Chuyện quanh ta

Khám phá chùa Vĩnh Nghiêm – di tích lịch sử linh thiêng của Sài Gòn

CẬP NHẬT 21/10/2022 | BỞI Tôn Vân

Với kiến trúc độc đáo và khuôn viên rộng lớn, chùa Vĩnh Nghiêm tại TP Hồ Chí Minh là ngôi chùa được rất nhiều du khách lựa chọn để tới tham quan và lễ Phật. Hãy cùng Vua Nệm khám phá ngôi chùa này để có thể hiểu rõ hơn những nét đặc sắc về văn hóa cũng như tín ngưỡng thờ cúng của nơi đây nhé. 

kiến trúc chùa vĩnh khiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm có kiến trúc độc đáo và khuôn viên rộng lớn

1. Địa chỉ Chùa Vĩnh Nghiêm 

Chùa Vĩnh Nghiêm nằm ở số 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Chùa cách chợ Bến Thành ở trung tâm thành phố chỉ 3.5km, tại chùa có cả bãi gửi xe máy và bãi gửi ô tô, rất thuận tiện để đi lại. Chùa mở cửa đón khách từ 7h sáng tới 9h tối với giá vé tham quan hoàn toàn miễn phí. 

Chùa Vĩnh Nghiêm vừa mang không khí thanh tịnh yên bình, vừa có nét kiến trúc độc đáo và hiện đại. Chính vì vậy ngôi chùa này là một điểm nhấn đặc biệt giữa lòng thành phố, thu hút đông đảo du khách thập phương ghé thăm. 

2. Lịch sử của chùa Vĩnh Nghiêm  

Chùa Vĩnh Nghiêm được khởi công xây dựng từ năm 1964, đến năm 1971 chùa được hoàn thiện và bắt đầu đón các du khách, phật tử về tham quan kính lễ. Diện tích của chùa rộng tới 6000m2. Từng lớp mái ngói cong vút được chạm trổ tỉ mỉ chính là nét kiến trúc đắt giá của ngôi chùa này. 

lịch sử chùa vĩnh khiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng từ năm 1964

Những người đầu tiên đặt nền móng xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm là nhà sư Thích Tâm Giác và nhà sư Thích Thanh Kiểm. Sau chuyến hành hương từ Bắc vào Nam, hai nhà sư đã lấy nguyên mẫu từ ngôi chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang làm cảm hứng và bắt đầu xây dựng ‘’chùa Vĩnh Nghiêm thứ 2’’ tại TP. Hồ Chí Minh. Bản vẽ công trình của chùa được phác thảo và thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. 

Thời suốt thời gian xây dựng chùa, hơn 40.000 m2 đất được vận chuyển từ Biên Hòa về để san lấp mặt bằng, tạo móng cho chùa, bởi khu đất xây chùa thấp và trũng. Kinh phí xây dựng ban đầu đều được các phật tử và các nhà hảo tâm đóng góp với số tiền khoảng 98 triệu đồng. Đến với chùa Vĩnh Nghiêm, du khách sẽ được khám phá thêm các kiến thức thú vị từ những di sản văn hóa nhân loại được UNESCO công nhận.  

3. Kiến trúc của chùa Vĩnh Nghiêm

Cổng Tam Quan: Cổng Tam Quan là nơi đầu tiên du khách tiếp xúc khi vào chùa. Chính vì vậy chiếc cổng được xây dựng khá bề thế và đồ sộ. Phía trên Cổng Tam Quan là những mái ngói đỏ uốn cong – biểu tượng của những ngôi chùa truyền thống. Hai bên cổng chùa được chạm trổ hai câu đối, với dòng chữ “Chùa Vĩnh Nghiêm” phía trên mái vòm.   

Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan với những mái ngói đỏ uốn cong

Khuôn viên: Chùa Vĩnh Nghiêm có phần khuôn viên khá rộng lớn. Nhà trong của khuôn viên là nhà thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma. Đây cũng là nơi để các sư thầy giảng giải về đạo phật, đồng thời là văn phòng, thư viện lưu trữ kinh sách của chùa. 

Tòa nhà trung tâm: Trung tâm ngôi chùa là một tòa nhà lớn gồm có một tầng lầu và một tầng trệt. Phần tầng trệt bao gồm: phần ngoài cao 3,2m nằm bên dưới sân thượng và phần trong cao 4,2m nằm dưới Phật điện. Tầng trệt được chia làm nhiều gian khác nhau như: nhà thờ tổ, giảng đường, thư viện…

Phía trước sân của tòa nhà trung tâm được đặt pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đồ sộ. Sân thượng của chùa bao gồm Phật điện và Tháp Quan Thế Âm. Do được lấy cảm hứng từ ngôi chùa Vĩnh Nghiêm của Bắc Giang nên kiến trúc nơi đây khá giống những ngôi chùa truyền thống vùng Bắc Bộ. 

Tháp Quan Thế Âm: Đây là một tòa tháp có 7 tầng, chiều cao hơn 40m vô cùng uy nghi, tráng lệ. Trên đỉnh tháp được thiết kế với 9 bánh xe hình tròn còn được gọi là Long xa và Quy châu. Tháp Quan Thế Âm được xây dựng và hoàn thiện cùng lúc với ngôi chùa, vì vậy tòa tháp này đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của chùa Vĩnh Nghiêm 

Tháp đá: Từ cổng Tam quan vào bạn sẽ nhìn thấy Tháp đá Vĩnh Nghiêm ở bên phải. Công trình tháp đá này vào năm 2013 mới được xây dựng, mục đích là để tưởng nhớ 2 vị sư thầy đã có công gây dựng nên ngôi chùa. Với độ cao lên đến 14m, đây là công trình tháp đá lớn nhất tại Việt Nam. 

chùa vĩnh khiêm ở đâu
Tháp Quan Thế Âm là một trong những biểu tượng của chùa Vĩnh Nghiêm

Tháp Xá Lợi cộng đồng: Nếu bên phải Cổng Tam Quan có tháp đá thì phía bên trái lại là Tháp Xá Lợi cộng đồng. Tháp Xá Lợi này có kiến trúc đơn giản, là nơi để lưu giữ tro cốt thi hài của người đã mất gửi trong chùa và cũng đặt di cốt của các chư phật tử đã từng tu hành tại đây. Đa số người dân đến tháp Xá Lợi đều để thăm viếng và tưởng nhớ người đã khuất. 

4. Các hoạt động xã hội ở chùa Vĩnh Nghiêm

Mỗi năm, chùa Vĩnh Nghiêm đều tổ chức các hoạt động xã hội và thiện nguyện vì cộng đồng. Du khách có thể tới chùa để tham gia các hoạt động thiện nguyện. Mỗi hoạt động đều giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ, tích công đức, chung tay giúp đỡ những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn.  

Một số hoạt động tại chùa: 

  • Phát cơm từ thiện: Chùa Vĩnh Nghiêm nấu mỗi ngày 500 suất cơm dành cho các hộ nghèo, người lang thang cơ nhỡ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn …  
  • Phát thực phẩm miễn phí: Hoạt động này được tổ chức dưới cái tên ‘’siêu thị 0 đồng’’, với các phần thực phẩm phân phát cho những người khó khăn khi cần đến: gạo, mì ăn liền, dầu ăn, nước tương. Những phần cơm và suất quà này đều do các phật tử, các mạnh thường quân, người dân có lòng hảo tâm quyên góp. 
  • Lễ quy y Tam bảo: Trong buổi lễ này, Đại lão Hòa thượng của chùa Vĩnh Nghiêm sẽ truyền thọ Tam quy và Ngũ giới cho những người tham dự. Quy y Tam Bảo là buổi lễ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đạo Phật, đánh dấu thời điểm một người có tâm tu hành chính thức trở thành Phật tử.
chùa vĩnh khiêm phát cơm
Chùa Vĩnh Nghiêm thường xuyên phát cơm từ thiện giúp đỡ người khó khăn
  • Tổ chức hiến máu nhân đạo: Dù không phải là hoạt động thường niên nhưng buổi hiến máu được tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và tham gia của các sư thầy và quý Phật tử gần xa. Thượng toạ Thích Thanh Phong – Trụ trì Chùa Vĩnh Nghiêm là người trực tiếp tham gia và chỉ đạo trong buổi Hiến máu. 
  • Tặng quà Tết cho những người có hoàn cảnh khó khăn: Hàng năm vào mỗi dịp Tết, chùa Vĩnh Nghiêm sẽ kết hợp cùng với một số doanh nghiệp có lòng hảo tâm để tổ chức tặng quà tết cho các hộ nghèo và gia đình chính sách tại địa phương. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc chia sẻ một phần khó khăn vất vả với bà con khi dịp tết Nguyên Đán cận kề. 

5. Những lưu ý khi tham quan chùa Vĩnh Nghiêm TP. Hồ Chí Minh

Để tới thăm chùa Vĩnh Nghiêm một cách trang nghiêm và chuẩn mực nhất, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây nhé. 

  • Ở trong chùa, bạn chỉ nên thắp một nén hương để tỏ lòng thành kính, hạn chế việc thắp quá nhiều hương và đốt vàng mã, hãy giữ cho không khí trong chùa được thoáng đãng.
 cảnh quan chùa vĩnh khiêm
Du khách tới tham quan cần giữ gìn cảnh quan cho chùa
  • Du khách đến dâng hương chỉ dâng lễ chay, không sắm lễ mặn. 
  • Vì chùa là chốn tôn nghiêm nên bạn cần mặc trang phục lịch sự và đủ kín đáo.
  • Nếu muốn chụp ảnh ở trong khuôn viên chùa, bạn nên pose dáng hợp lý, không cười nói quá to. 
  • Khi đi qua cổng Tam quan, bạn đi vào cửa bên phải, đi ra bằng cửa bên trái. Theo quan niệm dân gian thì cửa ở giữa chỉ dành cho Thiên tử và các bậc cao tăng nên phải kiêng. 

XEM THÊM:

Nếu có cơ hội du lịch tới TP. Hồ Chí Minh, bạn hãy một lần ghé đến thăm chùa Vĩnh Nghiêm nhé. Sự tĩnh lặng, an yên nằm giữa lòng thành phố náo nhiệt sẽ giúp bạn xua tan những mệt mỏi của cuộc sống thường nhật. Chúc bạn có những trải nghiệm đáng nhớ. 

 

 

 

 

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân