Gối nêm là gì? Lợi ích và cách sử dụng gối nêm

CẬP NHẬT 06/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Gối nêm là gì và tại sao bạn cần một chiếc gối nêm? Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người vẫn thường thắc mắc khi nghe đến tên chiếc gối khá lạ này. 

Gối nêm là một sản phẩm tuyệt vời có thể điều chỉnh tư thế ngủ của bạn theo một số cách khác nhau. Đồng thời, nó cũng đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. 

Tham khảo ngay những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại gối này cũng như các lợi ích và cách sử dụng chúng. 

1. Gối nêm là gì? 

Gối nêm là một loại gối hình tam giác thường được làm bằng chất liệu foam, có độ cứng vừa phải tạo thành một góc từ 20 đến 40 độ. Gối nêm thường được sử dụng thay thế cho một chiếc gối thông thường, cho phép nâng phần trên của cơ thể hoặc hai chân lên một góc 30 và 40 độ. 

Đây là một vị trí hoàn hảo có thể có lợi cho bạn nếu bạn đang gặp tình trạng ngủ ngáy, trào ngược dạ dày, sưng mắt cá chân. 

gối nêm là gì
Gối nêm là loại gối với thiết kế đặc biệt có độ dốc từ 30-45 độ

Gối có trọng lượng nhẹ và độ linh hoạt cao. Đây có thể là một giải pháp thay thế hợp lý và tiện lợi nhằm tăng độ cao phần đầu giường, chẳng hạn như khi sử dụng giường nâng hoặc giường có thể điều chỉnh.

2. Lợi ích của gối nêm 

Một chiếc gối hình nêm có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề về giấc ngủ và sức khỏe, bao gồm: 

2.1. Giảm chứng trào ngược axit

Với chứng trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD, axit dạ dày sẽ chảy ngược vào thực quản – ống kết nối dạ dày và miệng của bạn. Tình trạng này thường tồi tệ hơn vào ban đêm, khi bạn ngủ. Điều này là do axit trào ngược lên, khiến bạn ho và cảm thấy như bị nghẹn ở cổ họng. 

Sử dụng gối nêm, giúp bạn nâng cao phần đầu và thân trên của cơ thể, trọng lực sẽ giúp ngăn chặn dòng chảy ngược của axit dạ dày. Nghiên cứu đã phát hiện ra những người bị GERD, khi ngủ theo cách này sẽ ít gặp các đợt trào ngược dạ dày hơn và tình trạng cũng ngắn hơn đáng kể. 

2.2. Giảm tình trạng ngáy và chứng ngưng thở khi ngủ

Khi bạn chìm vào giấc ngủ, lưỡi và các mô trong miệng giãn ra rất nhiều có thể gây tắc cổ họng và thu hẹp đường thở. Điều này dẫn đến chứng ngủ ngáy hoặc nghiêm trọng hơn là chứng ngưng thở khi ngủ. 

Nâng cao đầu và thân trên được cho là giữ cho đường thở được mở rộng, từ đó giúp ngăn chặn sự gián đoạn trong quá trình hô hấp. Nếu bạn giữ đầu ở một góc nghiêng khi ngủ, trọng lực sẽ giúp giữ cho đường thở của bạn đồng thời được mở ra.

lợi ích của gối nêm
Gối nêm giúp giảm tình trạng ngáy khi ngủ

2.3. Giảm đau cổ và lưng

Gối nêm có thể định vị tư thế ngủ để giúp giảm áp lực lên cột sống cổ, đồng thời làm giảm tình trạng đau cổ do nằm sai tư thế. Còn với tình trạng đau lưng dưới do dây thần kinh bị viêm hoặc chèn ép có thể giảm bớt bằng cách đặt mép dày của gối nêm giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng.

Một chiếc gối nêm đặt giữa hai đầu gối có thể đặc biệt hữu ích giúp giảm đau thắt lưng trong giai đoạn cuối thai kỳ. Bạn cũng có thể dùng nó để nâng đỡ cẳng chân nhằm giảm phù nề (sưng) mắt cá chân.

Khi nhắc đến việc cung cấp sự hỗ trợ cho vùng lưng, một số người nhận thấy hai chiếc gối nêm có thể phát huy tác dụng tốt hơn một chiếc. Điều này đem lại hiệu quả giảm đau tốt hơn bằng cách đặt một chiếc gối ở đầu giường và một chiếc gối khác ở cuối giường với điểm đầu nhọn cuối dốc của gối hướng vào nhau.

Gối ở đầu giường nên được kê để nâng cao phần đầu và vai. Đùi phải tựa vào độ dốc lên của gối ở cuối giường. Tư thế này có thể giúp giảm áp lực dọc theo chiều dài của cột sống, mang lại giấc ngủ thoải mái hơn và sâu hơn. 

2.4. Giảm sưng tấy

Nếu bạn bị sưng tấy ở chân hoặc bàn chân, nó có thể làm bạn đau đớn và gây bất tiện trong các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra một số tình trạng có thể gây sưng phù ở chân và bàn chân. 

Việc nâng cao bàn chân khi ngủ có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc giảm đau và giảm sưng chân hiệu quả.

có nên dùng gối nêm
Kê chân lên gối nêm giúp giảm sưng tấy ở chân

2.5. Bệnh tăng nhãn áp

Với tình trạng này, chất lỏng dư thừa trong mắt làm tăng áp suất nội nhãn (IOP). IOP cao có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác và làm giảm thị lực, vì vậy điều quan trọng là phải giữ nó ở mức thấp.

Theo nghiên cứu, ngủ với đầu nâng cao bằng gối nêm khoảng 20 độ có thể giúp hạ thấp chỉ số IOP.

2.6. Tuyệt vời cho khoảnh khắc thân mật

Gối nêm có khả năng hỗ trợ rất tốt trong “chuyện chăn gối” của bạn với người bạn đời, cụ thể là nâng đỡ cho lưng và khớp của bạn theo nhiều cách khác nhau.

Nhiều sản phẩm trong số đó có hình dạng giống hệt như những chiếc gối nêm nhưng công dụng mà nó đem lại chỉ dừng ở mục đích tốt cho các tư thế quan hệ. Còn với gối nêm lại đem đến nhiều tác dụng về sức khỏe hơn thế nữa. 

2.7. Giảm chứng ợ nóng

Một trong những cách tốt nhất để giảm chứng ợ nóng là ngồi phắt dậy. Nhưng khi ngủ thì rất khó để làm được điều này. Tuy nhiên, với gối nêm, bạn được phép ngủ ở tư thế nâng cao đầu và thân trên một cách thoải mái. Điều này giúp hạn chế tình trạng ợ chua rất hiệu quả.

gối nêm có tốt không
Ngủ với gối nêm giúp tạo tư thế ngủ tuyệt vời

3. Cách sử dụng gối nêm 

Có vô số cách để sử dụng gối nêm, nhưng phổ biến nhất vẫn là 4 cách dưới đây: 

  • Đặt gối sát đầu giường: Đối với những người thích đọc hoặc xem TV trên giường, gối nêm có thể được đặt thẳng đứng tựa vào đầu giường. Điều này cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất theo một góc và giữ cho cột sống của bạn thoải mái hơn khi nghỉ ngơi, thư giãn. 
  • Đặt gối nằm ngang trên nệm:  Đối với người hay có thói quen ngủ nghiêng, gối nêm có thể được đặt nằm ngang trên nệm để tạo độ dốc nhẹ giúp nâng cao phần thân trên trong khi vẫn tạo sự thoải mái cho phần còn lại của cơ thể.
  • Đặt gối dưới đầu gối: Nếu bạn muốn giảm đau lưng và cải thiện tình trạng tuần hoàn máu ở chân, hãy đặt phần cao nhất của gối nêm ở dưới đầu gối và phần cẳng chân đặt dọc theo độ dốc của gối. 
  • Đặt gối trên đùi của bạn: Đối với những người thích sử dụng máy tính xách tay trên giường để làm việc hoặc xem phim, gối nêm có thể thay thế cho một chiếc giá đỡ và đặt trên đùi để có độ nghiêng tinh tế nhưng vẫn đủ thoải mái cho bạn làm việc.

Hãy thử các định hướng và cách đặt gối nêm ở những vị trí cơ thể khác nhau trên giường để khám phá ra những tư thế phù hợp với nhu cầu sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

sử dụng gối nêm
Gối nêm còn được sử dụng để thư giãn và làm việc

4. Cách chọn Gối nêm

Tất cả các loại gối nêm được thiết kế để hỗ trợ và nâng cao phần trên hoặc phần dưới của cơ thể. Chúng có thể được sử dụng để giúp giảm bớt triệu chứng của nhiều loại bệnh, nhưng cũng được sử dụng để thư giãn trên giường trong khi đọc sách hoặc xem phim. Vì có vô số các loại gối nêm trên thị trường, bạn có thể ghi nhớ những điều sau đây để giúp việc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn. 

4.1. Kích thước

Gối nêm có kích thước từ 20 đến 24 inch cả chiều dài và chiều rộng, với các chiều cao khác nhau. Kích thước và hình dạng của một chiếc gối nêm giúp giữ cho người ngủ được nâng cao phần thân trên hoặc thân dưới suốt đêm. 

Vì gối nêm có thể lớn hơn gối tiêu chuẩn thông thường, vì vậy bạn nên lưu ý kích thước của đệm trước khi mua sắm. 

kích thước gối nêm
Gối nêm có nhiều kích thước khác nhau

4.2. Độ nghiêng

Độ nghiêng của một chiếc gối nêm có thể được đo bằng inch hoặc bằng độ. Hầu hết các gối nêm có chiều cao từ 6 đến 12 inch, hoặc 30 đến 45 độ. Những người mắc chứng trào ngược axit hoặc ngưng thở khi ngủ thường sử dụng các loại gối có góc nghiêng ở mức độ trung bình. Gối có độ nghiêng cao hơn có thể có ích cho những người mua sắm gối với mục đích thư giãn hoặc dùng để làm việc trên giường. 

4.3. Hình dáng

Gối nêm có dạng hình tam giác, có độ dốc dần từ trên xuống dưới. Mặc dù tất cả các loại gối nêm đều có hình dạng dễ nhận biết này, nhưng chúng có thể khác nhau về kích thước và cấu tạo. 

Một số gối nêm có bề mặt đường viền được thiết kế để giảm áp lực và tác động vào các vùng như cổ và vai. Một số loại khác lại thiết kế với bề mặt hoàn toàn bằng phẳng ở hai bên gối.

hình dáng gối nêm
Đa số các loại gối nêm đều có hình tam giác

4.4. Trọng lượng 

Trọng lượng của gối nêm phụ thuộc vào loại và mật độ foam được sử dụng để cấu tạo nó. Gối nhẹ hơn sẽ dễ di chuyển hoặc điều chỉnh khi cần thiết, nhưng gối nặng hơn có nhiều khả năng giữ nguyên vị trí trên giường tốt hơn.

4.5. Độ vững chắc 

Gối nêm thường được cấu tạo bằng một khối foam vững chắc. Vì vậy hầu hết đều có độ cứng từ trung bình đến cao. Điều này giúp gối giữ được hình dạng suốt đêm, hỗ trợ người ngủ và giữ cho phần thân trên được nâng cao. 

Gối nêm cứng vừa phải có thể thoải mái hơn cho người ngủ nghiêng, trong khi người ngủ ngửa thường thích gối có bề mặt chắc chắn và cứng hơn. 

độ vững chắc gối nêm
Gối nêm thường là một khối foam vững chắc

4.6. Chất lượng vật liệu 

Chất lượng của vật liệu được sử dụng làm gối ảnh hưởng đến tuổi thọ của gối. Đối với những người có ý định sử dụng gối nêm hàng đêm, thì việc chọn loại gối được làm bằng chất liệu cao cấp sẽ đảm bảo chiếc gối giữ được hình dạng của nó. Foam mật độ thấp có nhiều khả năng bị biến chất hoặc chảy xệ khi sử dụng trong thời gian dài. 

4.7. Khả năng điều chỉnh nhiệt độ 

Những người mua gối sẽ muốn tìm một chiếc gối nêm giúp điều chỉnh nhiệt độ. Đặc biệt nếu họ hay bị đổ mồ hôi khi ngủ. Foam có xu hướng giữ nhiệt, nhưng một số gối nêm hiện nay đã được cải tiến để khắc phục tình trạng này. 

Gối nêm có thể được bổ sung thêm một lớp gel lạnh để thoát nhiệt tốt hơn hoặc một tấm che thoáng khí giúp tăng lưu thông không khí và loại bỏ nhiệt và độ ẩm.

nhiệt độ gối nêm
Nhiều loại gối nêm được bổ sung lớp gel giúp làm mát và hạn chế tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ

5. Kết luận 

Gối nêm là một sản phẩm đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe và giấc ngủ cho người dùng. Sử dụng gối nêm một thời gian dài không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn làm giảm tình trạng của một số bệnh lý. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm về một loại gối trên thị trường hiện nay. 

Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/best-pillows/best-wedge-pillow 

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM