Trong phong thủy, cây Thiết Mộc Lan luôn được coi là loại đem lại nhiều may mắn và bình an cho gia chủ. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giúp không gian trở nên xanh đẹp và điều hòa không khí. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa phong thủy của cây Thiết Mộc Lan cũng như cách chăm sóc, bố trí như thế để mang lại hiệu quả tốt về phong thủy, mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu chung của cây Thiết Mộc Lan
1.1 Thiết Mộc Lan là cây gì?
Thiết Mộc Lan là một giống cây cảnh khá phổ biến tại Việt Nam với thân gỗ cột và nhiều lá. Cây này có đặc điểm là khi cắt ngang cây thì quanh vị trí bị cắt đó sẽ mọc ra rất nhiều chồi non.
Về hình dạng, cây Thiết Mộc Lan có phiến lá sọc rộng, vàng nhạt hơn về phần trung tâm. Ứớc tính, lá của cây Thiết Mộc Lan có thể dài đến 100cm và rộng đến 10cm. Nếu trồng ngoài đất vườn trong điều kiện tự nhiên thì chiều cao của cây có thể đạt đến 6m.
Thời gian ra hoa của loại cây này là từ mùa đông sang xuân. Hoa Thiết Mộc Lan mọc thành chùm trắng và có mùi thơm nhẹ. Tuy vậy, cũng rất khó để cây này đơm hoa nếu không biết cách chăm.
1.2 Công dụng của cây Thiết Mộc Lan
Cây Thiết Mộc Lan mang một màu xanh tươi sẽ làm cho căn phòng của bạn trở nên dịu dàng, máy mẻ. Màu của lá sẽ tạo cho không gian thêm phần sáng sủa, sạch sẽ và tươi mới.
Hiện nay có khá nhiều loại cây tốt cho phong thủy nhưng lại vô cùng độc hại. Tuy vậy nhưng Thiết Mộc Lan là loại cây không những không độc mà còn giúp giảm nồng đồ khí độc trong không khí.
Không chỉ có tác dụng trang trí, loại cây này còn giúp lọc không khí, bụi bặm trong nhà và cung cấp hơi ẩm. Các chất độc hại trong không khí như monoxide de carbone, benzen, formallhelyde, toluene…bị loại bỏ bởi cây. Chính vì vậy nó giúp mang đến luồng sinh khí dồi dào cho căn nhà mang lại cho gia đình một sức khỏe thật tốt.
Cây thường được đặt ở những nơi như phòng khách, văn phòng để tạo ra một một trường trong lành, sạch sẽ giúp bạn có thể thoải mái thư giãn.
2. Ý nghĩa của cây Thiết Mộc Lan trong phong thuỷ
Trong phong thuỷ, cây Thiết Mộc Lan được tin rằng sẽ mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ. Khi cây ra hoa có nghĩa là may mắn và tiền tài đang sắp gõ cửa nhà bạn.
Khi trồng cây này trong nhà thì bạn cần lưu ý một điều là nên đặt cây ở hướng Mộc của ngôi nhà, tức Đông hoặc Đông Nam để cầu may mắn đến với các thành viên trong gia đình.
Thiết Mộc Lan có đặc điểm nổi bật là đâm chồi lá mới tại những nhánh và thân cây bị cắt, ông bà ta tin rằng nó tượng trưng nó sự dồi dào về tài lộc, dấu hiệu của cơ hội phát tài sắp đến với người trồng. Có lẽ vì vậy mà nó còn được gọi là cây phát tài.
Khi mua cây Thiết Mộc Lan thì người sẽ dựa trên số cành hoặc chậu.
Bạn có thể lựa chọn chậu cây với số lượng cành mang một ý nghĩa mong muốn cho ngôi nhà của mình. Sẽ ứng như:
- 2 cành: May mắn trong tình yêu, mọi sự như ý.
- 3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc.
- 5 cành: Đại diện cho sắc khỏe.
- 8 cành: Là sự phát lộc, phát tài của gia chủ và gia đình.
- 9 cành: Tài lộc dồi dào, hạnh phúc viên mãn, thời vận tốt cho gia chủ.
3. Thiết Mộc Lan hợp với mệnh gì?
Cây Thiết Mộc Lan hợp nhất với người mệnh mộc do bản thân cũng đại diện cho hành Mộc mà theo phong thủy Mộc gặp Mộc ắt vượng phát. Bên cạnh đó, đặc tính của loại cây này cũng rất hợp với tính cách đặc trưng của quý bạn mệnh Mộc là hướng ngoại, giàu lòng vị tha, yêu thiên nhiên.
Để chiêu dụ thêm tài lộc, vận khí tốt cho bản thân, người mệnh này cói thể trồng cây cảnh và một số loại cây khác trong nhà. Họ nên chọn cây có màu xanh lá thẫm để tăng cường nguồn năng lượng bản mệnh cho mình. Đồng thời, trong ngũ hành, Mộc sinh Hỏa nên màu xanh hay cây phong thủy này còn có thể trở thành lựa chọn của người mệnh Hỏa.
4. Thiết Mộc Lan hợp với tuổi gì?
Thiết Mộc Lan là cây phong thủy hợp với Mộc và Hỏa nên những quý bạn có năm sinh thuộc hai hành này sẽ nhận được lợi ích phong thủy lớn nhất khi trồng cây này.
Người hành Mộc là người có các năm sinh sau đây: 1958 (Mậu Tuất), 1959 (Kỷ Hợi), 1972 (Nhâm Tý), 1973 (Qúy Sửu), 1980 (Canh Thân), 1981 (Tân Dậu), 1988 (Mậu Thìn), 1989 (Kỷ Tỵ), 2002 (Nhâm Ngọ), 2003 (Qúy Mùi).
Người hành Hỏa là người có các năm sinh sau đây: 1994 (Giáp Tuất), 1957-2017 (Đinh Dậu), 1986 (Bính Dần), 1995 (Ất Hợi), 1964 (Giáp Thìn), 1987 (Đinh Mão), 1948-2008 (Mậu Tý), 1965 (Ất Tỵ), 1949-2009 (Kỷ Sửu), 1978 (Mậu Ngọ), 1956-2016 (Bính Thân), 1979 (Kỷ Mùi).
Trong các năm sinh trên thì người tuổi Tân Mão và tuổi Đinh Mão được các chuyên gia phong thủy đánh giá là hợp nhất với loại cây này. Việc trồng Thiết Mộc Lan sẽ giúp đường tài vận của họ được nở rộ, kiếm được nhiều mà tích lũy cũng được nhiều. Bên cạnh đó, nó còn giúp xua tan điềm rủi và giúp họ có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc cũng như cuộc sống.
5. Nên trồng và chăm sóc cây Thiết Mộc Lan như thế nào?
Trồng và chăm sóc cây Thiết Mộc Lan nhìn chung cần sự nghiên cứu và cẩn thận. Nếu không chăm sóc đúng cách, cây rất nhanh chết hoặc không ra hoa.
5.1 Cách trồng Thiết Mộc Lan
Việc tìm mua cây hay hạt giống cây Thiết Mộc Lan rất dễ dàng, bạn có thể tìm thấy chúng ở bất kỳ cửa hàng bán cây nào với giá cả vô cùng phải chăng. Trong trường hợp, bạn muốn trồng cây Thiết Mộc Lan thì hãy tham khảo những cách sau đây:
Trồng bằng nước: Đây là phương pháp được rất nhiều gia đình áp dụng. Với cách trồng này, cây Thiết Mộc Lan của bạn sẽ nhỏ gọn hơn và trưng bày được trên bàn làm việc, việc chăm sóc tưới nước cũng thuận tiện hơn. Tuy vậy, cây Thiết Mộc Lan trồng theo cách này chỉ sống được 2-3 tháng do thiếu dưỡng chất từ đất.
Trồng bằng gốc: Cách trồng này đơn giản, dễ dàng, bạn chỉ cần tắt tỉa ngon và thân cây, sau đó trồng phần gốc. Phương pháp trồng bằng gốc đảm bảo cây sinh trưởng tốt và ra hoa, đảm bảo phát triển và thời gian sống rất lâu.
Trồng bằng thân: Với cách trồng này, bạn chỉ cần chặt một đoạn thân để trồng. Nhưng cây cần được đặt ở nơi thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng để có thể phát triển khỏe mạnh. Cây Thiết Mộc Lan trồng theo phương pháp này chỉ sống được khoảng 4-5 tháng.
5.2 Cách chăm sóc Thiết Mộc Lan
Quy trình này bao gồm 3 phần là tưới nước, bón phân và loại trừ sâu bệnh. Cụ thể:
- Tưới nước: Cây Thiết Mộc Lan rất háo nước nên bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nước để cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh và cho ra hoa. Bạn nên tưới nước cho cây vào buổi sáng sớm hoặc vào lúc chiều trời hết nắng. Không nhất thiết tưới nước cho cây hàng ngày. Bạn chỉ cần đảm bảo lượng nước tưới cho cây là đủ, có thể kiểm tra phần đất trồng, nếu đất tơi xốp nghĩa là cây đang đủ nước.
- Bón phân: Đây là một công đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc cây Thiết Mộc Lan. Bạn nên bón lót cho cây một lượng nhỏ NPK. Sau khi bón lót thì hãy đợi khoảng 2-3 tháng sau đó để bón lượt tiếp theo.
- Loại trừ sâu bệnh: Mặc dù Thiết Mộc Lan là loại cây rất ít hoặc hầu như không có sâu bệnh nhưng thỉnh thoảng vấn vẫn nên kiểm tra thân và lá cây để đảm bảo không có sâu quấn chiếu tấn công gây khô vằn lá
XEM THÊM:
- Cây vạn lộc: ý nghĩa phong thủy và hướng dẫn cách trồng chi tiết nhất
- Công dụng của cây lan chi trong y học và phong thủy
- Cây kim ngân hợp mệnh gì? Ý nghĩa, tác dụng trong phong thủy
Trên đây là những đặc điểm, ý nghĩa của cây thiết mộc lan trong phong thuỷ. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ có hướng chăm sóc và lựa chọn phù hợp nhất.