Người già có thể bắt đầu tập thói quen ăn tráng miệng để tăng cường sức khỏe hệ đường huyết. giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và mỡ trong máu. Ngoài ra, sự có mặt của chất xanthones còn giúp đẩy lùi nguy cơ hình thành các mảng bám trong não, một trong những yếu tố gây bệnh suy giảm nhận thức Alzheimer. 

Người đang quá trong quá trình giảm cân hoặc ăn kiêng nên bổ sung loại trái cây này trong chế độ ăn hàng ngày để kiểm soát trọng lượng cơ thể cũng những các chỉ số đường huyết tốt hơn. 

2.5 Trị viêm da

Các chiết xuất từ vỏ quả măng cụt được ứng dụng trong việc tạo ra các loại thuốc bôi chữa bệnh ngoài da như chàm, trứng cá, vẩy nến, viêm da với độ lành tính cao. 

2.6 Trị tiêu chảy

vỏ măng cụt ngâm rượu có tác dụng gì
Vỏ măng cụt kết hợp với vỏ thân cây ổi chữa tiêu chảy hiệu quả

Vỏ măng cụt kết hợp với vỏ thân cây ổi nấu nước có khả năng chữa tiêu chảy hiệu quả. 

2.7 Chữa lỵ

Để chữa lỵ, bạn có thể kết hợp nấu hỗn hợp gồm vỏ quả măng cụt, rau sam, rau má, cỏ sữa, cỏ nhọ nồi cùng các loại cam thảo, vỏ quýt, trà xanh và dừng. Uống 2 lần mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.  

3. Lưu ý khi ăn măng cụt bao gồm?

Mặc dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn chỉ nên ăn 30g măng cụt tương đương với 2 quả trung bình một ngày và mỗi tuần ăn 2 – 3 lần là đủ. Nếu ăn cùng lúc quá nhiều, măng cụt sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn như:

3.1 Nhiễm axit lactic

Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axit lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng khi nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa đến tính mạng.

3.2 Gây dị ứng

trái măng cụt có tác dụng gì
Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số dị ứng nhẹ

Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.

3.3 Can thiệp quá trình đông máu

Hợp chất xanthone trong măng cụt có thể gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa.

Do làm chậm đông máu, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật vì có thể tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật.

3.4 Cản trở quá trình điều trị bệnh

Măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị. Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u.

vỏ trái măng cụt có tác dụng gì
Măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị

Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do, đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.

3.5 Tác dụng phụ khác

Một số tác dụng phụ khác của trái măng cụt gồm mật ngủ, đau bụng, đau cơ, chóng mặt, nhức đầu, khó ngủ, khó thở, buồn nôn liên tục, chóng váng và chóng mặt. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên dừng việc ăn măng cụt. Nếu các triệu chứng trở nặng thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có được phương án hỗ trợ kịp thời. 

4. Những đối tượng nào không nên ăn măng cụt?

Mặc dù măng cụt khá lành tình nhưng các đối tượng dưới đây không nên ăn măng cụt quá nhiều:  

  • Người hay bị dị ứng: Việc ăn quá nhiều măng cụt có thể khiến bạn bị dị ứng, phổ biến nhất là nổi mề đay, mẩn đỏ da, sưng, ngứa. Chính vì thế, nếu bạn là người hay bị dị ứng, có cơ địa mẫn cảm thì nên hạn chế sử dụng măng cụt nhiều. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào như đã đề cập phía trên thì nên ngừng ăn loại quả này ngay lập tức. 
bà bầu ăn măng cụt có tác dụng gì
Những ai nên kiêng ăn măng cụt?
  • Bệnh nhân ung thư: Măng cụt có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các liệu pháp xạ trị, hóa trị được sử dụng để chữa bệnh ung thư. Bệnh nhân ung thư có thể sử dụng những trái cây khác để bổ sung thêm vitamin, chất xơ thay vì trái măng cụt. 
  • Người bị bệnh về tiêu hóa: Người có hệ tiêu hóa yếu, dễ mắc táo bón, tiêu chảy,… nên hạn chế ăn măng cụt. Vì măng cụt có thể làm trầm trọng thêm triệu trứng, không tốt cho dạ dày. 
  • Người bị bệnh đa hồng câu: Đây là một dạng rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến nồng độ hồng cầu trong máu tăng dần. Bệnh nhân mắc bệnh này nên hạn chế sử dụng măng cụt để tránh tăng khối lượng hồng cầu. 

XEM THÊM:

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan tới măng cụt có tác dụng gì. Hy vọng đã phần nào giải đáp thắc của bạn liên quan tới loại trái cây này rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/thong-tin-dinh-duong/loi-ich-tuyet-voi-tu-qua-mang-cut/

Đánh giá post
Không có bài viết liên quan.