Mỗi tư thế ngủ tác động đến giấc ngủ và cơ thể chúng ta theo những cách khác nhau. Nhưng thực tế, một số tư thế ngủ sẽ tốt hơn so với một số tư thế còn lại. Mặc dù vậy, tư thế ngủ tốt nhất là tư thế ngủ mà bạn cảm thấy thoải mái và có thể vào giấc một cách ngon nhất.
Nhiều người có thói quen ngủ, ngồi ở tư thế thẳng lưng, đặc biệt là khi thiền. Vậy ngủ thẳng lưng có tốt hay không? Làm sao để có thể ngủ ngon giấc khi ngủ ngồi? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
1. Ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng có tốt cho sức khỏe hay không?
Ngủ ngồi thẳng lưng là tư thế không xấu cũng không tốt. Vấn đề nằm ở việc bạn có thực sự thấy thoải mái với tư thế ngủ này hay không.
Nếu bạn thấy rằng việc ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng giúp bạn có được chất lượng giấc ngủ đảm bảo thì cũng đừng ngần ngại thử đi ngủ trong tư thế này nhé!
Thực tế, việc ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng cũng đem lại không ít lợi ích cho những người đang trong quá trình điều trị bệnh:
Chẳng hạn như người mắc các bệnh lý như tắc nghẽn phổi hoặc béo phì sẽ cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn khi ngủ ở tư thế ngồi. Tư thế này giúp họ không bị lăn sang 2 bên khi ngủ, không gây va chạm đặc biệt là ở các vùng chấn thương.
Tuy vậy, việc ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng chỉ là giải pháp tạm thời. Khi cảm thấy thoải mái hơn thì bạn có thể chuyển sang nằm trực tiếp trên giường và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chuyển sang tư thế ngủ mới.
Khi đi tàu hỏa, ô tô hoặc máy báy, thì rõ ràng là bạn không có sự lựa chọn rồi. Điều bạn cần làm là làm sao để giấc ngủ như thế diễn ra một cách thoải mái, dễ chịu nhất.
Theo một cứu từ Pháp thì nếu thực hiện giấc ngủ ngồi, bạn nên ngả ghế về phía sau khoảng ít nhất 40 độ và phần đầu có chỗ tỳ nghiêng nhẹ sang một bên. Quan trọng nhất là phần chân của bạn được duỗi thoải mái và tránh ở một tư thế trong suốt thời gian ngủ.
Ngược lại, nếu ghế của bạn không ngả ra sau hoặc chân bị gập thì rất có hại cho sức khỏe. Bởi lẽ khi ngủ ngồi, mạch máu mở rộng, lượng máu lưu thông có thể ít hơn, gây tắc nghẽn và hiện tượng chóng mặt, ù tai. Thậm chí đột tử.
2. Những tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe
2.1. Nằm ngửa
Nằm ngửa được đánh giá là tư thế tốt nhất cho sức khỏe. Với tư thế này, bạn sẽ nằm thẳng lưng, tay và chân duỗi thẳng ở 2 bên cơ thể hoặc có người thích đặt tay lên người hoặc đặt trên đầu.
Khi nằm ngửa, cơ thể, đặc biệt là xương sống của bạn, sẽ được gối và nệm nâng đỡ một cách hoàn hảo, giảm thiểu tối đa áp lực ở các vùng trọng điểm của thể như gáy, vai, hông, thắt lưng,…từ đó hạn chế tình trạng đau mỏi xương và cơ sau một đêm ngủ, Khi ngủ ở tư thế này, bạn ên đặt thêm một chiếc gối ở phía dưới chân hoặc đầu gối của mình để tạo sự thoải mái tối đa cũng như ngăn ngừa các cơn đau cơ xương.
Bên cạnh đó việc kê thêm 1 chiếc gối giúp phần chân giơ cao lên khi ngủ ngửa còn giúp bạn giảm nguy cơ chuột rút và tê chân. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp giảm tác động của chứng suy tim sung huyết.
Tư thế ngủ ngửa cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định mà bạn cần cân nhắc. Nếu bạn đang có bất kỳ các vấn đề gì liên quan đến đường hô hấp thì đây là tư thế không phù hợp dành cho bạn. Chẳng hạn nếu bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ thì khi nằm ngửa, bạn sẽ khó vào giấc, ngáy to, nghiến răng,…
2.2. Nằm nghiêng bên trái
Khi bạn ngủ nằm nghiêng bên trái, đường hô hấp của bạn sẽ được mở rộng hơn, tránh tình trạng ngáy khi ngủ. Đây cũng là tư thế ngủ thích hợp đối với những ai đang mắc các vấn đề liên quan tới khớp xương.
Các bác sĩ cũng khuyên rằng phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên nằm ngủ nghiêng về phía bên trái để cảm thấy thoải mái hơn, bớt tạo áp lực lên cột sống. Bạn có thể đặt thêm một chiếc gối giữa đầu gối và 1 chiếc gối kê dưới bụng. Điều này sẽ giúp giảm các cơn đau lưng và áp lực lên bàng quang, từ đó, giúp giấc ngủ của mẹ sâu và liên mạch hơn, tránh thức giấc giữa đêm.
Tuy vậy, việc ngủ nghiêng bên trái cũng tồn tại một số tác động xấu đến có thể. Chẳng hạn, nó sẽ tạo áp lực lên các cơ quan trong lồng ngực, khiến phổi tạo áp lực lên tim. Từ đây, tim sẽ phản ứng lại bằng cách kích hoạt thận, gây ra các cơn buồn tiểu vào ban đêm. Bên cạnh đó, một số điểm hạn chế khác của tư thế ngủ nghiêng bên trái là đau hông, vai hoặc thắt lưng.
2.3. Nằm nghiêng bên phải
Tương tự như tư thế ngủ nghiêng bên trái, việc ngủ nghiêng bên phải cũng vừa có nhiều ưu điểm và khuyết điểm. Về điểm tích cực, ngủ nghiêng bên phải giúp bạn hạn chế được những cơn đau khớp, đặc biệt là những ai đang bị các vấn đề với khớp bên trái. Tư thế này, cũng giúp giảm ngủ ngáy đáng kể, phù hợp với những ai đang mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Tuy vậy, khi bạn nằm ngủ nghiêng về bên phải, trung thất của tim sẽ dịch chuyển về phía phổi phải và làm giảm thể tích phổi,có thể gây ra các cơn khó thở, đặc biệt là đối với những ai đang mắc các bệnh lý liên quan tới phổi.
Tư thế nằm nghiêng phải có thể gây giảm nồng độ oxy trong máu của bạn và dẫn đến căng thẳng hệ thống tim mạch.Hơn nữa, khi áp lực đè lên các dây thần kinh của cánh tay và chân phải có thể dẫn đến chấn thương hoặc 1 số vấn đề khác như tê mỏi tay, chân.
2.4. Cách ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng
Ngủ ngồi ở tư thế thẳng vấp phải rất nhiều sự nghi ngờ từ mọi người do sự kỳ lạ của tư thế này. Thực tế, khi ngủ thẳng lưng, bạn sẽ ít bị hẹp đường thở, cải thiện được các triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ, đồng thời giảm được cả tật ngủ ngáy và nghiến răng.
Dưới đây, Vua Nệm sẽ mách cho bạn cách ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng sao cho bạn có thể nhận được nhiều lợi ích từ tư thế ngủ này nhất:
Bạn cần ghi nhớ rằng, theo nghiên cứu, một giấc ngủ ngồi ngon và sâu nhất là khi phần lưng của bạn được dựa vào một mặt phẳng nghiêng 70 độ. Chính vì thế, hãy cố gắng điều chỉnh ghế xe hay dùng một chiếc gối để giúp phần lưng của bạn được nâng đỡ khi tựa vào nhé. Nếu muốn tăng cảm giác êm ái thì có thể lót thêm một tấm khăn mềm.
Bạn có thể ứng biến bằng cách thêm một chiếc gối hoặc một lớp khăn mềm mại ở phía sau lưng
Điều này sẽ giúp cột sống được duy trì ở đường cong sinh lý khỏe mạnh và giúp cho phần cổ được ngả về phía sau một cách dễ chịu hơn.
Bạn có thể sử dụng thêm một chiếc gối để hỗ trợ ở phần cổ khi ngủ ngồi. Chiếc gối sẽ giúp bảo vệ xương khớp ở khu vực trên đồng thời đem lại giấc ngủ thoải mái, chất lượng hơn. Nó sẽ giảm tối thiểu tình trạng ngủ dậy với cơn đau cổ khó chịu.
Như vậy, ngủ ngồi mặc dù không có hại nhưng nhìn chung, các bác sĩ cũng không khuyến khích người khỏe mạnh bình thường liên tục đi ngủ trong tư thế này. Tuy vậy, ngủ ngồi sẽ là giải pháp hiệu quả đối với những ai đang mắc các bệnh lý liên quan tới xương khớp hoặc người bị mắc chứng trào ngược dạ dày nặng. Bạn nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ về tư thế ngủ này rồi mới thực hành nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/sleep-hygiene/sleeping-upright