Hôn lễ được xem là một trong những dịp quan trọng nhất cuộc đời mỗi người. Do đó, không có gì lạ khi tất cả các chi tiết, cho dù là nhỏ nhất trong buổi tiệc cũng được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng nhất. Tuy nhiên, bạn có biết được con trai, con gái đeo nhẫn cưới tay nào hay không? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Vì sao nên đeo nhẫn cưới đúng cách
Trên thực tế, bạn có thể đeo trang sức nói chung và nhẫn nói riêng, một cách tùy ý, miễn sao bản thân cảm thấy thoải mái và dễ chịu là được. Tuy nhiên, việc đeo nhẫn cưới lại không giống vậy. Với đa số người, nhẫn cưới cần phải đeo đúng cách, và không thể tùy tiện được.
Theo quan niệm của cả phương Đông và phương Tây, thì mỗi ngón tay sẽ mang theo một ý nghĩa riêng biệt. Do đó, nếu bạn đeo nhẫn cưới sai cách thì có thể dẫn đến nhiều điều đáng tiếc.
Tóm lại, đeo nhẫn cưới đúng cách bắt nguồn từ mưu cầu hạnh phúc của con người, với mong muốn có được một cuộc sống hôn nhân viên mãn, trên thuận dưới hòa.
2. Nên đeo nhẫn cưới tay nào?
Đeo nhẫn cưới tay nào? Tùy vào mỗi quốc gia và mỗi nền văn hóa mà vị trí đeo nhẫn cũng sẽ có nhiều điều khác biệt. Một số cách đeo nhẫn cưới ở từng khu vực như sau:
Với các nước phương Tây: vị trí đeo nhẫn sẽ là ngón áp út. Song, họ có những quan niệm và cách giải thích tương đối khác nhau khi đeo nhẫn ngón tay này như:
- Người châu Âu đeo nhẫn cưới tay nào: nghĩ rằng giữa ngón áp út và trái tim có một sợi dây liên kết với nhau, gọi là “mạch tình yêu”. Do đó, người dân ở nơi đây đều mang nhẫn cưới ở vị trí này.
- Người Mỹ đeo nhẫn cưới tay nào: quan niệm về ngón tay đeo nhẫn của họ đơn giản hơn. Người Mỹ cho rằng, người đàn ông phải là trụ cột trong gia đình. Đồng thời, họ luôn là người đi phía bên ngoài, để bảo vệ phụ nữ đời mình. Do đó, bàn tay trái của họ luôn cần để nắm tay người vợ. Chính vì thế, đàn ông ở nước này sẽ đeo nhẫn cưới ngón áp út tay trái, còn người phụ nữ sẽ đeo ở ngón áp út tay phải.
- Ở Đức và Hà Lan đeo nhẫn cưới tay nào: các cặp đôi khi đính hôn sẽ đeo nhẫn ở bên tay trái, nhưng khi cưới thì sẽ chuyển sang tay phải. Việc này sẽ ngầm thông báo là họ đã chuyển sang giai đoạn hôn nhân.
Ở Việt Nam: dù có văn hóa khác nhau, nhưng vị trí đeo nhẫn của các cặp đôi cũng là ở ngón áp út.
Ở Hy Lạp đeo nhẫn cưới tay nào: ngón áp út được xem là ngón tay yếu ớt nhất. Do đó, việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay này sẽ giúp vợ chồng có thêm sức mạnh. Để cùng nhau vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống.
Với Trung Quốc đeo nhẫn cưới tay nào: ý nghĩa các ngón tay được quy định một cách chi tiết hơn. Họ quan niệm rằng: ngón cái tượng trưng cho bố mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa tượng trưng bản thân, ngón áp út là biểu tượng cho người bạn đời và cuối cùng ngón út là con cái.
3. Con trai, con gái đeo nhẫn cưới tay nào?
3.1. Con trai đeo nhẫn cưới tay nào?
Ông bà ta có câu “nam tả nữ hữu”, chỉ nghe thôi thì bạn đã hình dung được con trai đeo nhẫn tay nào rồi đúng không? Ở Việt Nam, ý nghĩa các ngón tay trong phong thủy như sau:
- Ngón cái: tượng trưng cho quyền lực và địa vị xã hội.
- Ngón trỏ: tượng trưng cho học vấn và sự nghiệp, những người có tham vọng lớn.
- Ngón giữa: tượng trưng cho trách nhiệm với gia đình, bạn bè, và công việc.
- Ngón áp út: tượng trưng cho gia đình, và hạnh phúc hôn nhân.
- Ngón út: tượng trưng cho sự độc thân, và cuộc sống tự do, không bị ràng buộc.
Dựa trên những thông tin, có thể nhận định rằng, con trai trong lễ cưới của mình sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên tay trái.
3.2. Con gái đeo nhẫn cưới tay nào?
Theo truyền thống, cô dâu vào ngày cưới sẽ được chú rể trao nhẫn vào ngón áp út tay phải. Điều này cũng sẽ dựa trên quan niệm “nam tả nữ hữu”.
Từ đây, cô dâu đã chính thức là hoa có chủ, là người vợ hiền và là con dâu hiếu thảo của một gia đình.
4. Một số điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới
4.1. Không đeo nhẫn cưới sai cách
Như đã được nói ở trên, mỗi ngón tay sẽ mang theo những ý nghĩa khác nhau. Do đó, bạn nên để ý và đeo nhẫn cưới của mình cho đúng. Bởi, nếu bạn đeo nhẫn cưới ở ngón út tượng trưng cho sự độc thân thì khác nào làm tổn thương đến người bạn đời của mình đúng không nào?
4.2. Không nên đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra
Ông bà ta có câu “nói trước bước không qua”. Vì vậy, việc mang nhẫn cưới trước ngày diễn ra hôn lễ được cho là mang theo điều xui xẻo, hôn nhân từ đó sẽ khó thành hơn.
Với người châu Á mà nói thì hôn nhân được xem là một trong những sự kiện quan trọng nhất cuộc đời mỗi người. Do đó, họ vô cùng kỹ tính từ những chi tiết nhỏ nhất, chứ đừng nói đến việc đeo nhẫn vô cùng quan trọng.
Không chỉ thế, theo quan niệm xưa, nếu để người khác thấy mình đeo nhẫn trước ngày cưới thì cô dâu sẽ mất giá và bị nhà chồng xem thường.
4.3. Không nên đeo nhẫn có hình thức quá lệch nhau
Nhẫn cưới là biểu tượng của vợ chồng đồng tâm, là mối liên kết giữa 2 tâm hồn với nhau. Từ nay, chúng ta tuy 2 mà một. Chính vì vậy, việc đeo nhẫn cưới quá lệch thì chẳng khác gì “ông nói gà, bà nói vịt”, sự bất hòa được hình thành ngay từ khi bắt đầu.
Do đó, khi lựa chọn nhẫn cưới, cặp đôi chỉ nên lựa chọn những cặp nhẫn có hình thức tương tự nhau. Có thể, trên nhẫn cưới của cô dâu sẽ có đặc quyền trang trí thêm nhiều đá lấp lánh hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn phải tuân theo một thể thống nhất về màu sắc cũng như kiểu dáng với nhau.
4.4. Không được bán hay làm mất nhẫn cưới
Nhẫn cưới là tín vật định tình. Do đó, dù có nghèo khổ hay rơi vào túng vẫn thì bạn cũng không nên bán nhẫn cưới của mình.
Đối với các cặp vợ chồng mà nói, nhẫn cưới không chỉ là một vật trang sức có giá trị, mà nó còn là món đồ chất chứa kỷ niệm về cuộc sống hôn nhân, có thăng trầm, có vất vả, nhưng hạnh phúc và ngọt ngào. Chính vì thế, bạn không nên bán chúng vì bất cứ lý do gì.
Bên cạnh đó, việc vô ý làm mất nhẫn cưới cũng chứng tỏ bạn không hề quan tâm đến cuộc hôn nhân này. Điều này rất dễ làm tổn thương đến người bạn đời của bạn. Bởi vậy, hãy luôn giữ gìn chiếc nhẫn cưới của mình thật cẩn thận nhé.
Qua bài viết trên bạn đã biết con trai, con gái đeo nhẫn cưới tay nào hay chưa? Việc đeo nhẫn cưới đúng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, suy cho cùng, nếu bạn biết trân trọng cuộc sống hôn nhân của mình, thì sẽ tự khắc nhắc nhở bản thân mình nên làm thế nào cho đúng.