Chuyện quanh ta

Khám phá chùa Pháp Hoa – miền đất Phật Giáo tại TP.HCM

CẬP NHẬT 21/10/2022 | BỞI Tôn Vân

Nếu có dịp đặt chân tới thành phố Hồ Chí Minh, bạn hãy thử một lần ghé thăm chùa Pháp Hoa – một địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng được ví như ‘’đất Phật’’ giữa lòng Sài Gòn. Khi đến đây, bạn sẽ được đắm mình giữa không gian bình yên và thanh tịnh của chốn Phật Pháp. 

chùa pháp hoa phú nhuận
Chùa Pháp Hoa

1. Tổng quan về chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa là ngôi chùa cổ có lịch sử hình thành gần 100 năm với lối kiến trúc đặc biệt và nhiều hoạt động lễ hội độc đáo. Nơi đây được coi là cái nôi của văn hóa Phật Pháp tại TP Hồ Chí Minh nên được nhiều du khách hành hương tới lễ Phật.

1.1 Chùa Pháp Hoa ở đâu?

Chùa Pháp Hoa nằm ở số 870 đường Trường Sa, Phường 14, Quận 3 – thuộc trung tâm thành phố và gần với cầu Lê Văn Sỹ. Chùa Pháp Hoa mở cửa đón khách tham quan vào 6h00 – 11h30 và 13h30 – 21h00 hàng ngày

1.2. Lịch sử của chùa Pháp Hoa

Chùa Pháp Hoa được hòa thượng Đạo Hạ Thanh xây dựng và thành lập vào năm 1928. Thuở sơ khai, chùa có kiến trúc xây dựng đơn giản. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, chùa Pháp Hoa đã được trùng tu lại nhiều lần vào những năm 1932, 1965, 1990 và 1993. Lần trùng tu năm 1993 là một lần đại trùng tu giúp chùa Pháp Hoa có diện mạo như ngày nay. 

Đến năm 2015, chùa Pháp Hoa được công nhận là di tích lịch sử – chứng nhận bởi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trở thành địa điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách yêu thích mỗi khi đến TP Hồ Chí Minh

chùa pháp hoa lê văn sỹ
Chùa Pháp Hoa được công nhận là di tích lịch sử

2. Hướng dẫn đường đi tới chùa Pháp Hoa

Một điều bạn nên lưu ý khi muốn đi tham quan chùa Pháp Hoa đó là ngoài ngôi chùa ở quận 3 thì TP Hồ Chí Minh còn có 2 chùa Pháp Hoa khác nằm ở Quận Phú Nhuận và Quận Gò Vấp. Nếu không tìm hiểu kỹ thì rất có thể bạn sẽ đi nhầm sang ngôi chùa Pháp Hoa khác. 

Để đi tới chùa Pháp Hoa ở Quận 3, bạn có thể di chuyển bằng những phương tiện sau:

  • Xe máy hoặc ô tô cá nhân: Xuất phát từ chợ Bến Thành, bạn đi dọc theo đường Trương Định, sau đó rẽ phải vào hướng Kỳ Đồng. Đến đó bạn rẽ trái sang đường Trần Quốc Thảo, đi khoảng 1km thì rẽ phải vào đường Trường Sa. Bạn đi tiếp khoảng 500m nữa là thấy chùa. 
  • Phương tiện công cộng: Di chuyển bằng phương tiện này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bắt tuyến bus 28, chọn điểm xuống ở chùa Pháp Hoa là được.

3. Kiến trúc chùa Pháp Hoa có gì đặc biệt?

Chùa Pháp Hoa hấp dẫn bởi lối kiến trúc độc đáo mang giá trị lịch sử gần 100 năm. Khi nhìn ngắm ngôi chùa từ phía trên cầu Lê Văn Sỹ, bạn có thể thấy dáng vẻ uy nghi của chùa đứng sừng sững soi bóng xuống con kênh Nhiêu Lộc thơ mộng

Tòa chính điện của chùa Pháp Hoa được chia thành nhiều gian khác nhau. Mỗi gian chùa thờ một vị Phật với những pho tượng được điêu khắc khéo léo từ gỗ mít. Hai bên tòa chính điện là hai dãy nhà, mỗi dãy nhà có 3 tầng. Đây là nơi hội họp, nghỉ ngơi của các vị sư, tăng trong chùa và cũng là nơi lưu giữ sổ sách, kinh Phật. 

Cảnh quan xung quanh chùa Pháp Hoa cũng như lối vào chùa có rất nhiều cây xanh và các lẵng phong lan đung đưa khoe sắc. Con kênh Nhiêu Lộc hiền hòa uốn lượn xung quanh cũng làm tăng thêm cảm giác thanh tịnh, bình yên nơi cửa Phật. 

chùa pháp hoa thích quảng đức
Chùa Pháp Hoa soi bóng xuống con kênh Nhiêu Lộc thơ mộng

4. Lễ hội Phật Đản tại chùa Pháp Hoa

Là địa điểm du lịch tâm linh lớn tại Sài Gòn nên chùa Pháp Hoa cũng là nơi tổ chức rất nhiều lễ hội Phật Giáo hàng năm. Trong đó, lễ Phật Đản được coi là ngày lễ lớn nhất trong tín ngưỡng Phật Giáo và cũng là sự kiện đặc trưng của chùa.

Ngày lễ Phật Đản được chùa tổ chức vào tháng 4 Âm lịch. Trong suốt những ngày lễ, chùa treo rất nhiều lồng đèn từ trong khuôn viên cho tới dọc con kênh Nhiêu Lộc. Nếu bạn ghé thăm chùa vào buổi tối, khung cảnh của ngày lễ sẽ trở lên lung linh, huyền ảo hơn bao giờ hết. 

