Không giống các loại khác, áo phao đòi hỏi sự chăm sóc và vệ sinh đúng cách để có thể duy trì tính năng và độ bền. Chính vì thế, cách giặt áo phao luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết sau, Vua Nệm sẽ hướng dẫn cho bạn cách giặt áo phao để sản phẩm luôn bền đẹp cùng thời gian nhé!
Nội Dung Chính
1. Hướng dẫn cách giặt áo phao bằng tay
Áo phao là trang phục quá quen thuộc với tủ đồ của mọi người, đặc biệt là những ai sinh sống ở khu vực phía Bắc. Chúng giúp giữ ấm cho những ngày thời tiết se lạnh, buốt rét. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều kiểu áo phao như áo phao đại hàn, áo phao siêu nhẹ với đủ loại chất liệu, mẫu mã khác nhau phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người mua.
Để giữ cho sản phẩm luôn bền đẹp cùng thời gian, form dáng chuẩn không xẹp hay xô lệch, bạn nên ưu tiên giặt bằng tay thay vì giặt bằng máy. Cùng tham khảo các bước sau:
- Bước 1: Cho bột giặt chuyên dụng vào nước khuấy đều hỗn hợp
- Bước 2: Ngâm áo da vào hỗn hợp đã pha, đảm bảo các mặt áo đều được nhấn chìm hết toàn bộ trong nước. Ngâm trong khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 3: Chà, vò nhẹ các vùng áo phao nhiều vết dơ, vùng dính nhiều mồ hôi như cổ áo, tay áo, nách.
- Bước 4: Đổ lượt nước giặt đầu tiên đi và thay thế bằng lần nước sạch khác. Giũ, vò áo cho đến khi cảm nhận áo đã được làm sạch hoàn hảo. Thêm 1 lần nước sạch khác để loại bỏ bụi bẩn và phần bột giặt có thể còn sót lại trên áo phao.
- Bước 5: Vắt áo rồi tiến hành phơi khô dưới bóng râm mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Mẹo là bạn nên để áo lên sàn phơi cho rút bớt nước rồi mới treo lên móc áo. Khi phơi, nên lộn mặt trái áo để sản phẩm luôn bền màu và hạn chế hư hại do tác động của nhiệt từ ánh sáng mặt trời.
2. Hướng dẫn giặt áo phao bằng máy giặt
2.1. Tại sao cần chọn chế độ giặt phù hợp cho áo phao?
Việc lựa chọn chế độ giặt phù hợp sẽ giúp chiếc áo phao của bạn giữ được độ bền, form dáng hoàn hảo, không xuất hiện các dấu hiệu hư hại.
Bên cạnh đó nó còn đảm bảo giữ nguyên vẹn những tính năng cần thiết cho sản phẩm. 1 chế độ giặt phù hợp sẽ giúp loại bỏ được 100% bụi bẩn, mồ hôi cùng các loại nấm mốc có thể bám lại trên áo mà không làm hỏng lớp phủ chống thấm cũng như chức năng giữ ấm của áo.
Cấu trúc của áo phao gồm các lớp lót, lớp cách nhiệt và lớp phủ bên ngoài, Khi lựa chọn được 1 chế độ giặt phù hợp. bạn sẽ hạn chế tối đa nguy cơ khiến áo phai bị xé tách, giãn nở cũng như hư hại cấu trúc này. Từ đó, giúp đảm bảo form dáng và tuổi thọ lâu bền cho áo phao.
Lợi ích tiếp theo của việc lựa chọn 1 chế độ giặt phù hợp là giúp ngăn ngừa tối đa hiện tượng nấm mốc và mùi hôi. Chúng ta đều biết rằng, áo phao thường được sử dụng trong thời tiết lạnh lẽo, độ ẩm cao, dễ dàng xuất hiện tình trạng ẩm mốc. Do đó, chế độ giặt thích hợp sẽ giúp loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn, nấm mốc cùng mùi hôi khó chịu, giúp áo luôn sạch và tươi mới như ngày đầu.
Ngoài ra, chọn chế độ giặt áo phao phù hợp còn giúp tiết kiệm thời gian, điện và công sức. Bởi vì chế độ này đã được thiết kế để tối ưu hóa quy trình giặt, giúp máy hoạt động hiệu quả hơn trong khi vẫn đảm độ sạch, bền cho áo phao
2.2. Cách giặt áo phao bằng máy giặt chuẩn
Dưới đây là hướng dẫn giặt áo phao bằng máy chuẩn nhất:
Bước 1: Trước khi tiến hành giặt áo, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo rằng chất liệu áo phù hợp để giặt máy cũng như những hướng dẫn cụ thể khác liên quan tới việc vệ sinh sản phẩm đúng cách. Lộn trái mặt áo để bảo vệ sản phẩm tốt nhất. Đặt áo phao vào lồng và chắc chắn rằng áo phao không bị vướng vào cửa máy hoặc quai máy.
Bước 2: Đối với áo phao, bạn chỉ nên chọn những chất tẩy rửa nhẹ nhàng để không làm hư hại hay phai màu áo phao. Đối với những vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng 1 ít chất rửa để làm sạch trước khi đặt vào máy.
Bước 3: Bật chế độ giặt áo
Đặt áo phao vào trong lồng máy, đảm bảo rằng áo không quá đầy lồng để nước và bột giặt có thể tiếp cận, làm sạch tốt nhất. Sau đó, tiến hành giặt áo.
Bước 4: Bật chế độ vắt
Bạn có thể dùng thêm 1 chiếc khăn phủ lên áo và khởi động chế độ vắt. Sau vài phút, bạn mở nắp máy để kiểm tra. Nếu thấy bọt nhả ra thì lấy khăn vắt khô rồi tiếp tục bỏ vào máy thực hiện vắt áo thêm lần nữa cho đến khi sạch bọt.
Bước 5: Sấy áo phao
Áo phao sẽ hư hại khi chịu nhiệt độ cao, do đó, bạn không sử dụng chế độ này để tránh làm mất đi tính năng của áo. Thay vào đó, chế độ sấy nhiệt độ thấp là phù hợp nhất hoặc bạn có thể treo áo phao ở nơi thoáng mát để áo khô tự nhiên. Đồng thời, tránh sấy áo phao quá lâu bạn nhé!
3. Cách làm khô áo phao
Áo phao là chất liệu khá dày nên sẽ tốn rất nhiều thời gian nếu làm khô theo cách tự nhiên. Đó là chưa kể đến những ngày thời tiết ẩm ướt, mưa gió, áo lâu khô dễ hình thành môi trường ẩm mốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe người mặc.
Đó là lý do nhiều người tìm đến giải pháp sử dụng máy sấy để làm khô áo phao nhanh chóng hơn.
Thực tế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nhiệt làm khô áo phao, miễn là lựa chọn được mức nhiệt phù hợp không gây hư hại đến áo. Đồng thời, chế độ nhiệt phù hợp còn giúp giảm nguy cơ gây biến dạng áo và những hư hại khác liên quan tới cấu trúc/chất liệu áo.
Mẹo khi sấy áo là bạn hãy đặt 1 quả bóng tennis vào máy sấy cùng áo phao. Quả bóng tennis sẽ giúp giảm tình trạng xẹp vỏ áo, giúp áo vẫn giữ được độ bồng bềnh và form dáng ban đầu trong suốt quá trình sấy.
Trong thời gian sấy, thỉnh thoảng hãy kiểm tra áo phao. Nếu thấy áo xuất hiện tình trạng lồi hoặc lõm thì nhẹ nhàng vỗ áo để tách các lớp bông bên trong.
Lưu ý tiếp theo là tránh sấy áo ở nhiệt độ quá cao. Như đã nói phía trên, nhiệt độ cao sẽ làm hỏng chất liệu da cùng lớp bông bên trong của áo. Chính vì thế, bạn cần đặt thời gian sấy hợp lý và thường xuyên kiểm tra áo để đảm bảo áo không bị quá nóng, khô. Thời gian sấy phù hợp còn giúp bạn đảm bảo áo không còn ẩm, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng nấm mốc phát triển.
4. Mẹo bảo quản áo phao
Để giữ độ bền, đẹp lâu dài cho áo phao, việc bảo quản đúng cách là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng. Dưới đây là 1 số mẹo bảo quản áo phao mà bạn nên lưu ý:
Hạn chế tối đa ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp: Sau khi giặt áo phao, bạn không nên treo áo trực tiếp áo dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian 10 – 12 giờ trưa. Nhiệt độ cao là “kẻ thù’ của những chiếc áo phao, khiến áo bị mất/phai màu và làm giảm các tính năng của áo phao. Hãy chọn 1 nơi khô ráo, có bóng râm để phơi áo phao bạn nhé!
Trách tiếp xúc với hóa chất: Các chất tẩy rửa mạnh, hóa chất sẽ gây hại cho vật liệu và làm mất đi những tính năng quan trọng của áo phao. Bên cạnh đó, chúng cũng tác động vào cấu trúc áo, khiến sản phẩm mất đi form dáng ban đầu. Vậy nên, khi giặt áo phao, bạn nên ưu tiên sử dụng các chất tẩy rửa nhẹ, nguồn gốc tự nhiên.
Hạn chế bảo quản áo trong môi trường ẩm mốc: Áo phao cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh bị ẩm ướt, tạo thành môi trường lý tưởng cho nấm mốc, vi sinh vật gây hại phát triển. Nếu áo bị ẩm thì bạn nên sấy hoặc phơi ngoài trời cho khô ráo trước khi bảo quản áo.
Trên đây, Vua Nệm đã chia sẻ đến bạn những cách giặt áo phao đúng cách để giữ cho sản phẩm luôn bền đẹp dài lâu. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thể an tâm rằng chiếc áo phao yêu quý của mình sẽ luôn đẹp và duy trì hiệu suất tốt nhất như ngày đầu mua về.
XEM THÊM:
- 2 cách giặt áo vest đúng chuẩn cho áo luôn như mới
- Cách giặt áo len không xù bằng tay và máy giặt
- Cách giặt áo lông vũ giúp kéo dài tuổi thọ cho áo