Kiêng kỵ nhiều gia đình mắc phải trong lễ xin dâu 

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Lễ xin dâu là 1 nghi thức truyền thống quan trọng trong văn hóa cưới xin của người Việt. Nghi lễ này không chỉ có ý nghĩa thể hiện sự trân trọng của nhà trai đối với con dâu mới mà trong phong thủy, đây còn là nghi thức cầu chúc sự viên mãn, hạnh phúc trong hôn nhân cho đôi tân lang tân lương. Vì vậy, lễ xin dâu cần được thực hiện trang trọng và tránh một số điều kiêng kỵ dưới đây!

1. Ý nghĩa lễ xin dâu

Lễ xin dâu là gì
Lễ xin dâu là để bày tỏ thiện chí của gia đình chú rể

Nguồn gốc lễ xin dâu đến từ tập tục, quan niệm của người Việt “cha mẹ đặt đâu, con ngồi nấy”. Lễ xin dâu là để bày tỏ thiện chí của gia đình chú rể về việc xin gia đình gái cho phép gia đình trai nhận con gái gia đình họ làm con dâu gia đình mình và đảm bảo hôn lễ diễn ra thuận lợi. 

Ngày nay, gần như các trường hợp tiến tới hôn nhân đều do sự tự nguyện, không còn trường hợp cha mẹ 2 bên tự sắp xếp, thỏa thuận cho hôn sự của các con như trước đây. Tuy vậy, lễ xin dâu vẫn được xem là 1 phần quan trọng trong bất kỳ hôn lễ nào.

Lý do là người Việt ta vẫn luôn trọng lễ tiết và xem lễ xin dâu là 1 thông báo hỷ sự cho 2 bên thông gia. Không những vậy, việc thông báo hỷ sự này cũng là đề phòng điều không may hay bất kỳ điều trục trặc nào. Lễ xin dâu được coi là hình thức để đảm bảo hôn lễ diễn ra thuận lợi, gia đình 2 bên không “bỏ của chạy lấy người”. 

2. Có nên bỏ qua lễ xin dâu?

gộp lễ xin dâu vào lễ đón dâu
Nếu không có đủ thời gian, nguồn lực bạn có thể gộp cả lễ xin dâu vào lễ đón dâu

Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua lễ xin dâu nhưng hãy cố sắp xếp để tiến hành lễ này nhé. Tuy vậy, nếu gia đình không có đủ thời gian hoặc nguồn lực để tiến hành nhiều lễ thì có thể gộp cả lễ xin dâu vào lễ đón dâu. Điều này sẽ giúp cả 2 gia đình đều thoải mái, tránh mất lòng 1 trong 2 bên. 

Khi đoàn đón dâu đến nhà gái, hãy dừng trước ngõ để sắp xếp lại thứ tự người đi trước đi sau cũng như chỉnh đốn lại trang phục. Về phía nhà gái sẽ cử người trưởng lão trong dòng họ để đi cùng với người bưng lễ xin dâu đi vào nhà trước. 

Nếu gộp lễ xin dâu vào lễ đón dâu, 2 bên thực hiện thủ tục khấn vái trước bàn thờ gia tiên sẽ nhanh hơn bình thường nhằm nhà trai tiến vào làm lễ đón dâu. Khi này, nhà cô dâu nên xin gia tiên miễn lễ để mời đại diện gia đình mình ra ngoài đón tiếp đàng trai.  

3. Tổng hợp các lễ vật cần có trong lễ xin dâu 

Lễ vật xin dâu hay sính lễ là 1 điều không thể thiếu trong lễ xin dâu mà đàng trai cần chuẩn bị. Lễ vật xin dâu được đựng trong các tráp lễ màu đỏ với chút quà lễ để nhà cô dâu bày lên bàn thờ tổ tiên trước khi tiến hành khấn vái. 

 lễ vật xin dâu
Các lễ vật xin dâu cần được chuẩn bị và đặt trong tráp lễ màu đỏ

Lễ vật này có thể là cơi trầu, be rượu,… Cầu kỳ hơn thì có thể chuẩn bị thêm bánh trái, vải vóc để bày tỏ thành ý và sự trân trọng đối với nhà gái. 

Về phía nhà gái, trước khi nhà chú rể sang rước dâu, nhà gái cần dọn dẹp bàn thờ gia tiên. Nếu có điều kiện, gia đình có thể bày trí lại bàn thờ gia tiên. Hoặc đơn giản nhất thì bàn thờ cũng nên có 1 bình hoa tươi. 

Sau khi nhà cửa, bàn thờ đã gọn gàng tươm tất thì  đừng quên chuẩn bị thêm các loại bánh kẹo, trái cây, trà nước để đón tiếp nhà trai thật nồng hậu nhé!

4. Các điều cần lưu ý trong lễ xin dâu

4.1. Thứ tự 

Thực tế, thủ tục lễ xin dâu vô cùng đơn giản, không yêu cầu nhiều tiểu tiết cầu kỳ như những nghi lễ cưới khác. Khi gia đình chú rể cùng đoàn đón dâu sang nhà gái, đội bưng tráp lễ sẽ mang theo cơi trầu, bê rượu để xin dâu. 

