Hướng dẫn cách giặt và bảo quản áo dài bền đẹp

CẬP NHẬT 22/10/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Áo dài là trang phục truyền thống mà mỗi người phụ nữ Việt Nam đều muốn trân trọng và gìn giữ. Đối với những người có nhu cầu sử dụng áo dài hàng ngày thì việc giặt sẽ mất nhiều thời gian vì áo dài về bản chất là mỏng manh và khó giặt bằng máy. Để giữ cho chiếc áo dài của bạn luôn đẹp như mới, hãy tham khảo những cách giặt và bảo quản áo dài đúng cách dưới đây cùng Vua Nệm nhé.

giặt và bảo quản áo dài
Hướng dẫn cách giặt và bảo quản áo dài để áo luôn bền đẹp

1. Cách giặt áo dài bằng máy mà không bị sờn

Bạn bận rộn và không có thời gian giặt tay áo dài làm từ các chất liệu như lụa, tơ tằm? Đừng lo vì một số sản phẩm may mặc bằng lụa vẫn có thể được giặt bằng máy. Trước khi sử dụng máy giặt để giặt áo dài bạn hãy kiểm tra tem mác trên sản phẩm để biết chi tiết cách giặt và bảo quản sản phẩm nhé.

  • Bước 1: Trước khi giặt áo dài, bạn kiểm tra xem áo dài có bị phai màu và có thể giặt bằng máy không (nếu tem mác không ghi là cần giặt tay hay giặt khô). Cũng cần phải nhìn vào các ký hiệu trên áo dài để biết nên chọn chế độ giặt nào. 
  • Bước 2: Cho áo dài vào túi giặt riêng và giặt cùng quần áo cùng màu hoặc chất liệu mềm. Khi giặt áo dài, không nên giặt cùng các loại quần áo nặng như đồ jean, đặc biệt là quần áo có đinh tán hoặc khóa kéo vì chúng có thể cọ xát khi giặt máy và làm hỏng chất liệu lụa. 
cách giặt áo dài bằng máy
Cho áo dài vào túi giặt để giặt áo dài bằng máy
  • Bước 3: Để máy giặt ở chức năng “giặt nhẹ” hoặc “giặt tay” ở nhiệt độ thấp (khoảng 30 °C). 
  • Bước 4: Sử dụng nước xả vải dịu nhẹ phù hợp với vải áo dài.

Khi giặt máy, bạn nhớ cho áo dài vào túi giặt riêng để tránh cọ sát vào các quần áo khác. Với những chiếc áo dài làm từ vải dễ hư hỏng như lụa, không được dùng thuốc tẩy khi giặt. Sau khi giặt, hãy bảo quản áo dài của bạn đúng cách bằng việc ủi phẳng và cho vào túi treo sạch sẽ. 

2. Giặt áo dài bằng tay đúng cách 

Mỗi cô gái Việt Nam đều sẽ có ít nhất một chiếc áo dài trong đời, có thể là chiếc áo dài trắng tinh khôi thời trung học, chiếc áo dài đồng phục công sở hay chiếc áo dài thanh lịch cho những ngày lễ, bữa tiệc. Là một trang phục truyền thống luôn cần có sự chỉn chu khi mặc nên áo dài cần được bảo quản và giặt sạch đúng cách để giữ được hình dáng. 

Nếu bạn là người cẩn thận, hãy để Vua Nệm hướng dẫn bạn cách giặt áo dài bằng tay giúp áo luôn sạch và giữ được chất lượng của áo dài ở mức tốt nhất nhé. 

Bước 1: Bạn cần xử lý sơ qua trước các vết bẩn, các vết ố vàng. Để có thể loại bỏ các vết bẩn cứng đầu trên áo dài, bạn không nên dùng miếng cọ rửa và chà hoặc chà tay quá mạnh, thay vào đó bạn có thể áp dụng một số mẹo làm sạch quần áo bằng kem đánh răng hoặc baking soda. 

  • Dùng chanh chà nhẹ vết bẩn hoặc vết ố vàng rồi xả sạch bằng nước trước khi giặt. 
  • Bôi một ít kem đánh răng lên bề mặt vải bị ố, để  trong phòng 10 phút rồi giặt. 
  • Trộn muối và giấm để tạo thành dung dịch tẩy rửa các vết bẩn, vết bẩn cứng đầu.

Bước 2: Pha loãng nước giặt hoặc bột giặt: Nếu bạn giặt tay áo dài, hãy nhớ pha loãng bột giặt hoặc nước giặt với nước lạnh trước khi cho áo dài vào trong. Tránh đổ dung dịch tẩy rửa hoặc bột giặt trực tiếp lên vải áo dài, vì điều này có thể khiến vải dễ bị phai màu và các sợi giặt nhiều bằng hóa chất sẽ kém bền.

Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc thuốc tẩy để giặt áo dài. Vì áo dài thường được làm bằng vải mỏng, nhẹ nên sẽ nhanh cũ và sờn nếu giặt bằng hóa chất tẩy rửa mạnh. 

Cách giặt áo dài bằng tay
Cách giặt áo dài bằng tay đơn giản, dễ dàng thực hiện

Ngoài ra, bạn nên giặt áo dài bằng nước lạnh hoặc nước ấm không quá 30 độ, vì một số áo dài được làm bằng gấm hoặc lụa, rất dễ bị mất độ bóng và bị phai màu khi ngâm trong nước có nhiệt độ cao hoặc co lại khi giặt trong nước lạnh. Vì vậy, tùy vào từng loại vải áo dài mà bạn cần điều chỉnh nhiệt độ nước giặt cho phù hợp.

Bước 3: Ngâm và giặt áo dài: Ngâm áo dài trong bột giặt đã pha loãng khoảng 3 đến 5 phút, không ngâm quá lâu đặc biệt là qua đêm. Khác với giặt áo dài bằng máy, khi giặt áo dài bằng tay bạn cần cẩn thận khi vò áo dài để tránh làm nhăn và làm giãn áo dài. Sau khi ngâm, bạn dùng tay chà nhẹ từng phần áo, không chà quá mạnh, không dùng bàn chải kể cả lông mềm, vì chà mạnh sẽ làm giãn áo và mất form dáng áo.

Bước 4: Bạn xả nước, ngâm nước xả vải cho áo dài. Sau khi vò xong, bạn hãy xả áo nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi sạch xà phòng. Sau đó, bạn ngâm áo dài với nước xả vải khoảng 10 đến 15 phút để tạo mùi hương và giúp vải mềm và bền hơn. Thời gian phơi áo dài là từ 10 đến 15 phút, thời gian này đủ để áo lưu lại mùi hương mà không ảnh hưởng đến chất lượng vải.

Bước 5: Bạn hãy phơi áo dài ở nơi khô thoáng và có gió, vắt nhẹ áo dài và treo lên móc. Nên phơi ngang áo, vắt ngang thân áo dài qua móc và treo lên, không phơi khi áo còn ướt sũng để tránh làm giãn áo. Bạn nhớ phơi áo dài dưới ánh nắng nhẹ, có gió và tránh nắng gắt.

Trên đây là cách giặt và bảo quản áo dài bằng tay đơn giản, giúp giữ cho áo dài bền màu, giữ dáng và có thể sử dụng được trong nhiều năm liền.

3. Cách phơi và ủi áo dài đúng cách

cách phơi áo dài
Phơi áo dài ở nơi ít nắng để tránh bị phai màu

Sai lầm lớn nhất mà các chị em thường mắc chính là thường phơi ở nơi có nhiều ánh nắng nhất để áo nhanh khô. Trên thực tế, ánh nắng mặt trời khiến vải áo dài bị khô và cứng, thậm chí sờn vải, nhanh phai màu và mất độ bóng. Vì vậy sau khi giặt xong, bạn không nên sử dụng chế độ vắt mà hãy đặt áo dài nằm ngang trên một chiếc khăn bông lớn và để khô tự nhiên. 

Nếu bạn muốn phơi áo dài, hãy chọn nơi thoáng gió, nắng vừa phải hoặc râm mát để vải áo không bị khô hoặc phai màu. Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm nước xả vải vải áo dài được mềm hơn. Bạn cũng không nên sấy áo dài lụa ở nhiệt độ cao, nếu không áo sẽ nhanh phai màu và mất đi độ bóng tự nhiên.

Sau khi áo dài đã khô, cách ủi áo dài tốt nhất là ủi áo từ trong ra ngoài bằng bàn ủi hơi nước ở chế độ nhiệt thấp nhất. Nếu bạn sử dụng bàn ủi thông thường, hãy đặt một miếng vải ẩm lên bề mặt áo trước khi ủi. 

cách ủi áo dài
Đặt một miếng vải lên bề mặt áo dài trước khi ủi

4. Cách bảo quản áo dài để áo luôn bền đẹp

Áo dài là trang phục được sử dụng trong các dịp đặc biệt như lễ Tết, ngày cưới … vì vậy việc bảo quản, giữ cho chiếc áo dài đẹp như mới vô cùng quan trọng. Dưới đây là những cách để bạn bảo quản áo dài hiệu quả.  

  • Trước khi cất áo dài vào tủ, bạn hãy đảm bảo áo dài đã khô hoàn toàn, bởi nếu áo dài còn ẩm sẽ gây ra nấm mốc, mất thẩm mỹ.
  • Để áo dài luôn phẳng phiu và không bị nhăn vải, bạn nên ủi áo dài cẩn thận trước khi treo lên móc và cất vào trong tủ
  • Khi treo áo dài trong tủ, tránh để bề mặt của áo dài (đặc biệt là các hoạt tiết thêu, đính hạt cườm) tiếp xúc với bề mặt các trang phục khác.
  • Nếu chiếc áo dài không được sử dụng thường xuyên thì bạn nên gấp gọn và cho vào một chiếc túi vải sau đó cất trong tủ kín để chiếc áo không bị bám bụi bẩn.
  • Tránh cất áo dài trong túi nilon một thời gian dài, bởi làm như vậy áo dài sẽ nhanh bị xỉn màu, ố vàng
Cách bảo quản áo dài
Cách bảo quản, giữ cho chiếc áo dài đẹp như mới

Trên đây là một số cách giặt và bảo quản áo dài mà Vua Nệm muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những cách giặt và bảo quản áo dài như vậy bạn sẽ có một chiếc áo dài luôn đẹp như mới. Hãy theo dõi Vua Nệm để có thể biết thêm những mẹo hay khác nhé.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM