Sức khỏe giấc ngủ

Mách bạn 14 cách ngủ ngon ở trong bệnh viện

CẬP NHẬT 22/11/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Khi đi bệnh viện, nhiều người thường cảm thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc thậm chí còn phải thức trắng đêm. Do đó, đi bệnh viện dường như là nỗi ám ảnh với nhiều người. Trong bài viết dưới đây Vua Nệm sẽ giúp bạn tìm ra 14 cách ngủ ngon ở trong bệnh viện.

1. Tại sao giấc ngủ trở nên khó khăn khi ở bệnh viện?

Việc ngủ trong bệnh viện với một số người không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là với những người thường xuyên đối diện với chứng mất ngủ. Đơn giản, khi ngủ tại bệnh viện là bạn phải đặt lưng trên chiếc giường không quen thuộc, gối đầu trên chiếc gối không phải của bạn.

Tất nhiên, bạn có thể mang theo gốichăn của riêng của mình nếu bạn muốn, nhưng bạn vẫn phải ngủ trên một chiếc giường mà bạn không quen thuộc như giường ở nhà. Đối với nhiều người, ngủ ở một chiếc giường “lạ” là vô cùng khó khăn.

tại sao ngủ trong bệnh viện lại khó khăn
Tại sao giấc ngủ trở nên khó khăn khi ở bệnh viện?

Bên cạnh đó, bệnh viện là nơi hoạt động suốt ngày và đêm, mở cửa 24/7. Điều này có nghĩa là tiếng ồn và sự huyên náo có thể kéo dài suốt cả ngày và đêm. Có lẽ nếu bạn cố gắng ngủ nhưng vẫn có thể sẽ nghe tiếng nói từ hành lang, nhân viên dọn dẹp phòng, hoặc thậm chí là tiếng từ điện thoại, tivi của bệnh nhân khác với âm lượng cao do họ không sử dụng máy trợ thính.

Không những vậy, tiếng máy móc từ các thiết bị như máy bơm IV, màn hình đo và các thiết bị khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, những dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mặc dù cần thiết, cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Một lý do khác có thể là bệnh tình của bạn yêu cầu phải thực hiện các cuộc xét nghiệm vào ban đêm khiến bạn phải thức dậy vào lúc 3 hoặc 4 giờ sáng để lấy máu. Do đó, giấc ngủ của bạn ngắn và bị gián đoạn. 

Cuối cùng, các loại thuốc cũng có thể góp phần khiến bạn cảm thấy khó ngủ. Chẳng hạn, steroid chất được sử dụng phổ biến trong các loại thuộc, có thể tạo sự kích thích và gây khó ngủ, ngay cả khi bạn cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi.

2. 14 Cách ngủ ngon ở trong bệnh viện

2.1. Mang theo hành trang cá nhân

Để cảm thấy thoải mái khi ở trong bệnh viện, bạn có thể đem theo gối và chăn cá nhân của mình. Điều này có thể làm cho giấc ngủ của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi nó sẽ khiến bạn cảm thấy ấm cúng, quen thuộc như đang ở nhà. Nếu bạn là người khó ngủ hay không thể thích nghi với không khí ở bệnh viện thì hãy thử cách này để có thể ngủ ngon hơn nhé!

Cách ngủ ngon hơn trong bệnh viện
Cách ngủ ngon hơn ở trong bệnh viện là mang theo đồ dùng cá nhân

2.2. Đề xuất sử dụng thuốc ngủ 

Có một số loại thuốc, chẳng hạn như Ambien, có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn và có thể mang lại nhiều hữu ích. Nếu bạn đã từng sử dụng thuốc ngủ tại nhà, đừng quên thông báo cho đội ngũ y tế tại bệnh viện, vì họ có thể kết hợp nó vào chu trình điều trị của bạn. Tuy nhiên, nếu chưa từng dùng thuốc ngủ nhưng bạn lại muốn sử dụng để ngủ ngon hơn thì hãy đề xuất với bác sĩ của mình nhé!

Bên cạnh đó, cũng có một số loại thuốc không kê đơn như Unisom và Benadryl thường được sử dụng để giúp bạn tạo được giấc ngủ sâu hơn. Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết các loại thuốc này và sử dụng chúng nếu thấy thực sự cần thiết.

2.3. Chỉ ngủ vào ban đêm

Hãy thực hiện giấc ngủ chính vào ban đêm và tránh ngủ vào ban ngày. Mặc dù bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, nhưng hãy cố gắng không ngủ vào ban ngày để có thể có giấc ngủ vào ban đêm chất lượng hơn. 

2.4. Đóng cửa phòng ngủ của bạn 

Việc đóng kín cửa phòng sẽ giúp cho tiếng ồn bên ngoài hạn chế lọt vào phòng ngủ của bạn. Từ đó, giúp bạn có không gian lý tưởng để thưởng thức giấc ngủ của mình. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở khoa cấp cứu thì việc đóng kín cửa là điều không nên. 

làm sao để ngủ ngon khi ở trong bệnh viện
Áp dụng phương pháp hữu ích để ngủ ngon trong bệnh viện

2.5. Sử dụng tai nghe

Nếu việc đóng cửa phòng vẫn không đủ để tạo không gian yên tĩnh, bạn có thể đeo tai nghe và đắm chìm với những bản nhạc yêu thích. Đây là cách loại bỏ tiếng ồn ở bệnh viện được ứng dụng khá phổ biến. 

2.6. Sử dụng mặt nạ ngủ

Mặt nạ ngủ có thể là một biện pháp hiệu quả để che mắt khỏi ánh sáng từ hành lang hoặc cửa sổ, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, mặt nạ ngủ thì không thể loại bỏ được tiếng ồn. Vì vậy bạn cần cân nhắc kết hợp thêm những phương pháp khác để có thể ngủ ngon ở bệnh viện nhé!

2.7. Yêu cầu người nhà không tới thăm vào sáng sớm hay buổi tối

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc phải thức để tiếp bạn bè hoặc gia đình tới thăm bạn, vậy hãy đề xuất với họ tránh tới vào những giờ nhạy cảm như sáng sớm hay buổi tối. Một số người cảm thấy thoải mái với sự có mặt của người thân, trong khi người khác có thể gặp cản trở trong việc đi vào giấc ngủ sau đó vì đã “quá giấc”.

2.8. Sử dụng âm thanh trắng

Nếu tiếng ồn vẫn là một vấn đề với bạn thì bạn có thể cân nhắc tới việc sử dụng âm thanh trắng. Đây là những âm thanh có sự dễ chịu đặc biệt giúp bạn loại bỏ tiếng ồn xung quanh. Do đó, đây được là liệu pháp thư giãn hiệu quả và giúp bạn ngủ ngon hơn.

Hiện nay, nhiều điện thoại thông minh cung cấp các ứng dụng âm thanh trắng miễn phí để hạn chế âm thanh từ bên ngoài bạn có thể tận dụng tính năng này để giúp bản thân ngủ ngon hơn.

2.9. Kiểm soát nhiệt độ phòng 

Một chiếc điều hoà chính là giải pháp tuyệt vời để kiểm soát nhiệt độ phòng ngủ của bạn. Hầu hết các bệnh viện hiện đại đều cung cấp điều khiển điều hoà cho từng phòng riêng, vì vậy bạn hãy đảm bảo điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với thể trạng của mình.

cách ngủ ngon trong bệnh viện như thế nào
Kiểm soát nhiệt độ phòng để có giấc ngủ ngon

2.10. Mặc đồ thoải mái

Nếu y tá cho phép, bạn có thể mặc đồ ngủ thoải mái thay vì áo choàng của bệnh viện. Mặc dù không phải lúc nào cũng có sự lựa chọn này, nhưng nếu có cơ hội, bạn có thể sử dụng cách này để có thể ngủ ngon hơn ở trong bệnh viện. Việc cần làm là hãy đảm bảo rằng bạn mặc những bộ quần áo rộng rãi, đơn giản như bộ đồ ngủ.

XEM THÊM: Đồ ngủ nên lựa chọn loại vải gì để thoải mái, dễ chịu? 

2.11. Không sử dụng cafein

Cafein là nguyên nhân hàng đầu gây ra mất ngủ. Vì vậy nếu bạn có thói quen sử dụng cafein ở nhà thì hãy cố gắng hạn chế trong thời gian ở bệnh viện. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ hơn rất nhiều.

2.12. Yêu cầu lịch điều trị

Nếu thuốc của bạn có tác dụng duy trì sự tỉnh táo thì hãy cân nhắc đến việc yêu cầu bác sĩ xếp lịch sử dụng những viên thuốc này vào buổi sáng. Như vậy, buổi tối bạn sẽ tránh bị mất ngủ.

2.13. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu những cơn đau làm bạn nhức nhối và khó ngủ thì hãy yêu cầu bác sĩ kê thuốc giảm đau. Chúng sẽ giúp cho cơ thể của bạn được xoa dịu và cảm thấy thoải mái hơn để đi vào giấc ngủ. 

làm sao để có một giấc ngủ ngon trong bệnh viện
Nếu những cơn đau làm bạn nhức nhối và khó ngủ thì hãy yêu cầu bác sĩ kê thuốc giảm đau

2.14. Yêu cầu phòng riêng 

Nhiều bệnh viện đã có dịch vụ cung cấp phòng riêng cho mọi bệnh nhân. Nếu bạn không muốn chia sẻ phòng với người lạ, đừng ngần ngại yêu cầu phòng riêng để có thể thoải mái hơn và thưởng thức giấc ngủ trong sự yên tĩnh.

Dù ở bất kỳ đâu, chất lượng giấc ngủ luôn phải được đảm bảo và ở trong bệnh viện cũng vậy. Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã có thể biết cách để ngủ ngon ở trong bệnh viện

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên