A – Z cách nuôi mèo con mới về nhà mà “con sen” cần lưu ý

CẬP NHẬT 26/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Mèo là loại động vật thú cưng được yêu thích nhất với hình dáng nhỏ nhắn, đáng yêu và có thể đồng hành cùng bạn như 1 “người bạn” tri kỷ. Nếu bạn muốn rước 1 bé mèo con mà còn lăn tăn chưa biết cách nuôi mèo con như thế nào thì hãy cùng theo dõi tất tần tật kinh nghiệm nuôi mèo ngay dưới đây của Vua Nệm

1. Cách nuôi mèo con mới đẻ vẫn còn mẹ

Dưới đây là cẩm nang nuôi mèo con mới đẻ mà bạn cần lưu ý để chăm sóc cho chúng 1 cách tốt nhất.

1.1. Cách nuôi mèo con khi mèo mẹ sinh nở

Khi mèo mẹ chuẩn bị sinh nở, tức là lúc chuyển dạ, “con sen” nên chuẩn bị 1 cái tổ thật êm ái, quen thuộc để mèo mẹ có thể yên tâm sinh đẻ. Đặc biệt, khi sinh, bạn nên đứng gần đó để quan sát, không nên đứng quá gần khiến mẹ mèo bị “áp lực” mất tập trung. Bạn nên chuẩn bị thức ăn loãng như cháo để mèo lấy lại sức sau khi sinh những bé mèo. 

cách nuôi mèo con mới đẻ
Hướng dẫn cách nuôi mèo con khi mèo mẹ sinh nở

1.2. Bổ sung dinh dưỡng cho mèo mẹ

Sau khi đã hạ sinh thành công, mẹ mèo sẽ kiệt sức vì vậy bạn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của chúng. Điều này là vô cùng cần thiết để mèo lấy lại sức chăm sóc mèo con và có sữa để mèo con bú. Nếu có điều kiện, trước đó bạn nên sắm những thực phẩm dinh dưỡng để bổ sung chất cho mèo sau khi sinh. 

1.3. Đừng quên bổ sung dinh dưỡng cho mèo con

Bổ sung dinh dưỡng cho mèo con mới sinh đóng vai trò quan trọng giúp chúng khỏe mạnh và phát triển. Chất dinh dưỡng cần thiết nhất của mèo con chính là sữa mẹ. Nếu mèo mẹ có đủ sữa để chăm con thì bạn không cần can thiệp quá nhiều. Tuy nhiên, nếu mèo mẹ không có sữa hoặc ít sữa, bạn cần bổ sung nguồn sữa ngoài dành cho mèo con để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. 

cách nuôi mèo con mới sinh
Sữa mẹ là chất dinh dưỡng cần thiết và tốt nhất dành cho mèo con

1.4. Tập cho mèo con đi vệ sinh

Cách nuôi mèo con ngoài bổ sung chất dinh dưỡng, bạn cần rèn luyện để mèo con biết cách đi vệ sinh. Việc này sẽ được mèo mẹ dạy chúng tuy nhiên bạn nên hỗ trợ chúng như tập cho mèo con đi vệ sinh vào khay cát để mèo nhận biết và hình thành thói quen. Đây là thời gian quan trọng giúp mèo con nhận thức và hình thành thói quen, vì vậy bạn cần kiên nhẫn và dạy chúng khoảng 3-4 lần. Lúc này mèo con đã biết và có thói quen sẽ giúp công việc chăm sóc mèo con của bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều. 

2. Cách nuôi mèo con không có mèo mẹ

Nuôi mèo con không có mèo mẹ cần lưu ý những điều sau để mèo khỏe mạnh và luôn vui vẻ.

2.1. Làm tổ cho mèo con

Khi mèo con không có mẹ bên cạnh, bạn cần quan tâm và để ý chúng nhiều hơn. Hãy bắt đầu bằng việc làm tổ thật ấm áp, quen thuộc và gần gũi để mèo con cảm thấy an toàn, tránh để mèo con sợ hãi từ các tác động bên ngoài hay bị các vật nuôi khác tấn công. Bạn có thể mua cho mèo con 1 cái tổ ấm áp hoặc tận dụng các hộp giấy để làm ổ cho chúng, quan trọng bên trong cần lót nệm hoặc vải mềm để mèo không bị lạnh. 

2.2. Cho mèo con uống sữa ngoài 

Mèo con mất mẹ sẽ không được bổ sung sữa mẹ nên bạn cần chú ý bổ sung sữa ngoài dành cho mèo con. Nếu bỏ qua bước này, mèo con của bạn sẽ bị suy yếu, không đủ chất và rất dễ bị nhiễm bệnh do sức đề kháng yếu đi. 

cách nuôi mèo con mất mẹ
Mèo con rất cần sữa để bổ sung chất dinh dưỡng và phát triển

3. Cách chăm sóc mèo con mất mẹ dưới 1 tháng tuổi

Với mèo con dưới 1 tháng tuổi, thức ăn chính của mèo chính là sữa. Nếu không có sữa của mèo mẹ bạn nên mua sữa chuyên dụng dành cho mèo con. Sữa cần được hâm nóng bằng nước ấm cho mèo uống, tránh để sữa lạnh vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của mèo. 

cách nuôi mèo con 1 tháng tuổi
Không nên cho mèo con dưới 1 tháng tuổi ăn uống linh tinh

Đặc biệt lưu ý, bạn không nên cho mèo con mất mẹ dưới 1 tháng tuổi uống sữa đặc hay sữa tươi của người, không cho mèo con ăn uống linh tinh. Những loại sữa này được cảnh báo là khiến mèo khó tiêu hoặc tiêu chảy. Song song với việc cho mèo con uống sữa, bạn nên chú ý đến tổ của chúng cũng như dạy cho “hoàng thượng” cách đi vệ sinh, đặc biệt hãy dành nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc để mèo con có cảm giác an toàn, gần gũi.

4. Cách chăm sóc mèo con 2 tháng tuổi

Dạy mèo con cách đi vệ sinh bằng cách huấn luyện chúng cách đi vệ sinh vào cát, lấp lạt tránh đi vệ sinh bừa bãi trong nhà. Điều này sẽ giúp mèo của bạn ngoan hơn và bạn đỡ cực hơn trong việc chăm mèo. Ngoài ra, với mèo còn còn nhỏ, bạn tránh chơi với mèo quá mạnh, không nên vuốt ve quá nhiều sẽ khiến cơ thể mèo yếu hơn và mèo sẽ bị còi cọc, chậm phát triển hơn so với bình thường. 

cách nuôi mèo con 2 tháng tuổi
Sổ giun, cai sữa, tiêm phòng là những điều cần làm đối với mèo con trên 2 tháng tuổi

Mèo con 2 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cai sữa, bổ sung thêm những bữa ăn dặm nhiều protein và canxi. Mèo con 2 tháng tuổi cũng cần được bổ sung nước nhiều hơn. Hơn nữa, khi mèo ở độ tuổi này bạn có thể tắm rửa sạch sẽ cho chúng hoặc vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn ướt. Bạn cũng cần tẩy giun cho mèo ở giai đoạn này để chúng phát triển bình thường, hạn chế nhiễm bệnh.

5. Hướng dẫn cách dạy mèo con đi vệ sinh đúng chỗ

Hướng dẫn cách dạy mèo con đi vệ sinh đúng chỗ ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp mèo của bạn có ý thức và hình thành thói quen, tránh bạn phải vất vả dọn dẹp hằng ngày. Cách dạy mèo con đi vệ sinh đúng chỗ như sau:

  • Chuẩn bị khay, nhà và cát vệ sinh cho mèo vì theo bản năng mèo sẽ có thói quen vùi lấp chất thải của chúng. 
  • Nếu mèo con đi bậy 1 – 2 lần đầu, bạn không nên đánh mắng mà vệ sinh sạch sẽ. Sau đó hãy đặt thau cát vào vị trí nhất định, canh nó đi vệ sinh bậy thì bắt quả tang và dùng tay giữ chặt phần da ở cổ, xách lên dí đầu vào đống nước tiểu (hoặc phân) và mắng nó. 
  • Tiếp đến, bạn mang con mèo lại chỗ thau cát đã đặt sẵn và dí đầu con mèo vào vị trí đó. Lần sau mèo của bạn vẫn “tái phạm” thì bạn lại tiếp tục dạy nó cho đến khi nó quen đi vệ sinh trong thau cát. 

Lưu ý đối với thau cát vệ sinh của mèo, bạn nên chọn loại cát có tính khử mùi cao, thường xuyên thay cát nhất là nhà nhiều mèo. Thau cát cũng cần được để ở 1 nơi cố định, ít người qua loại và thông thoáng. Bạn nên thay cát thường xuyên để tránh mùi hôi ảnh hưởng. 

6. Các bệnh thường gặp ở mèo con

Mèo con thường dễ gặp nhiều bệnh, nếu không kịp thời tiêm phòng và chữa trị sẽ có khả năng không sống sót được. Dưới đây là 1 số bệnh thường và dễ mắc ở mèo con mà bạn cần lưu ý.

  • cách nuôi mèo conSán dây: bệnh lây nhiễm từ các loài động vật khác, khi mèo ăn con mồi nhiễm bệnh, ký sinh trùng sẽ lây nhiễm cho mèo. 
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Loại bệnh này khiến mèo mệt mỏi, ủ rũ, hắt hơi, chảy nước mũi và đau mắt đỏ.
  • Bệnh viêm phúc mạc ở mèo (FIP): Đây là bệnh vừa phổ biến vừa nghiêm trọng ở mèo, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến mèo bị chết. 

Trên đây là tổng hợp đến bạn đọc cẩm nang cách nuôi mèo con dễ, đơn giản. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm nuôi những bé mèo nhỏ 1 cách khỏe mạnh nhất.

5/5 - (1 lượt bình chọn)

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM