Dấu hiệu mang thai ở mỗi người lại khác nhau tùy vào từng cơ địa. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Chẩn đoán mang thai sớm và lên một kế hoạch chăm sóc trước khi sinh sẽ giúp bạn trải qua một thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây sẽ là những mẹo nhận biết có thai sớm và những điều mà bạn nên biết.
Nội Dung Chính
- 1. Các triệu chứng khi mang thai ở giai đoạn đầu
- 1.1. Trễ kinh
- 1.2. Đau đầu
- 1.3. Ra máu báo
- 1.4. Tăng cân
- 1.5. Huyết áp cao
- 1.5. Ợ nóng
- 1.6. Táo bón
- 1.7. Đau bụng dưới
- 1.8. Đau lưng
- 1.9. Thiếu máu
- 1.10. Cảm thấy chán nản
- 1.11. Mất ngủ
- 1.12. Thay đổi kích thước vòng 1
- 1.13. Nổi mụn
- 1.14. Nôn mửa
- 1.15. Đau hông
- 1.16. Tiêu chảy
- 1.17. Căng thẳng
- 1.18. Đi tiểu thường xuyên
- 1.19. Thèm ăn
- 1.20. Chuột rút ở chân
- 2. Mẹo nhận biết có thai hay không?
- 3. Lưu ý
- 4. Kết luận
1. Các triệu chứng khi mang thai ở giai đoạn đầu
Mang thai xảy ra khi tinh trùng thụ tinh với trứng sau khi được phóng ra khỏi buồng trứng trong quá trình rụng trứng. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển xuống tử cung – nơi mà quá trình làm tổ sẽ xảy ra. Kết quả tạo ra một bào thai.
Bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu và triệu chứng trước khi bạn thử que thử thai. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu mang thai con gái và con trai sớm nhất mà bạn có thể tham khảo.
1.1. Trễ kinh
Trễ kinh là một trong những triệu chứng sớm nhất và dễ nhận biết nhất của thai kỳ (và có thể là triệu chứng điển hình nhất). Tuy nhiên, trễ kinh không có nghĩa là bạn chắc chắn đang mang thai, đặc biệt nếu chu kỳ của bạn có xu hướng không đều.
Có nhiều tình trạng sức khỏe khác ngoài việc mang thai có thể gây ra hiện tượng trễ kinh.
1.2. Đau đầu
Đau đầu là hiện tượng thường gặp trong thời kỳ đầu mang thai do nồng độ hormone thay đổi và lượng máu tăng lên. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau đầu của bạn không biến mất hoặc đặc biệt nặng.
1.3. Ra máu báo
Một số phụ nữ có thể bị chảy máu nhẹ và ra máu báo trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Chảy máu đầu thai kỳ cũng có thể do các tình trạng tương đối không quá nguy hiểm như nhiễm trùng hoặc kích ứng.
Chảy máu đôi khi cũng có thể báo hiệu một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, chẳng hạn như sẩy thai, thai ngoài tử cung hoặc nhau bong non . Hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu bất thường xảy ra.
1.4. Tăng cân
Bạn có thể tăng từ 2-3kg trong vài tháng đầu của thai kỳ. Tăng cân trở nên rõ ràng hơn vào đầu quý thứ hai của giai đoạn mang thai.
1.5. Huyết áp cao
Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp đôi khi xảy ra trong thời kỳ mang thai. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây huyết áp cao bao gồm:
- Thừa cân hoặc béo phì
- Hút thuốc
- Có tiền sử hoặc tiền sử gia đình bị tăng huyết áp do thai nghén
1.5. Ợ nóng
Các hormone được giải phóng trong thai kỳ đôi khi có thể làm giãn van giữa dạ dày và thực quản của bạn. Khi axit dạ dày rò rỉ ra ngoài, điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng.
1.6. Táo bón
Sự thay đổi hormone trong thời kỳ đầu mang thai có thể làm hệ tiêu hóa của bạn trở nên đình trệ. Kết quả là bạn có thể bị táo bón.
1.7. Đau bụng dưới
Khi các cơ trong tử cung của bạn bắt đầu căng ra và mở rộng, bạn có thể cảm thấy một cảm giác đau vùng bụng dưới giống như đau bụng kinh. Nếu xuất hiện cả triệu chứng chảy máu cùng với đau bụng dưới, nó có thể là dấu hiệu của việc sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
1.8. Đau lưng
Nội tiết tố là nguyên nhân lớn nhất gây ra chứng đau lưng trong thời kỳ đầu mang thai. Sau đó, trọng lượng cơ thể tăng lên và trọng tâm bị thay đổi có thể làm bạn đau lưng. Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai cho biết họ bị đau lưng khi mang thai.
1.9. Thiếu máu
Phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu máu cao hơn người bình thường. Điều này gây ra các triệu chứng như hoa mắt và chóng mặt. Tình trạng này xảy ra thời gian dài có thể dẫn đến sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Chăm sóc trước khi sinh thường bao gồm cả tầm soát bệnh thiếu máu.
1.10. Cảm thấy chán nản
Từ 14 đến 23% phụ nữ mang thai bị trầm cảm trong thai kỳ. Nhiều thay đổi sinh lý và cảm xúc mà bạn trải qua có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy tâm trạng có sự bất ổn.
1.11. Mất ngủ
Bà bầu mất ngủ là một triệu chứng phổ biến khác của thời kỳ đầu mang thai. Căng thẳng, khó chịu về thể chất và thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân góp phần gây ra. Một chế độ ăn uống cân bằng, thói quen ngủ tốt và tập yoga hay thể dục nhẹ nhàng đều có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
1.12. Thay đổi kích thước vòng 1
Những thay đổi ở ngực là một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy đầu tiên. Vòng 1 của bạn có thể bắt đầu mềm, sưng, căng và to hơn. Núm vú của bạn cũng có thể lớn và nhạy cảm hơn, và quầng vú có thể sẫm màu hơn.
1.13. Nổi mụn
Do sự gia tăng nội tiết tố androgen, nhiều phụ nữ bị nổi mụn trứng cá trong thời kỳ đầu mang thai. Những hormone này có thể làm cho da của bạn tiết dầu nhiều hơn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mụn trứng cá khi mang thai thường là tạm thời và hết sau khi sinh em bé.
1.14. Nôn mửa
Nôn mửa là một dấu hiệu của “ ốm nghén ” – một triệu chứng phổ biến thường xuất hiện trong vòng bốn tháng đầu. Ốm nghén thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang mang thai. Tăng nội tiết tố trong thời kỳ đầu là nguyên nhân chính.
1.15. Đau hông
Đau khớp háng thường gặp khi mang thai và có xu hướng gia tăng vào cuối thai kỳ. Nó có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Áp lực lên dây chằng
- Đau thân kinh toạ
- Sự thay đổi cân nặng
1.16. Tiêu chảy
Tiêu chảy và những căn bệnh về tiêu hóa khác xảy ra thường xuyên trong thai kỳ. Những thay đổi về hormone, chế độ ăn uống và sự căng thẳng đều gây ra triệu chứng này. Nếu tiêu chảy kéo dài vài ngày, hãy liên hệ với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn không bị mất nước.
1.17. Căng thẳng
Mặc dù mang thai thường là một thời gian hạnh phúc, nhưng nó cũng có thể là nguồn cơn gây ra căng thẳng. Những thay đổi lớn trong cơ thể bạn, các mối quan hệ cá nhân và thậm chí cả tài chính của bạn đều khiến bạn căng thẳng, lo lắng. Đừng ngần ngại nhờ bác sĩ giúp đỡ nếu bạn bắt đầu cảm thấy quá tải.
1.18. Đi tiểu thường xuyên
Mang thai khiến lượng nước trong cơ thể tăng lên và thận hoạt động hiệu quả hơn. Tử cung sưng lên cũng ép vào bàng quang. Do đó, hầu hết phụ nữ bắt đầu đi tiểu thường xuyên hơn trong vài tuần đầu tiên sau khi mang thai.
1.19. Thèm ăn
Thèm ăn một số loại thực phẩm rất phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là các loại thực phẩm cung cấp năng lượng và canxi, chẳng hạn như sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Bạn cũng có thể nhận thấy cảm giác tự nhiên chán ăn với những món trước đây bạn thích.
Một số phụ nữ thậm chí có sở thích khác thường đối với những đồ không phải thực phẩm như đất hoặc giấy. Đây được gọi là ‘pica’ và có thể nó cho thấy sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể họ. Hãy nói chuyện với bác sĩ khi bạn cảm thấy có điều bất thường.
1.20. Chuột rút ở chân
Chuột rút ở chân xảy ra do sự tích tụ của axit gây ra các cơn co thắt không tự chủ của các cơ bị ảnh hưởng. Chúng thường gặp ở một nửa số phụ nữ mang thai. Và các triệu chứng thường là xảy ra vào ban đêm.
2. Mẹo nhận biết có thai hay không?
2.1. Xét nghiệm nước tiểu hoặc máu
Cách rõ ràng nhất để biết bạn có thai hay không là thử thai. Khi bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu hoặc máu, nó sẽ đo một loại hormone có tên là gonadotropin (hCG). Hormone này bắt đầu hình thành trong cơ thể bạn từ thời điểm thụ thai và sẽ tăng lên nhanh chóng vào đầu thai kỳ.
Mặc dù xuất hiện sớm trong quá trình mang thai, nhưng phải mất một thời gian để cơ thể bạn tích tụ đủ hCG để có thể hiện chỉ số rõ ràng khi xét nghiệm nước tiểu. Thông thường, phải mất khoảng ba đến bốn tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng trước khi có đủ hCG trong cơ thể để kết quả thử thai dương tính.
Vì cần thời gian để hormone hCG tích tụ trong cơ thể, nên tốt nhất bạn nên đợi cho đến khi bạn trễ kinh hoặc đã kiểm tra trước với que thử thai tại nhà. Trước thời điểm này, xét nghiệm có thể cho kết quả âm tính, ngay cả khi bạn thực sự đang mang thai.
2.2. Kiểm tra bằng que thử thai
Các phương pháp xét nghiệm mang thai tại nhà nói chung rất đáng tin cậy. Điều bạn cần làm là chuẩn bị sẵn các que thử thai. Ngay khi có cảm thấy đã trễ kinh một vài ngày thì hãy sử dụng que thử thai.
Que thử thai hoạt động theo cơ chế: Bạn cần đi tiểu vào một cốc nhỏ, sau đó đặt que vào cốc và chờ kết quả. Các que thử thai trên thị trường Việt Nam rất đa dạng về mẫu mã và cách thức sử dụng. Luôn kiểm tra bao bì và hướng dẫn để đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng cách. Trong vòng vài phút, xét nghiệm sẽ hiển thị kết quả dương tính hoặc kết quả âm tính. Một số que thử thai kỹ thuật số sẽ hiển thị một từ hoặc cụm từ (mang thai hoặc không mang thai).
Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn các nhà thuốc uy tín để mua que thử thai. Tránh mua phải hàng giả hàng nhái sẽ cho kết quả không đúng.
3. Lưu ý
Nhiều triệu chứng của thai kỳ sớm sẽ rất giống với các tình trạng bệnh lý khác, hoặc các triệu chứng tiền kinh nguyệt có thể rất giống với các triệu chứng mang thai. Điều này có thể khiến bạn khó phân biệt được. Bạn cũng có thể bị trễ kinh mà không có thai.
Điều này có thể xảy ra khi bạn tập thể dục cường độ mạnh, giảm hoặc tăng nhiều cân, hoặc thậm chí là bị căng thẳng. Việc cho con bú cũng có thể khiến kỳ kinh của bạn ngừng lại trong một thời gian.
4. Kết luận
Trên đây là những mẹo nhận biết có thai sớm. Tuy nhiên nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang mang thai, bạn không nên chỉ dựa vào những dấu hiệu và triệu chứng này để xác nhận. Thử thai tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ để kiểm tra có thể xác nhận khả năng mang thai một cách chính xác nhất.