Từ lâu, con Hạc đã trở thành biểu tượng phong thuỷ may mắn và sức khỏe cho gia chủ. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của loài chim này cũng như cách đặt tranh chim sao cho hợp phong thuỷ, mang đến vượng khí bạn nhé!
Nội Dung Chính
1. Con hạc là con gì?
Hạc là loài đứng đầu thuộc họ lông vũ, chúng còn được biết đến với những tên gọi là Đại Điểu hay Phất Phẩm Điểu, loài chim này có tính cách như người quân tử. Chim Hạc còn mang ý nghĩa của tầng cao, báo hiệu sự chuyển mùa, đồng thời đại diện cho thế lực thiên nhiên từ trời xanh.
Dân gian thường có câu “Hạc thọ thiên tuế”, “Thọ bất khả lượng” nhằm chỉ ra rằng chim Hạc có thể sống đến ngàn năm và không thể đếm được. Vậy nên trong phong thuỷ, người ta thường tặng nhau vật phẩm có chim Hạc như tranh vẽ, đồ chạm khắc, câu đối hoặc bình phong in hình Hạc để chúc nhau may mắn và sống lâu trường thọ.
2. Biểu tượng con chim Hạc ở các quốc gia trên thế giới
2.1. Biểu tượng của con Hạc ở Trung Quốc
Tại đất nước này, Hạc là một loài chim cao quý, mang biểu tượng phong thuỷ và được xếp hạng thứ hai sau Chu Tước ở trong lịch sử, nghệ thuật, văn hoá Trung Quốc. Theo đó có rất nhiều truyền thuyết về loài chim này nhưng cổ nhân đã đúc kết lại thành tứ danh Hạc với bốn màu sắc là đen, vàng, trắng, xanh thể hiện sự trường thọ và thông minh của con người.
Trong hội hoạ, con Hạc xuất hiện với bộ lông trắng muốt được gọi là Bạch Hạc, biểu tượng cho sự thanh cao, tinh khôi và quyền quý. Sách cổ Trung Quốc ghi lại những đức tính của chim Hạc như một người quân tử, không đam mê dục vọng, sống trong sạch và thuần khiết với tiếng kêu thánh thót.
Ngoài ra, với những người đức cao vọng trọng khi qua đời sẽ được người dân Trung Quốc gọi là “cưỡi Hạc quy tiên”. Vậy nên trong đám tang người Trung Quốc, con Hạc thường sẽ được đặt ở giữa nắp áo quan.
Trong võ thuật Trung Hoa còn có một môn võ Bạch Hạc Quyền thuộc hệ thống ngũ hình quyền nhằm mô phỏng động tác cùng khả năng giữ thăng bằng của chim Hạc. Môn võ này thể hiện thế đòn mở rộng tương tự như Hạc xoè cánh, gọi là Hạc dực.
2.2. Biểu tượng chim Hạc ở Nhật Bản
Trong văn hoá Nhật Bản, đây là loài chim thiêng liêng, là biểu tượng cho sức khoẻ, sự trường tồn, hạnh phúc. Đồng thời chúng còn đại diện cho trí tuệ, danh dự, sự chung thuỷ ở trong cuộc sống. Đặc biệt, đây là loài chim lớn nhất của đất nước này, được người dân xem như biểu tượng của thiên nhiên và báu vật của quốc gia và được gọi là “loài chim hạnh phúc”. Hình ảnh của loài chim này xuất hiện ở nhiều nơi như in trên lá bài Hana-fuda hay in trên tờ 1000 yên Nhật.
Người Nhật còn tin rằng khi xếp đủ một nghìn con Hạc giấy sẽ được thực hiện một điều ước an lành, hạnh phúc và thuận lợi. Hơn nữa, loài chim này còn là biểu tượng sự hoà hợp trong cuộc sống vợ chồng mang đến sự hạnh phúc cho mọi nhà.
2.3. Biểu tượng của chim Hạc ở Việt Nam
Tại Việt Nam, chim Hạc được xem là loài chim quý, xuất hiện cùng những vị thần và tượng trưng cho sự trường thọ giống như nền văn hoá khác.
Khi đến tham quan khu đền, miếu, đình hay chùa ta sẽ thấy được những tượng điêu khắc hình Hạc cưỡi ở trên lưng Rùa. Thỉnh thoảng, hình tượng này cũng xuất hiện ở bộ đỉnh đồng thờ gia tiên. Hình tượng này biểu trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu và có ý nghĩa về mặt thời gian, vũ trụ.
Hình ảnh chim Hạc đứng ở trên lưng Rùa là biểu tượng cho “thọ đội thọ” bởi hai linh vật này có tuổi thọ cao, thể hiện khát vọng đẹp cùng sức sống bền bỉ, nên hình ảnh này thường xuất hiện trong vật phẩm phong thuỷ mà mọi người tặng nhau, mang ý nghĩa chúc phúc cho người nhận.
3. Ý nghĩa phong thuỷ của con Hạc đầy đủ, chi tiết nhất
3.1. Là linh vật trong đạo giáo
Theo truyền thuyết, tiên nhân thường cưỡi Hạc để di chuyển nên được gọi là Hạc ngự, Hạc giá, vậy nên người ta thường dùng từ ngữ này để chỉ những vị thần tiên, đạo sĩ tu tiên… Loài chim Hạc mang khí phách phong độ của bậc tiên nhân đạo sĩ nên được cho là có mối quan hệ mật thiết với thần tiên hay linh vật Đạo giáo.
3.2. Loài chim mang vẻ đẹp của sự quyền quý, cao sang
Chim Hạc là hiện thân cho sự cao quý luôn được mọi người coi trọng, trong sách cổ có ghi chép rằng Hạc được miêu tả như một người quân tử thuần khiết, khí phách, trong sạch và không dâm, không dục.
3.3. Biểu tượng cho sự trường thọ
Do có tuổi thọ rất dài nên người ta thường cho rằng Hạc là loài chim tượng trưng cho sự trường thọ. Vậy nên hình ảnh chim Hạc được sử dụng để trang trí trên những vật phẩm chúc thọ như tranh, câu đối, bình phong… nhằm biểu đạt lời chúc trường thọ, sự bền vững và thành công trong sự nghiệp.
3.4. Biểu tượng gia đình hạnh phúc
Hình ảnh con Hạc trở thành nguồn cảm hứng cho những tác phẩm nghệ thuật điển hình như đôi Hạc, bầy Hạc ở bên gốc Tùng… Sự kết hợp này là biểu tượng của gia đình êm ấm, hạnh phúc, tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi, con cháu đầy đàn, gia đình êm ấm.
4. Một số hình tượng Hạc phong thuỷ được sử dụng rộng rãi nhất
Bởi mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ nên con Hạc được sử dụng rộng rãi trong vật phẩm trang trí như tranh phong thuỷ, công trình kiến trúc, vật phẩm phong thuỷ… Dưới đây là một số hình tượng Hạc phong thuỷ mà bạn có thể bắt gặp:
Hạc bay vút lên trời
Hình ảnh này thể hiện hy vọng vươn tới một thế giới mới với những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó. Bên cạnh đó, theo quan niệm người xưa, Hạc bay vút lên trời còn có nghĩa là đưa người khuất về cõi vĩnh hằng. Bởi vậy chim Hạc cũng thường được đặt ở nắp áo quan trong đám tang.
Hạc trắng có lông đỏ ở trên đỉnh đầu
Chim Hạc có lông đỏ ở trên đầu mang đến sự may mắn, giúp gắn kết, cải thiện tình cảm trong những mối quan hệ giữa thành viên trong gia đình.
Thọ tinh cưỡi Hạc
Hình này Thọ tinh cưỡi Hạc bay lượn trên trời với chúng tiên nhân vây quanh chính là biểu tượng cho sức khoẻ dồi dào và sự trường thọ, may mắn.
Tùng Hạc diên niên
Tùng là loại cây chịu được thời tiết khắc nghiệt, là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt. Sự kết hợp giữa Tùng và Hạc sẽ tượng trưng cho sự kiên cường, bất khuất và không ngừng cố gắng, vươn lên trong cuộc sống.
Hạc đứng ở trên phiến đá
Hạc đứng trên phiến đá còn gọi là nhất phẩm đương triều, đây là hình ảnh đại diện cho sức sống mãnh liệt và sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn và thử thách.
5. Hướng dẫn đặt tranh Hạc phong thuỷ thu hút vượng khí
Khi bài trí tranh Hạc phong thuỷ, gia chủ cần chú ý hướng đặt tranh sao cho phù hợp nhằm thu hút vượng khí, mang đến may mắn, cát tường cho gia đình. Theo đó, bạn có thể tham khảo những hướng ở dưới đây:
- Hướng Đông: Sẽ tốt cho con trai, cháu trai ở trong nhà
- Hướng Tây: Mang đến sự may mắn, thuận lợi cho con cái
- Hướng Nam: Mang đến cơ hội, giúp thăng tiến trong sự nghiệp, đây được coi là hướng tốt nhất để treo tranh Hạc trong nhà.
- Hướng Bắc: Khi gia đình của bạn là trường họ thì có thể bài trí tranh hạc theo hướng này.
Trên đây là giải đáp những thắc mắc con Hạc cùng ý nghĩa phong thuỷ của loài chim này mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Chúc bạn có thêm thông tin thú vị và hữu ích!
>>Đọc thêm:
Bạch Hổ là gì? Ý nghĩa hình ảnh Bạch Hổ trong phong thủy
Tỳ hưu phong thủy là gì? Ý nghĩa linh thiêng của tỳ hưu