Mọi người rất ít khi giặt chăn ga ngày mua vì sợ mùi hôi, ẩm mốc. Thế nhưng có thể vì một vài nguyên nhân nào đó mà bạn không tránh khỏi việc phải giặt chúng trong những ngày nồm ẩm, mưa gió. Chẳng hạn như thú cưng làm vấy bẩn, dính lông lên chăn ga hay vô tình đổ nước, cafe dính lên chăn ga, trẻ con đái dầm khiến chăn ga bị hôi…
Vậy làm sao để giặt chăn ga trong ngày mưa mà không bị ẩm mốc, gây mùi khó chịu? Nếu bạn chưa biết cách thực hiện như thế nào thì đừng vội bỏ qua bài viết này. Vua Nệm sẽ hướng dẫn các bạn cách giặt chăn ga hiệu quả trong ngày thời tiết đổ mưa ẩm.
Nội Dung Chính
1. Những cách giặt chăn ga ngày mưa sạch sẽ, thơm tho, không ẩm mốc
Mùa mưa đến thường gây cho mọi người cảm giác khó chịu bởi sự ẩm ướt và hôi hám. Việc giặt giũ quần áo hay chăn ga luôn khiến chúng ta cảm thấy phiền phức hơn. Nó không chỉ lâu khô hơn mà còn có mùi ẩm mốc cực kỳ khó chịu. Không khí ẩm, nhiều hơi nước chính là điều kiện để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, nảy nở. Cùng với đó là nấm mốc có cơ hội phát triển nhanh chóng. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể tham khảo hai cách giặt chăn ga dưới đây.
1.1. Giặt chăn ga ngày mưa bằng máy giặt – giải pháp hoàn hảo nhất
Như đã nói, chẳng ai có ý định giặt chăn ga vào những ngày mưa. Thế nhưng thật không may vì một lý do bất khả kháng nào đó mà việc này cần phải thực hiện. Để chăn ga nhanh khô và không có mùi ẩm mốc thì tốt nhất là nên sử dụng máy giặt. Máy có thể giặt sạch và vắt khô, chăn ga sẽ không còn bị ẩm ướt, hạn chế được ẩm mốc rất tốt.
Để sử dụng máy giặt giặt chăn ga sạch sẽ, nhanh khô mà vẫn đảm bảo được độ bền, không bị phai màu chăn ga thì hãy áp dụng quy trình sau:
Bước 1: Kiểm tra chất liệu chăn, ga
Không phải tất cả các loại chăn, ga đều được phép giặt bằng máy. Vì chất liệu của chăn ga sẽ quyết định đến điều này nên cần phải kiểm tra chất liệu của nó trước khi giặt. Loại bỏ khả năng giặt máy với một số loại chăn ga được làm bằng tơ lụa, gấm, satin, len, chăn điện… Những chất liệu này sẽ nhanh hỏng, thay đổi cấu trúc vải hoặc nguy hiểm khi giặt bằng máy. Chỉ nên giặt một số loại chăn ga được cho phép giặt máy như cotton, tencel, vải đũi…
Để biết chăn, ga có thể được giặt máy hay không thì chỉ cần kiểm tra tem, mác ghi trên chăn, ga sẽ có ký hiệu cho phép giặt máy hoặc không.
Bước 2: Kiểm tra chăn, ga trước khi cho vào máy giặt
Sau khi kiểm tra chất liệu xong là kiểm tra xem trên chăn, ga có dính vật lạ hoặc chứa các vật cứng hay không. Ví dụ như dính kẹp tóc, kim băng, đồ trang sức… thì nên loại bỏ những vật lạ này.
Tiếp đến là kiểm tra trọng lượng của chăn. Với những loại chăn có kích thước quá khổ, không vừa túi giặt thì tuyệt đối không giặt bằng máy. Máy giặt có thể bị quá tải và không thể giặt được với những loại chăn to.
Bước 3: Giặt chăn ga bằng máy giặt
Ở bước này, các bạn cho chăn, ga vào máy giặt và lựa chọn chế độ giặt chăn mền (nếu có). Trường hợp máy giặt không để chế độ giặt chăn mền riêng thì nên chọn chế độ giặt nhẹ nhàng nhất để tránh cho chăn, mền bị xù, xơ vải và bạc màu nhanh. Tốt nhất không nên giặt chung với quần áo, vì có thể quần áo sẽ bị loang màu và bám dính lên chăn ga, gây mất thẩm mỹ.
Lưu ý rằng nên sử dụng loại bột giặt hoặc nước giặt có tính tẩy rửa mạnh, độ PH trên 7. Vì chúng có thể bào mòn cấu trúc sợi vải, làm bạc màu chăn ga. Không nên đổ trực tiếp bột giặt lên chăn (nhưng có thể đổ trực tiếp lên vết bẩn cứng đầu). Nếu muốn, hãy sử dụng nước xả vải để chăn ga thơm tho và mềm mại hơn, tránh mùi ẩm mốc tốt hơn.
Bước 4: Phơi chăn ga sau khi giặt
Vào những ngày trời mưa ướt át thì việc phơi chăn ga sẽ rất lâu khô. Nhưng với máy giặt thì nó đã hỗ trợ vắt khô ráo chăn ga. Lúc này chăn ga sẽ không còn bị dính nước nữa nên sẽ nhanh khô hơn. Tuy vậy, vẫn cần chú ý phơi chăn ga nơi cao ráo, khô thoáng và mát mẻ, tránh mưa và nơi ẩm ướt để chăn ga nhanh khô và không bị mùi ẩm mốc bám vào.
Bước 5: Bảo quản chăn, ga sau khi phơi khô
Nếu chăn ga đã khô nhưng bạn chưa có nhu cầu sử dụng thì cần phải bảo quản chúng một cách hợp lý để không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây mùi và ẩm. Với ga giường, bạn có thể sử dụng bàn là (với những loại vải được phép dùng bàn là) để là phẳng và loại bỏ hơi nước, sự ẩm ướt còn sót lại ở một số vị trí như mép, viền ga, các góc ga giường…
Sau khi đã là phẳng phiu, hãy gấp gọn theo nếp và cho vào túi đựng để bảo quản chăn, ga. Kéo kín khóa túi đựng để tránh bụi bẩn, hơi nước ẩm, hay nước có thể bị rớt vào bên trong. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể sử dụng phương thức hút chân không để chăn ga được bảo quản tốt nhất.
1.2. Giặt chăn ga bằng tay nhanh khô, chống ẩm mốc
Chúng ta vẫn nghĩ việc giặt chăn ga ngày mưa bằng tay là rất “bất khả thi” và chắc chắn sẽ gây ra mùi hôi, ẩm mốc. Tuy nhiên, chúng ta lại không biết rằng có nhiều cách để giặt chúng mà không gây ra hiện tượng mốc meo dù là ngày mưa. Hãy thực hiện theo những bước sau để chăn ga nhanh khô và chống ẩm mốc tốt.
Bước 1: Kiểm tra chăn ga trước khi giặt
Giống như với việc giặt chăn ga bằng máy giặt, thì với giặt tay trước tiên cũng cần kiểm tra chăn ga. Ở đây, chúng ta cần cẩn thận quan sát và kiểm tra tỉ mỉ xem chăn, ga có vật cứng, vật nhọn nào bị bám dính hay không, có lẫn vật dụng lạ nào bên trong hay không. Nếu có, hãy lấy chúng ra khỏi chăn ga để khi giặt không bị nguy hiểm hoặc gây hỏng vật dụng.
Bước 2: Giặt chăn, ga bằng tay
Sau khi đã kiểm tra và loại bỏ vật lạ trên chăn, ga thì cho chúng vào trong bồn hoặc chậu to để ngâm với nước, làm ướt chăn, ga. Sau đó cho bột giặt, hòa tan và giặt chăn. Sử dụng bột giặt, nước tẩy đổ trực tiếp lên những vết bẩn cứng đầu, vết ố vàng và vò sạch. Lưu ý, chỉ nên dùng những loại bột giặt có độ PH dưới 7 để đảm bảo chăn ga không bị tẩy bay màu và xơ vải. Đồng thời, không nên vò mạnh tay vì có thể làm ảnh hưởng tới cấu trúc vải, gây nhão, xơ vải.
Sau khi đã giặt và ngâm trong nước xà xả cải với khoảng thời gian từ 5 – 10 phút, hãy xả thật sạch với nước để làm sạch bọt xà phòng, hóa chất. Giũ chăn lại nhiều lần để đảm bảo bọt xà phòng đã được loại bỏ hết, không còn tồn đọng chất tẩy rửa bên trong chăn, ga.
Bước 3: Làm khô ráo nước trên chăn, ga
Khi đã xả sạch sẽ chăn, ga, hãy ép hết nước bên trong chăn bằng những tấm ép hoặc sử dụng sức người để ép chặt chăn, ga. Khi ép, có thể lót một lớp khăn bên ngoài để nước thấm vào khăn, giúp chăn được nhanh khô và ráo nước hơn.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng bàn là và là hai mặt, các góc chăn, ga để giúp cho hơi nước được thoát ra ngoài. Lúc này nó như một biện pháp sấy khô chăn, ga rất hiệu quả.
Chăn ga được làm ráo nước sẽ được mang đi phơi. Trong thời tiết mưa ẩm ướt thì việc phơi ngoài trời là không thể. Hãy chọn một nơi khô ráo, thoáng mát, dễ hấp thụ gió để phơi chăn ga. Dùng thêm quạt gió để làm khô chăn ga nhanh hơn và chống ẩm tốt hơn.
Bước 4: Bảo quản chăn ga đã được phơi khô
Sau khi chăn ga đã khô, bạn lại tiếp tục lấy bàn là để làm khô hơn các vị trí có lớp vải dày trên chăn, ga. Điều này vừa giúp chúng khô ráo tuyệt đối, vừa giúp chống ẩm mốc có thể xảy ra và ngăn mùi hôi, ẩm trên chăn ga hiệu quả. Sau đó, là phẳng toàn bộ bề mặt chăn ga, gấp gọn và cho vào túi đựng nếu chưa cần sử dụng. Áp dụng phương pháp hút chân không nếu muốn chăn ga được bảo quản tốt nhất.
Dù là giặt tay hay giặt máy thì việc giặt chăn ga ngày mưa cũng không tránh khỏi khả năng không thể khô ráo tối đa và thơm tho như ngày thường. Do đó, ngay khi trời nắng ráo, hãy mang chăn ga ra để phơi khô lại lần nữa. Tuy nhiên, không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp quá gay gắt. Hãy chọn một nơi cao ráo ngoài trời và mát mẻ để chăn ga vẫn được phơi khô mà vẫn đảm bảo không bị khô vải, bạc màu bởi ánh mặt trời.
2. Một số lưu ý khi giặt chăn ga để đảm bảo sạch và không bị ẩm mốc, hôi hám
Chăn ga là phụ kiện giường nằm không thể thiếu của giường ngủ cũng như của cả căn phòng ngủ. Việc đảm bảo sự sạch sẽ cho chăn ga luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi chăn ga có sạch thì mới tạo cảm giác thoải mái khi nằm ngủ một cách hoàn hảo nhất.
Để chăn ga được giặt sạch nhất, không bị hôi hám khi sử dụng thì hãy lưu ý một số điểm sau:
- Trước khi giặt chăn, ga có thể sử dụng máy hút bụi chăn, ga chuyên dụng để loại bỏ sạch bụi bẩn, lông vật nuôi, tóc và thậm chí là vi sinh vật lạ gây bệnh tồn tại trên chăn ga.
- Trong quá trình giặt, chú ý những vết ố vàng, dính vết bẩn cứng đầu lâu ngày. Có thể sử dụng nước tẩy giặt mạnh đổ lên những vị trí này để chắc chắn vết bẩn được làm sạch tối đa.
- Với những loại chăn ga đã quá cũ hoặc đơn giản là chỉ muốn chăn, ga được giặt sạch dễ dàng hơn, có thể dùng nước cốt chanh hoặc giấm để ngâm trước 30 phút trước khi đem đi giặt nhằm tẩy trắng hiệu quả cho chăn, ga.
- Khi giặt chăn, ga với máy giặt hãy cuộn tròn chăn ga theo hình xoáy ốc, chăn ga sẽ được giặt sạch sẽ hơn.
- Lộn trái chăn, ga khi giặt và khi phơi để giữ màu sắc tươi mới cho chăn ga, tránh bạc màu.
- Thường xuyên phơi chăn, ga ngoài trời để loại bỏ mùi ẩm mốc, sự ẩm ướt cho chăn ga.
Mua dầm kéo dài khiến cho chăn ga bị ẩm mốc, mùi hôi khó chịu hay đơn giản là chăn ga bị bẩn khiến bạn cảm thấy ngủ không ngon giấc nên mang đi giặt giũ. Dù là ngày mưa hay nắng thì vẫn nên áp dụng những cách giặt chăn ga và lưu ý một điều mà chúng tôi đã đề xuất như trên. Chúng sẽ giúp bạn có những giây phút nằm ngủ thoải mái và dễ chịu nhất với một bộ chăn ga sạch sẽ, thơm tho.