Cũng trong ngày lễ Phật Đản, chùa Pháp Hoa thu hút rất đông tăng ni phật tử và du khách bốn phương đến lễ chùa cầu phúc và thả đèn hoa đăng. Tại đây, du khách sẽ được vãn cảnh chùa và tham quan nhiều địa điểm du lịch khác như: nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam …

5. Bỏ túi kinh nghiệm đi chùa Pháp Hoa

Để có được những trái nghiệm đáng nhớ, hãy cùng “bỏ túi” những lưu ý hữu ích dưới đây khi đi thăm chùa Pháp Hoa Quận 3 nhé:

  • Nếu bạn muốn vãn cảnh chùa và tận hưởng không khí thanh tịnh, yên bình vào sáng sớm thì có thể đi thăm chùa vào ban ngày.  
  • Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng cảnh tượng lung linh, huyền ảo của hàng trăm chiếc đèn lồng rực sáng thì hãy ghé thăm chùa vào buổi tối. 
  • Vào những ngày có lễ hội hoặc dịp Tết, chùa Pháp Hoa rất đông du khách và các tăng ni phật tử đến lễ Phật. Nếu bạn muốn chụp hình hoặc đơn giản là không thích sự đông đúc thì nên đến chùa vào ngày thường. 
xem bói ở chùa pháp hoa
Nếu không thích sự đông đúc bạn có thể thăm chùa vào ngày thường
  • Nếu thích bói toán, bạn có thể xem bói ở chùa Pháp Hoa. Tại đây bạn sẽ được xem bói bởi chính vị sư trụ trì trong chùa – người rất nổi tiếng trong lĩnh vực này. 
  • Chùa Pháp Hoa có quy định thời gian mở cửa đón khách vào những khung giờ cụ thể, vì vậy bạn nên tìm hiểu trước giờ mở cửa để hành trình di chuyển được thuận lợi. 
  • Khi đến chùa Pháp Hoa hay bất kể khu du lịch tâm linh nào khác, bạn cùng cần ăn mặc kín đáo, lịch sự
  • Không nói chuyện hay cười đùa quá to ảnh hưởng tới không khí trang nghiêm của chùa. 
  • Do chùa thờ Phật nên các phật tử chỉ cúng lễ chay, không được cúng đồ mặn. 
  • Không được leo trèo hoặc có hành động gì ảnh hưởng tới tượng Phật
  • Không tự ý bẻ cây hái cành, phá hoại cảnh quan trong khuôn viên chùa. 

6. Các địa điểm du lịch nổi tiếng gần chùa Pháp Hoa   

Để tham quan hết toàn bộ chùa Pháp Hoa, bạn chỉ cần một buổi sáng là đủ. Vì vậy, du khách khi đến đây thường kết hợp tham quan chùa Pháp Hoa và những địa điểm nổi tiếng khác gần đó. Bạn có thể tham khảo những địa điểm dưới đây cho chuyến đi chơi của mình. 

6.1. Nhà thờ Đức Bà (cách chùa Pháp Hoa 2,6km)

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những biểu tượng của TP.HCM được nhiều du khách yêu thích. Nhà thờ được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Jules Bourard và ra mắt vào năm 1880. Lối kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà được xây dựng theo phong cách Roman pha trộn với phong cách Gothic.

Điểm nhấn đặc biệt của nhà thờ này là bức tường gạch có xuất xứ từ Marseille (Pháp) ở cuối thế kỷ 19. Phía trước mái vòm của nhà thờ Đức Bà là chiếc đồng hồ Thụy Sĩ vẫn hoạt động chính xác ngày đêm dù đã có tuổi đời hơn 140 năm. Khi ghé thăm nơi đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và có những bức hình sống ảo siêu đẹp. 

6.2. Dinh Độc Lập (cách chùa Pháp Hoa 2.6km)

dinh độc lập
Dinh Độc Lập là nơi lưu giữ một phần lịch sử hào hùng của TP Hồ Chí Minh.

Dinh Độc Lập là nơi lưu giữ một phần lịch sử hào hùng của TP Hồ Chí Minh. Tới đây bạn không những được tìm hiểu về lịch sử mà còn được tham quan kiến trúc đẹp và độc đáo. Vẻ đẹp của Dinh được thể hiện tinh tế bởi bức rèm hoa đá thanh tao bao xung quanh tầng 2. Rèm hoa đá này được thiết kế cách điệu từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế.

Kiến trúc này vừa mang lại vẻ đẹp riêng cho Dinh Độc Lập, vừa có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, khuôn viên bên ngoài Dinh Độc Lập cũng là nơi lý tưởng để bạn lưu giữ những bức ảnh đẹp. 

6.3. Nhà thờ giáo xứ Tân Định (cách chùa Pháp Hoa 1,8km)

Nhà thờ Tân Định là địa điểm cực kỳ thu hút du khách tham quan bởi được bao phủ bởi màu hồng tuyệt đẹp. Chắc chắn khi ghé thăm nơi đây bạn sẽ có những bức hình check in có một không hai đấy. Bạn cũng có thể đi dạo tham quan bên trong nhà thờ và tham gia lễ thánh. 

XEM THÊM:

7. Kết luận

Là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Sài Gòn, chùa Pháp Hoa là địa chỉ bạn nên ghé thăm khi có dịp tới đây. Hy vọng, những thông tin hữu ích về ngôi chùa cổ 100 năm tuổi mà Vua Nệm cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về lịch sử cũng như các hoạt động tại chùa.

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân