Chuyện quanh ta

Chó đốm có nguồn gốc từ đâu? Cách chăm sóc và giá bán ra sao?

CẬP NHẬT 04/03/2023 | BỞI Minh Anh

Những chú chó đốm với “màu da” đặc biệt đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người yêu thú cưng. Chúng đáng yêu, thông minh lại vô cùng biết nghe lời chủ. Vậy chó đốm có nguồn gốc từ đâu? Cách chăm sóc có khó không và giá bán như thế nào? Hãy cùng Vua Nệm giải đáp ngay những thắc mắc này của bạn nhé.

Những chú chó đốm vừa thông minh lại nhanh nhẹn 
Những chú chó đốm vừa thông minh lại nhanh nhẹn

1. Chó đốm có nguồn gốc từ đâu? 

Chó đốm còn được biết đến với tên gọi khác là chó Dalmatian. Giống chó này có nguồn gốc từ vùng Dalmatian của Croatia. Theo một số nhà nghiên cứu cho thấy, tổ tiên của chúng chính là chó Great Dane khổng lồ, dũng mãnh.

Đặc tính của những chú chó đốm chính là sở hữu bản tính hung hăng của giống chó săn. Tuy nhiên, sau khi được nhân giống và nuôi rộng rãi, chúng đã dần được thuần hóa và tính cách cũng trở nên hiền hòa và gần gũi hơn với con người.

Tìm hiểu chó đốm có nguồn gốc từ đâu
Tìm hiểu chó đốm có nguồn gốc từ đâu

Thông thường những chú chó đốm sẽ cao 56 – 61cm, nặng 15 – 32kg. So với những chú chó cái, chó đốm đực sẽ có ưu thế hơn về ngoại hình và thể lực, thậm chí kể cả tố chất cũng trội hơn rất nhiều. Khi nhìn vào, bất kỳ ai cũng đều thấy được chúng có thân hình khá thon gọn và ít khi có mỡ thừa. 

Một số đặc trưng để nhận biết như:

  • Có phần ngực nở rộng và sâu nên nhìn rất vạm vỡ.
  • Phần bụng và eo hóp lại, trông khá thon gọn và săn chắc. 
  • Chân và lưng dài và thẳng, đệm chân hình tròn trụ.
  • Phần đầu không quá to, mõm dài và vuông vắn, trong khi đó mũi lớn và mắt nhỏ.
  • Có thính giác rất nhạy bén.

2. Phân loại các giống chó đốm

Rất nhiều người lầm tưởng rằng tất cả những chú chó đốm tồn tại hiện nay đều giống nhau, nhưng thực tế lại không phải vậy. Ở thời điểm hiện tại, chúng được chia thành các nhóm sau đây.

2.1. Chó đốm thuần chủng

  • Hiểu một cách đơn giản rằng chúng sẽ được phân loại dựa trên mức độ thuần chủng.
  • Chúng phải được sinh ra từ cả mẹ và bố đều giống chó đốm thuần chủng, không lai tạp. 
  • Giống chó này sẽ sở hữu đầy đủ những đặc điểm và phẩm chất của tổ tiên.
  • Nếu so với chó lại, chúng được bán ra với giá cao hơn.

2.2. Chó đốm lai

  • Những chú chó đốm lai có sự độc đáo về ngoại hình và tính cách. 
  • Chúng là “kết tinh” của sự lai tạo từ bố hoặc mẹ là chó đốm thuần chủng với một dòng chó khác. 
  • Một số loại chó đốm lai phổ biến như: Chó đốm lai chó Poodle, chó đốm lai chó Nhật, chó đốm lai Becgie, chó đốm lai chó Phú Quốc, chó đốm lai Pitbull hay kể cả chó đốm lai chó cỏ.

Ngoài ra, chó đốm còn được phân loại dựa trên màu lông. Thông thường, giống chó đốm Dalmatian đều sở hữu bộ lông ngắn, có màu trắng chủ đạo và tô điểm thêm những đốm màu đen hoặc nâu. Đặc điểm này giúp chúng trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.

Chó đốm hiện đang phân chia thành nhiều giống khác nhau
Chó đốm hiện đang phân chia thành nhiều giống khác nhau

3. Đặc điểm tính cách của giống chó đốm

Có rất nhiều lý do để giống chó đốm trở thành nhóm vật nuôi rất được yêu thích. Chúng tinh nghịch, hiếu động nhưng lại rất trung thành và thân thiện. Chắc chắn sẽ xuất hiện của những chú chó đốm sẽ giúp cho cuộc sống của bạn thêm phần thú vị đấy.

Chó Dalmatian rất thông minh và biết vâng lời chủ nhân. Vì thế chúng không chỉ trở thành thú cưng trong nhà mà còn được huấn luyện thành chó cảnh vệ, cứu hộ. Chúng luôn tràn đầy năng lượng để chạy nhảy và nô đùa, giúp cho không khí trở nên vui vẻ hơn bao giờ hết.

Chúng loại còn có khả năng ghi nhớ tốt và khá nhạy bén. Chó đốm dường như có thể ghi nhớ mọi hành động và cử chỉ của chủ nhân, kể cả khi bạn đang khen thưởng hay trách phạt. Chúng lại còn rất dũng cảm và bản lĩnh, luôn sẵn sàng xả thân để bảo vệ chủ nhân của mình trong những trường hợp nguy hiểm. 

4. Lý do nên nuôi giống chó đốm

Với những thông tin vừa được chia sẻ bên trên, bạn chắc hẳn cũng đã phần nào nắm được đặc trưng của giống chó này rồi phải không. Tiếp tục tìm hiểu qua những thông tin sau để biết được lý do vì sao nên nuôi chó đốm:

  • Chó đốm hiền lành, thân thiện với trẻ em, có thể an tâm nuôi dưỡng chúng.
  • Giống chó này lại rất trung thành với người nuôi chúng.
  • Chúng kiên cường, dũng mãnh luôn sẵn sàng bảo vệ chủ nhân bất cứ lúc nào.
  • Sự tinh nghịch đáng yêu của chó đốm sẽ mang lại niềm vui và tiếng cười cho chủ nhân, nhất là trẻ nhỏ.
  • Chúng còn rất nhạy bén và có mức độ cảnh giác khá tốt, chắc chắn sẽ giúp bạn chống trộm hiệu quả.
Tính cách của chó đốm
Những chú chó đốm hiền lành nên rất dễ nuôi

5. Cách nuôi chó đốm có khó không?

Tương tự như những giống chó khác tại Việt Nam, cách nuôi chó đốm cũng cực kỳ đơn giản. Chúng dường như không kén ăn, nên phát triển rất tốt. Dưới đây là một số lưu ý về thực phẩm dành cho chó đốm.

5.1. Thức ăn dành cho chó đốm

Giống chó đốm có thể ăn được cả thức ăn chuyên dụng dành riêng cho chó và thức ăn tự nhiên. Cụ thể:

  • Đối với thức chuyên dụng: Người nuôi cần phải chọn lựa sao cho phù hợp với giống chó đang nuôi, kích cỡ và độ tuổi chúng. 
  • Đối với thức ăn tự nhiên: Người nuôi cần chế biến thức ăn từ những loại nguyên liệu tươi sạch, đồng thời phải nấu chín đúng cách.

Để chó đốm có thể phát triển tốt nhất tốt hơn hết bạn nên thêm một số loại thực phẩm sau đây vào khẩu phần ăn của chúng: ngũ cốc, các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,…), các loại rau củ (cà rốt, dưa chuột, bí xanh, bắp cải, củ cải đường, ớt chuông,…), thịt nạc và nội tạng, cá cùng một số loại trái cây tươi.

Tránh cho chó đốm ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ mặn, thịt xông khói, hay kể cả những món ăn có nhiều gia vị và thịt mỡ. Các loại thực phẩm chứa protein có nguồn gốc từ thực vật cũng không tốt cho sức khỏe của chúng. 

5.2. Cách chăm sóc, vệ sinh chó đốm hiệu quả

Môi trường sống:

Những chú chó đốm khá khỏe và hiếu động, vì thế yêu cầu người nuôi cần phải cho chúng hoạt động mỗi ngày để giải tỏa năng lượng. Chính vì thế, việc nuôi chúng ở những nơi có sân vườn rộng rãi là lựa chọn tuyệt vời. Những không gian rộng rãi như thế này sẽ giúp những chú chó đốm thoải mái vui chơi và giải trí. 

Trong trường hợp nuôi chó đốm ở nơi không có sân vườn hoặc chung cư, bạn cần phải thường xuyên dắt đi dạo để chúng có thể được giải tỏa mọi căng thẳng. Đây là cách tốt nhất để chúng có thể phát triển bình thường.

Hướng dẫn cách nuôi chó đốm
Nuôi chó đốm ở khu vực rộng rãi để chúng có thể chạy nhảy thoải mái

Hướng dẫn cách chăm sóc lông chó:

  • Bộ lông của chó đốm khá ngắn nên tương đối sạch sẽ vì không bị bám bẩn quá nhiều, vì thế người nuôi có thể tắm cho chúng khoảng 1 lần/tháng.
  • Sau khi tắm, cần phải sử dụng lược chuyên dụng để chải lông.
  • Tiến hành sấy lông cho thật khô ráo để tránh tình trạng chó bị rụng lông, và ngừa bệnh viêm da hiệu quả.

Hướng dẫn cách vệ sinh cơ thể chó đốm:

  • Thường xuyên sử dụng khăn mềm hoặc bông gòn thấm dung dịch chuyên dụng sau đó thoa nhẹ vùng mắt của cún.
  • Đối với vùng mũi, có thể rửa sơ bên ngoài bằng nước sạch, sau đó dùng nước muối sinh lý để làm sạch triệt bên trong khoang mũi.
  • Thường xuyên sử dụng khăn mềm để loại bỏ chất bẩn vùng tai của chó đốm, đồng thời bắt ve chó và bọ chét nếu có.

5.3. Các vấn đề về sức khỏe của chó đốm

Mặc dù là giống chó khỏe mạnh nhưng trong một số trường hợp, các chú chó đốm cũng có thể mắc các vấn đề về sức khỏe như:

  • Điếc di truyền: Các chú chó đốm có thể bị điếc trọn vẹn hoặc điếc một bên tai.
  • Sỏi niệu: Đối với những chú chó mắc bệnh này, người nuôi cần phải cho chúng uống đủ nước và không cho ăn những loại thức ăn không chứa nhiều purin.
  • Dị ứng da: Tùy vào từng dạng dị ứng sẽ có cách xử lý khác nhau, một trong số đó chính là sử dụng thuốc hít mũi.
  • Loạn sản xương hông: Tình trạng xương đùi không vừa khít với ổ chậu của khớp háng khiến việc đi lại của các chú chó rất khó khăn, về sau chúng rất dễ bị viêm khớp.
  • Loạn sản cơ vòng mống mắt: Đây là bệnh lý khiến cho mắt của những chú chó nhạy cảm với ánh sáng mạnh, thị lực về đêm kém, thậm chí còn gây mù một phần hoặc toàn bộ.
  • Bệnh răng miệng: Có thể bạn không ngờ đến nhưng khoảng 80% chó đốm mắc bệnh răng miệng. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ bị tổn thương thận, gan, tim và khớp ở chó.
  • Béo phì: Những chú chó đốm mắc bệnh này rất dễ mắc những bệnh về khớp, rối loạn chuyển hóa và tiêu hóa, đau lưng và kể cả bệnh tim.
  • Một số bệnh lý khác như: Bệnh di truyền về mắt, rối loạn gan, bệnh tim, động kinh, bệnh khớp,… 

5.4. Lưu ý khi nuôi chó đốm

  • Thường xuyên tiêm ngừa cho chó đốm là điều cần thiết.
  • Chỉ nên cho chó ăn ít thịt đỏ, nội tạng, thịt gà,… vì chúng rất dễ bị gout.
  • Chúng rụng lông nhiều nên cần được chải lông thường xuyên. 
  • Tránh cho chúng tiếp xúc với chó dại.

>>>Đọc thêm: Top 555 tên đặt cho chó mèo hay, ý nghĩa và dễ thương nhất

6. Giá bán chó đốm tại Việt Nam

Hiện tại, giống chó đốm trong nước (những chú chó con vừa mới tách đàn, có lông trắng đốm đen) thường được bán ra với giá khoảng 4 – 4,5 triệu đồng. Trong khi đó giống chó đốm nhập từ nước ngoài lại có giá cao hơn:

  • Những chú chó nhập từ các trại nhân giống ở Thái Lan, Indonesia (giống chó có độ thuần chuẩn cao, đốm đều màu và được tiêm chủng đầy đủ) sẽ có giá dao động khoảng 6 – 8 triệu đồng. 
  • Những chú chó đốm được nhập khẩu từ châu Âu sẽ  bán ra với giá khoảng 36 – 116 triệu đồng.

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến giống chó đốm mà Vua Nệm muốn chia sẻ đến bạn. Tìm đến những cơ sở uy tín và chọn mua ngay cho mình một chú thú cưng đáng yêu nhé.

>>>Đọc ngay:

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh