Những người yêu chó chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với chó Mông cộc – loại chó được mệnh danh là Quốc khuyển của Việt Nam. Mông cộc nổi tiếng nhờ sự thông minh, gan dạ và trung thành tuyệt đối, luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mà chủ nhân giao phó. Mời bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm cũng như bàng giá giống chó này cập nhật mới nhất thông qua bài viết sau đây.
Nội Dung Chính
1. Chó Mông cộc là chó gì? Nguồn gốc của chúng
Chó Mông cộc vốn có tên gọi đầy đủ là chó H’mông cộc, lai tạo từ nguồn gen của chó rừng với loài chó bản địa đặc trưng ở vùng Tây Bắc. Chúng được biết đến như loài vật nuôi quen thuộc của người đồng bào H’mông, theo chân họ trong suốt quá trình di cư từ thời xa xưa. Ban đầu, chúng thường được nuôi dưỡng để giữ nhà, canh gác hoặc săn mồi, trước khi mang đi huấn luyện chuyên nghiệp như ngày nay.
Việc sở hữu những nét tính cách đặc biệt đã giúp cho Mông cộc dần trở thành ‘cộng sự’ quen thuộc của cảnh sát Việt Nam trong công tác theo dấu và phòng chống, bắt giữ tội phạm. Trên thực tế, loài chó này còn vinh dự góp mặt trong Tứ đại Quốc khuyển được người dân hết lòng yêu mến – bên cạnh chó lài Sông Mã, chó xù Bắc Hà và chó Phú Quốc.
2. Đặc điểm của chó Mông cộc
Tương tự như các giống chó địa phương khác, giống chó này cũng sở hữu những đặc điểm tính cách và ngoại hình hết sức đặc trưng. Cụ thể:
2.1 Ngoại hình
Nhìn chung, giống mông cộc vẫn sở hữu những đặc điểm nổi bật của một giống chó săn mồi cỡ vừa thuần túy: hoạt bát, nhanh nhẹn nhưng vẫn hết sức tinh nghịch, đáng yêu. Nổi bật hơn cả là:
- Kích thước cơ thể thuộc nhóm trung bình, cá thể chó Mông cộc trưởng thành thường nặng khoảng 15 – 25kg, trong khi chiều dài đạt chừng 50 – 55cm. Đặc biệt, cho Mông cộc đực có khối lượng lớn hơn đáng kể so với chó cái
- Thân hình chó Mông cộc tương đối tròn trịa và mũm mĩm; vai nhô cao; lưng rộng, dài và có một vết lõm nên khi nhìn vào tạo cảm giác to khỏe và mạnh mẽ
- Trên ngực xuất hiện một chiếc xương giả khá lớn
- Lông dày nhưng ngắn, gồm ba màu phổ biến là vẹn, hung đen và nâu. Phần đầu tròn, hộp sọ lớn, hai tai dựng đứng và mắt to lanh lợi. Răng của chó Mông cộc có từ 6 – 8 cạnh – tiêu biểu ở các giống chó săn nhằm cắn giữ hoặc xé thịt con mồi
2.2 Tính cách
Bên cạnh ngoài hình đáng yêu, chó Mông cộc còn được hội con sen hết lòng săn đón nhờ những khía cạnh tính cách có một không hai. Ví dụ như:
- Thông minh, học hỏi nhanh và có trí nhớ tốt
- Có bản năng bảo vệ lãnh thổ vượt trội so với các giống chó khác
- Năng động, lanh lợi, nhiệt tình
- Biết nghe lời, đặc biệt trung thành và dễ dạy bảo
- Tích cực, thích đùa nghịch và luôn thân thiện, đặc biệt là với trẻ em
- Khỏe mạnh, dễ chăm sóc và có sức đề kháng tốt
3. Phân loại chó Mông cộc
Ngày nay, dựa trên độ dài của đuôi, chó Mông cộc được phân loại thành 3 giống riêng biệt với những đặc tính khác nhau. Bao gồm:
- Mông cộc tịt: phần đuôi siêu ngắn, gần như tiêu biến nên trông như không có đuôi
- Mông cộc thỏ: phần đuôi của chúng dài khoảng 3 – 5cm, trông như đuôi của loài thỏ
- Mông cộc lửng: đây là giống có đuôi dài nhất trong 3 loại, dài từ 8 – 15cm tùy cá thể
Với những người có kinh nghiệm nuôi chó thì Mông cộc nào có đuôi càng ngắn thì càng được đánh giá cao, do đó giá bán của chúng cũng chênh lệch đáng kể. Nổi tiếng nhất phải kể đến chó Mông cộc tịt, tiếp theo là Mông cộc thỏ.
4. Cách nuôi và chăm sóc chó Mông cộc
4.1 Thức ăn và khẩu phần ăn của chó Mông cộc
Để chó Mông cộc khỏe mạnh và phát triển tự nhiên, người nuôi cần đặc biệt chú ý đến việc xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với từng giai đoạn cũng như độ tuổi nhất định. Khi còn nhỏ, chúng cần cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ, đảm bảo ăn chín uống sôi để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Về sau, chủ nhân có thể bổ sung thêm đồ sống, đặc biệt là các loại thịt để xây dựng cơ bắp thêm rắn chắc.
Nếu đang nuôi chó Mông cộc, bạn đừng quên tẩy giun định kỳ cho chúng mỗi tháng 1 lần trong khoảng 6 tháng đầu tiên nhé!
4.2 Lưu ý khi vệ sinh cho chó Mông cộc
Vì chó Mông cộc rất ưa đùa nghịch nên chủ nuôi cần tắm cho chúng thường xuyên với tần suất khoảng 1 lần/tuần để lông và da không bị vi khuẩn tấn công. Sau khi tắm, hãy dành thời gian để sấy hoặc lau khô lông nếu có thể. Việc giữ bộ lông của chúng luôn khô ráo sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị nấm hay mắc các bệnh về phổi do nhiễm lạnh.
4.3 Các vấn đề sức khỏe cần quan tâm khi nuôi chó Mông cộc
Có thể nói, chó Mông cộc có cơ địa tương đối khỏe mạnh, lại siêng vận động nên rất ít khi bị bệnh. Mặt khác, chúng cũng có nền tảng sức khỏe cùng hệ thống miễn dịch tốt. Tất cả nhằm thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở các vùng rừng núi phía Bắc. Tuy nhiên, chớ nên chủ quan vì chúng vẫn có thể mắc một số bệnh lý thường gặp ở chó như viêm phổi, nhiễm giun sán, nấm và viêm da,…
4.4 Cách huấn luyện chó Mông cộc
Cách đơn giản nhất để huấn luyện chó Mông cộc biết tuân theo hiệu lệnh là dùng thức ăn làm phần thưởng. Với phương pháp này, bạn có thể dễ dàng tập cho chúng di chuyển, đứng hoặc ngồi theo ý muốn. Khi đưa ra mệnh lệnh, chủ nhân cần hướng sự tập trung qua việc nhìn thẳng, đồng thời truyền đạt to và rõ ràng mọi yêu cầu, chỉ dẫn. Tuy nhiên, quá trình này cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và bình tĩnh từ phía người hướng dẫn, nếu kiên trì thì chúng nhất định sẽ khiến bạn phải bất ngờ.
5. Cách nhận biết chó Mông cộc thuần chủng
Dựa vào những đặc điểm hình thể đã đề cập ở trên, người mua có thể nhận diện chó Mông cộc thuần chủng thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Đuôi ngắn
- Lông ngắn, không xù và thuần màu (nâu, đen hung và vện)
- Cơ thể cân đối, vai rộng và có vết hõm
- Gồm 42 chiếc răng, trong đó răng nanh có từ 6 – 8 cạnh
- Tai nhỏ và luôn dựng đứng
6. Bảng giá chó Mông cộc thuần chủng mới nhất
Đứng trước nhu cầu mua sắm ngày càng tăng lên, chó Mông cộc thuần chủng đang được bán với giá khoảng 2 – 8 triệu/cá thể. Điều này tùy thuộc vào giới tính, ngoại hình cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi con. Riêng chó Mông cộc đã qua lai tạp với giống khác sẽ rẻ hơn đáng kể, chỉ dao động từ 500.000 – 2 triệu/con.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về nguồn gốc, đặc điểm cũng như tính cách đặc trưng của chó Mông cộc. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định về giống chó độc đáo này, qua đó lựa chọn được một người bạn đồng hành như ý. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Xem thêm:
- Chó Samoyed: tổng hợp các đặc điểm, nguồn gốc, cách nuôi và bảng giá chó chi tiết
- Chó corgi là chó gì? Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá
- Chó đốm có nguồn gốc từ đâu? Cách chăm sóc và giá bán ra sao?