Tương tự như các tỉnh thành khác, Bắc Kạn cũng có những món đặc sản riêng khiến nhiều người vừa nghe tên đã nghĩ ngay tới tỉnh này. Đó là những món ăn gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay các món đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng nhất, khiến ai đã ăn cũng đều phải nhớ!
Nội Dung Chính
- 1. Măng vầu
- 2. Rau sắng
- 3. Khâu nhục
- 4. Bánh ngải – Đặc sản Bắc Kạn
- 5. Miến dong Na Rì
- 6. Lạp xưởng hun khói
- 7. Tôm chua Ba Bể
- 8. Cá nướng Ba Bể
- 9. Bánh coóc mò
- 10. Mứt mận
- 11. Chuối hột rừng
- 12. Thịt lợn gác bếp
- 13. Bánh pẻng phạ (bánh trời)
- 14. Xôi đăm đeng
- 15. Rau dớt
- 16. Rau bồ khai
- 17. Trám đen
- 18. Mèn Mén
- 19. Bánh gio
- 20. Bánh khẩu thuy
- 21. Rượu men lá Bằng Phúc
- 22. Mắm tép chua Ba Bể
1. Măng vầu
Một trong những đặc sản nổi tiếng của Bắc Kạn đó là măng vầu hay măng ngọt. Măng vầu thường được trồng xen lẫn trong các đồi sắn, đồi chè của tỉnh Bắc Kạn. Chúng có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau như: Măng vầu ngâm chua, măng vầu xào, măng vầu cuốn thịt,… Do là loại măng ngọt nên khi ăn bạn sẽ không cảm thấy vị đắng, thậm chí là còn hơi ngọt.
2. Rau sắng
Nhắc tới các món đặc sản Bắc Kạn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới rau sắng. Loại rau này không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều đạm và rất tốt cho sức khỏe. Cách chế biến loại rau này cũng rất đa dạng, có thể luộc, xào hay nấu canh đều được.
3. Khâu nhục
Khi đến với Bắc Kạn bạn đừng quên thưởng thức món khâu nhục. Đây vốn là món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nguyên liệu để làm món ăn này là thịt ba chỉ được luộc kỹ rồi vớt ra để ráo. Sau đó thì châm lửa đốt bì thịt tới khi chảy mỡ. Tiếp theo sẽ đem thịt đi ướp và cho vào chảo mỡ nóng rán vàng. Do đó, khi ăn sẽ có cảm giác ngoài giòn trong mềm, vị ngọt, béo ngậy và hương thơm lan tỏa trong miệng.
4. Bánh ngải – Đặc sản Bắc Kạn
Bánh ngải là món bánh có nguồn gốc từ dân tộc Tày sinh sống tại Bắc Kạn. Món bánh tuy không khó làm nhưng để có thể cho ra những chiếc bánh mềm, dẻo, mịn màng thì đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và chọn lựa nguyên liệu cẩn thận.
5. Miến dong Na Rì
Thêm một món đặc sản Bắc Kạn nữa đó là miến dong Na Rì được làm từ cây dong riềng trồng tại vùng đất có độ cao hơn 1.000m. Bún được phơi khô, khi muốn ăn chỉ cần cho vào nấu tương tự như bún khô ở miền Bắc. Tuy nhiên, sợi bún dong Na Rì khi ăn hơi dai, giòn và thơm nên rất được yêu thích.
6. Lạp xưởng hun khói
Sau khi đi du lịch ở Bắc Kạn bạn có thể mua một ít lạp xưởng hun khói hay lạp xưởng gác bếp về để làm quà cho bạn bè, người thân. Đây là món ăn cực kỳ nổi tiếng ở vùng đất này. Lạp xưởng hun khói được làm từ nguyên liệu chính là thịt lợn và ruột non. Sau khi gác trên bếp nhiều ngày thịt trở nên săn chắc và mang theo mùi nắng, mùi khói lại thoang thoảng mùi rượu, gừng và mật thơm.
7. Tôm chua Ba Bể
Khi nói tới tôm chua Ba Bể nhiều người sẽ nghĩ ngay tới tỉnh Bắc Kạn. Tại hồ Ba Bể nước đầy quanh năm nên tôm tép rất phong phú, sinh trưởng, phát triển tốt. Đây cũng là nơi cho người dân kế ở mảnh đất này kế sinh nhai. Chỉ cần quăng lưới một buổi là người dân có thể kiếm được ngay vài kí tôm để làm món tôm chua Ba Bể. Ngoài ra, tôm Ba Bể còn có thể làm được nhiều món ăn khác cũng ngon không kém.
8. Cá nướng Ba Bể
Cá ở hồ Ba Bể đều là cá tự nhiên và được người dân đánh bắt thủ công nên thịt rất thơm lại săn chắc, giàu dinh dưỡng. Có rất nhiều cách chế biến cá Ba Bể nhưng phổ biến nhất vẫn là đem đi nướng trên bếp than hồng nhưng không cần nướng quá kỹ để tránh làm cá khô, mất đi vị ngọt tự nhiên.
9. Bánh coóc mò
Trong 22 món đặc sản Bắc Kạn nổi tiếng còn có món bánh coóc mò hay còn gọi là bánh sừng bò. Bánh được làm từ gạo nếp thơm với lạc đỏ, gói bên ngoài bằng lá dong. Sau khi nấu chín, bóc bánh ra, lớp bánh có màu xanh mướt lại vừa thơm vừa dẻo, ăn rất ngon miệng và no lâu.
10. Mứt mận
Tại Bắc Kạn có rất nhiều loại trái cây. Tương tự như các loại thực phẩm khác, trái cây cũng được người dân nơi đây chế biến theo nhiều cách khác nhau, trong đó phổ biến nhất là làm mứt. Và loại mứt được đông đảo du khách yêu thích, thường mua về làm quà là mứt mận. Mứt có vị chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn. Bên cạnh đó còn giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và nhan sắc phái đẹp.
11. Chuối hột rừng
Có không ít du khách khi tới Bắc Kạn du lịch đều mua thêm vài cân chuối hột rừng về làm quà. Trong Đông y, chuối hột rừng là nguyên liệu lý tưởng để ngâm rượu. Rượu chuối hột rừng ngon, dễ uống lại rất bổ dưỡng, có thể giúp chữa đau lưng nhức mỏi rất hiệu quả.
12. Thịt lợn gác bếp
Thịt lợn gác bếp – một đặc sản Bắc Kạn khác mà bạn cũng không nên bỏ qua khi đến nơi đây. Bạn có thể thưởng thức món ăn này ngay tại Bắc Kạn hoặc mua về làm quà đều được. Món ăn này cũng có rất nhiều cách chế biến khác nhau và dù chế biến theo cách nào món ăn cũng đều rất thơm hương, đặm vị.
13. Bánh pẻng phạ (bánh trời)
Món bánh pẻng phạ hay còn gọi là bánh trời luôn luôn xuất hiện trong mâm cỗ của người dân tỉnh Bắc Kạn vào các dịp quan trọng như lễ tết, cưới hỏi. Bánh có hình tròn, nhỏ xíu, màu trắng ngà như bánh trôi nhưng hương vị hoàn toàn khác. Có hơi chan chát của hương trà, ngọt của mật, cay nồng như men rượu và hương thơm của nếp mới.
14. Xôi đăm đeng
Xôi đăm đeng không phải là xôi ngũ sắc như nhiều người nghĩ. Đây cũng là một loại xôi của người Tây Bắc nhưng để làm loại xôi này cần sử dụng lá rừng dã lấy nước để làm màu cho sôi, trong đó không thể không có lá cây cẩm. Xôi được làm từ gạo nếp được trồng tại chính tỉnh Bắc Kạn nên rất dẻo và thơm lại phảng phất mùi hương lá cây rừng.
15. Rau dớt
Rau dớt hay cũng chính là đọt của cây dương xỉ. Người ta thường hái đọt của loại cây này để mang về chế biến món ăn. Loại rau rừng này vừa sạch, an toàn lại còn rất lạ miệng và giàu dinh dưỡng.
16. Rau bồ khai
Ngoài rau dớt thì rau bồ khai cũng là một loại rau rừng bạn nên nếm thử khi đi du lịch Bắc Kạn. Theo Đông y, rau bồ khai còn có công dụng chữa bệnh, nhất là các bệnh liên quan tới đường tiết niệu.
17. Trám đen
Tỉnh Bắc Kạn có khá nhiều cây trám rừng. Tới mùa, cây nào cây nấy đều sai trĩu quả. Quả trám đen thường được sử dụng để làm gia vị khi nấu các món thịt kho, cá kho,… Bên cạnh đó, nó còn có thể dùng để nấu xôi trám cũng cực kỳ ngon.
18. Mèn Mén
Mèn mén vốn là một món ăn truyền thống của người dân tộc Mông sinh sống ở tỉnh này. Sau đó món ăn dần trở nên quen thuộc hơn với du khách gần xa. Thực ra, mén mén được làm từ hạt ngô rẫy (hạt bắp) sau khi giã nhỏ và nhào với nước rồi hấp lên.
19. Bánh gio
Còn có tên gọi khác là bánh tro, bánh ú tro, bánh nẳng,… Nguyên liệu làm loại bánh này khá đơn giản, chủ yếu là từ gạo nếp. Bánh thường xuất hiện trên mâm cúng vào ngày Tết Đoan ngọ của người Việt.
20. Bánh khẩu thuy
Ngoài bánh giò, bánh ngải, bánh coóc mò thì Bắc Kạn còn có một loại bánh khác cũng rất nổi tiếng, đó là bánh khẩu thuy. Trong lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày tại Bắc Kạn không thể không có món bánh này. Tuy nhiên, để làm bánh khẩu thuy mất khá nhiều thời gian và công sức. Nhưng bù lại, thành phẩm thì vừa đẹp vừa thơm và vô cùng ngon miệng.
21. Rượu men lá Bằng Phúc
Khi được hỏi về đặc sản Bắc Kạn rất nhiều người đều nghĩ ngay tới rượu men lá Bằng Phúc. Cách nấu loại rượu này hoàn toàn khác với các loại rượu khác trên thị trường. Rượu men lá Bằng Phúc không sử dụng men công nghiệp mà thay vào đó là dùng các loại lá rau rừng cho lên men. Việc chọn loại lá nào để làm men sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hương vị của rượu.
22. Mắm tép chua Ba Bể
Tép được đánh bắt từ hồ Ba Bể ngoài đem kho, chiên rán,… thì còn dùng để làm mắm. Mắm tép tại đây có mùi hương đặc trưng, hương vị đậm đà, được dùng để chế biến món ăn, có thể giúp tăng thêm hương vị.
XEM THÊM:
- Top 22 đặc sản Huế tạo nên tinh hoa ẩm thực cố đô Huế
- TOP 22 đặc sản Củ Chi ngon trứ danh không thể bỏ lỡ
- Top 22 đặc sản Bình Định ngon không thể bỏ lỡ
Trên đây là danh sách 22 món đặc sản Bắc Kạn ngon và nổi tiếng nhất. Trong đó có khá nhiều món mà bạn vừa có thể thưởng thức tại tỉnh Bắc Kạn lại vừa có thể mang về làm quà sau một chuyến đi xa.