Lưu ý khi làm lễ xin dâu
Lưu ý khi làm lễ xin dâu

Sau khi nhận lễ, gia đình nhà gái đặt các tráp lễ lên bàn thờ, tiến hành thắp nhang thông báo với gia tin về hỷ sự đang diễn ra. Xong xuôi nhà trai xin phép cáo lui để chuẩn bị cho lễ rước dâu. 

4.2. Người có mặt trong lễ xin dâu

Khi cử hành nghi thức lễ xin dâu, cả nhà trai lẫn nhà gái đều cử 1 người trong họ hàng để đại diện tiếp đón. Người này là người lớn tuổi trong họ hàng hoặc có uy tín nhất định. 

Anh chị em trong nhà cô dâu cũng có thể là người đại diện cho đàng gái để thắp hương bàn thờ tổ tiên. Nếu là anh chị em nhà cô dâu thực hiện việc thắp nhang thì đàng trai nên chuẩn bị 1 món tiền gọi là tiền nhang khói. Tuy vậy, đây là 1 tập tục tùy thuộc vào mỗi vùng miền nên nhiều lễ xin dâu sẽ không có chi tiết này. 

Để tránh gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng tới người dân khác sinh sống trong khu vực, những người còn lại bên nhà cô dâu không có nhiệm vụ cần tham gia trong lễ đón dâu có thể vào trong nhà đợi. 

4.3. Lời phát biểu trong lễ xin dâu

Lời phát biểu trong lễ xin dâu
Lời phát biểu trong lễ xin dâu

Một phần cực kỳ quan trọng cần chuẩn bị trong lễ xin dâu chính là phần phát biểu của nhà trai để thể hiện sự nghiêm túc, chân thành của mình trong việc xin phép rước con dâu mới. Không chỉ vậy, lời phát biểu cũng là 1 hình thức để khấn báo hỷ sự của đôi tân lang tân nương tới tổ tiên 2 bên.

Lời phát biểu trọn vẹn, đầy đủ, trang nghiêm còn là tín hiệu tốt cầu chúc cuộc sống hôn nhân suôn sẻ cho cặp đôi. Sau lời phát biểu, cô dâu chú rể sẽ chính thức được họ hàng 2 bên chấp thuận thành con cháu trong nhà. 

Gia đình nhà trai có thể tham khảo bài phát biểu lễ xin dâu mẫu dưới đây: 

“Kính thưa cụ ông, cụ bà, bà con, anh em nội ngoại của gia đình hai bên!

Đầu tiên là đại diện cho họ bên nhà chú rể, tôi có lời kính chúc sức khỏe tới các cụ ông cụ bà của gia đinh hai bên, anh em họ hàng gần xa của hai cháu.

Tôi xin tự giới thiệu tôi là (họ tên người phát biểu) và là (vai vế với chú rể) của cháu (họ tên chú rể). Được sự chấp thuận và đồng ý của gia đình cả hai bên, hôm nay, gia đình họ nhà trai chúng xin có cơi trầu kính dâng gia tiên bên đằng nhà gái.

Tôi trân trọng xin phép được cử hành lễ rước dâu và chính thức được đón cháu (họ tên cô dâu) về làm dâu trong nhà, làm con cháu của dòng họ (họ nhà trai) chúng tôi.

Và đồng thời gia đình tôi mong muốn xin phép gia đình ông (họ tên cha cô dâu) và bà (họ tên mẹ cô dâu) cho cháu (họ tên cô dâu) được làm con làm cháu trong gia đình ông bà (họ tên cha mẹ chú rể).

Xin kính mong ông bà hãy nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi. Kính thưa các cụ ông cụ bà, bà con cô bác, anh em nội ngoại, bạn bè của hai cháu.

Giờ tốt đã đến, tôi là đại diện xin cho đoàn đại biểu họ nhà trai trân trọng cảm ơn trước sự đón tiếp của họ nhà gái. Tôi mong muốn rằng trong tương lai, tình cảm giữa hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng mật thiết và gắn bó hơn.

Sau đây xin phép các cụ ông, cụ bà, anh em nội ngoại và các bạn của hai cháu họ nhà trai, cho chúng tôi được đưa cháu (họ tên cô dâu) về gia đình ông bà (họ tên cha mẹ chú rể) để tiến hành tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu

Kính mời các cụ ông cụ bà cùng bà con họ hàng của hai cháu về dự buổi lễ và chung vui với họ nhà trai chúng tôi

Tôi xin trân trọng cảm ơn!”

XEM THÊM:

Trên đây là thông tin chi tiết về lễ xin dâu cũng như những thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Hy vọng qua những gì Vua Nệm chia sẻ bạn đã có thể nắm được những lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện nghi lễ xin dâu, đem đến hòa khí vui vẻ cho 2 bên thông gia!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM