Mặc dù chất béo được xem là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng và không thể thiếu với sức khỏe của con người. Thế nhưng, chất Béo là gì? Chất béo trong cơ thể có mấy loại không phải là điều mà ai cũng biết rõ. Trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ giúp bạn tìm hiểu về chất béo một cách thật chi tiết. Đừng bỏ lỡ nhé!
Nội Dung Chính
1. Chất Béo là gì?
Chất béo là các este giữa alcol và các acid béo, được xem là 1 trong 3 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với cơ thể con người. Chất béo thực phẩm cung cấp cho cơ thể có thể từ động vật hoặc thực vật.
- Chất béo từ nguồn gốc thực vật phổ biến nhất phải kể đến như bơ, vừng, dầu ăn, lạc,…
- Chất béo từ nguồn gốc động vật hay còn được gọi là mỡ, thường đến từ thịt, cá, hải sản,…
Chất béo sẽ được phân thành 3 loại chính là chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Trong 3 loại trên thì chất béo bão hòa có khả năng làm tăng cholesterol trong máu.
2. Chất béo tốt và chất béo xấu là gì?
Khoa học chia 3 loại chất béo trong cơ thể con người thành 2 nhóm đó là chất béo tốt và chất béo xấu:
- Chất béo tốt: hay chất béo không bão hòa, tồn tại dưới 2 dạng đó là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa, thường không bị đông đặc ở nhiệt độ thường. Chất béo không bão hòa đa phổ biến nhất hiện nay mà cơ thể cần hấp thụ từ thực phẩm phải kể đến như Omega-3 và Omega-6. Đây là loại chất béo tốt, vì có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, sản sinh ra cholesterol tốt cho cơ thể, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và hỗ trợ, ngăn ngừa các bệnh tim mạch,…
- Chất béo xấu: còn được gọi là chất béo bão hòa, có khả năng đông đặc ở nhiệt độ bình thường, khiến cơ thể sản sinh ra các loại cholesterol xấu. Từ đó, làm tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
3. Vai trò quan trọng của chất béo đối với cơ thể
Một số vai trò điển hình của chất béo đối với cơ thể phải kể đến như
3.1. Bổ sung năng lượng
Đối với cơ thể, chất béo được xem là một trong những nguồn năng lượng tập trung chính. Trung bình, cứ 1g chất béo thì sẽ có đến 9 calo. Tuy nhiên, cũng vì hàm lượng calo bên trong chất béo khá cao, nên mỗi bữa ăn hàng ngày chỉ nên giới hạn khoảng 20 – 35% calo, tương đương với tầm 40 – 70g chất béo là được.
Ngoài ra, cấu tạo của chất béo chiếm khoảng 60% tế bão não, nhất là những loại acid béo không no như Omega-3 và Omega-6. Đặc biệt, Phospholipid là loại chất béo có vai trò cấu tạo bao myelin, bọc lấy dây thần kinh, để gia tăng sự nhạy bén cho các hoạt động của trí não. Đồng thời, bảo vệ não bộ khỏi các yếu tố tuổi tác gây suy giảm trí nhớ. Thêm vào đó, chất béo còn tham gia vào quá trình cấu tạo nên màng tế bào.
3.2. Hấp thụ vitamin
Bên trong cơ thể con người có 1 số loại vitamin nếu muốn hấp thụ và lưu trữ thì cần phải có chất béo. Bên cạnh đó, những loại vitamin như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K để hoạt động được thì cần phải tan, nhưng chúng không thể tự hòa tan trong nước, mà chỉ có thể hòa tan trong chất béo, hoặc dung môi hòa tan chất béo.
Nói một cách đơn giản thì những loại vitamin này phải có chất béo thì cơ thể mới có thể hấp thu được. Chính vì thế, nếu bạn không thể cung cấp đầy đủ cho cơ thể chất béo thì khả năng hấp thụ các loại vitamin này của cơ thể sẽ bị hạn chế.
3.3. Duy trì nhiệt độ và bảo vệ cơ thể
Một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của chất béo mà không thể không kể đến đó là giữ nhiệt cho da. Đồng thời giúp cho lượng nhiệt bên ngoài đã được hấp thu không bị truyền dẫn vào bên trong cơ thể.
Trên thực tế, chất béo sẽ không được phân bố đồng đều trên khắp cơ thể người, mà chủ yếu tập trung ở các tổ chức nằm bên dưới da, để tạo thành 1 lớp mỡ dự trữ dùng khi cần thiết. Bên cạnh đó, 1 phần chất béo còn đóng vai trò như một tổ chức bảo vệ bao quanh phủ tạng, giúp ngăn ngừa các va chạm và bảo vệ cơ thể tránh xa những tác nhân xấu đến từ thời tiết.
3.4. Cấu thành các tổ chức
Có 1 thực tế rằng, lớp màng tế bào là một lớp mỡ do cholesterol, glycolipid và chất béo,… tạo thành. Không chỉ vậy, tủy não và các mô thần kinh cũng chứa rất nhiều chất béo cùng glycolipid.
Ngoài những vai trò trên thì chất béo còn có khả năng tăng cảm giác no sau khi ăn. Đặc biệt, chất dinh dưỡng này sẽ giúp nâng cao cảm quan của thức ăn, để bạn có cảm giác ngon miệng hơn so với bình thường.
4. Một số lời khuyên ăn uống lành mạnh với chất béo
Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần xây dựng và có cho mình một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Trong đó, điều quan trọng là bạn cần thay thế những loại chất béo bão hòa thành chất béo không bão hòa, nhằm cải thiện và giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Một số lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với chất béo mà bạn nên đặc biệt quan tâm như:
- Hạn chế sử dụng những loại thức ăn nhanh. Vì bên trong chúng luôn có những loại chất béo chuyển hóa không tốt cho cơ thể.
- Bạn cần giới hạn lượng thịt đỏ mà bản thân và gia đình sử dụng trong một ngày. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên cá, thịt gia cầm đã bỏ da, đạm thực vật, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
- Sử dụng dầu từ hạt cải khi ăn những món nướng.
- Sử dụng dầu ô-liu thay cho những loại dầu ăn thường khác khi nấu ăn hay trộn salad,…
- Thay vì bánh quy hay khoai tây chiên,… nhiều dầu mỡ thì bạn cần ưu tiên những loại thức ăn nhẹ giảm cân cho bữa phụ của mình.
- Bạn nên chuyển dần qua sử dụng bơ thực vật cho gia đình của mình.
>> Xem thêm:
- Tinh bột là gì? Vai trò quan trọng của tinh bột đến cơ thể
- Protein là gì? Vai trò của Protein đến với sức khỏe
Qua bài viết trên đây của chúng tôi, bạn đã biết chất béo là gì, và vai trò của chất béo đối với cơ thể của con người là như thế nào hay chưa? Hy vọng sau những thông tin mà Vua Nệm mang đến, đã giúp bạn hình dung được tầm quan trọng của chất béo. Để từ đó, lên cho mình được một thực đơn khoa học, giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng này cho cơ thể hàng ngày.