Có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới hay không?

CẬP NHẬT 04/10/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Flash Sale

Trước khi tổ chức lễ cưới, nhiều cặp đôi vẫn thường lựa chọn chụp ảnh cưới để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của cả hai. Tuy nhiên, có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới hay không vẫn là điều mà nhiều cặp đôi thắc mắc. Trong bài viết sau đây, bạn đọc hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu!

1. Ý nghĩa của các loại nhẫn cưới

Nhẫn cưới có nhiều loại khác nhau, bao gồm nhẫn đính hôn, nhẫn vĩnh cửu và nhẫn cưới. Do đó, trước khi tìm hiểu có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới hãy cùng xem ý nghĩa của từng loại nhẫn là gì? Có điểm gì để phân biệt hay không? Dưới đây là giải đáp cụ thể.

1.1. Nhẫn đính hôn

Nhẫn đính hôn là nhẫn được người con trai dành tặng riêng cho nửa kia mà họ yêu thương. Nếu chấp thuận việc sẽ gắn kết nửa đời sau với chàng trai, cô gái sẽ nhận và đeo chiếc nhẫn này.

Nói cách khác, nhẫn đính hôn tượng trưng cho sự tin tưởng cũng như quyết tâm gắn bó với nhau. Những mẫu nhẫn đính hôn hiện nay thông thường sẽ đính một hạt đá hay một viên kim cương chính giữa. Việc đeo nhẫn đính hôn thể hiện tình yêu vĩnh cửu và duy nhất.

1.2. Nhẫn cưới

Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới thường đi theo cặp tượng trưng cho cô dâu và chú rể. Bên cạnh ý nghĩa tin tưởng và gắn bó với nhau như nhẫn đính hôn, nhẫn cưới còn đại diện cho tình cảm gắn bó, thủy chung và lâu bền. Trao nhẫn cưới cho nhau đồng nghĩa với việc cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng. Cuộc sống cả hai sau này không còn vì bản thân mỗi người mà phải vì nửa kia.

Nhẫn cưới thể hiện cả hai trở thành vợ chồng và phải có trách nhiệm với nửa kia
Nhẫn cưới thể hiện cả hai trở thành vợ chồng và phải có trách nhiệm với nửa kia

Khi đeo nhẫn cưới trên tay, cả hai phải luôn nhắc nhở bản thân rằng mình có trách nhiệm với người bạn đời của mình. Do đó, dù vui buồn, khó khăn hay vui sướng thì cả hai cũng phải cùng nhau vượt qua thì cuộc hôn nhân mới được êm ấm, viên mãn.

1.3. Nhẫn vĩnh cửu

Nếu so với hai loại nhẫn kể trên thì nhẫn vĩnh cửu thường được ít người biết đến hơn. Bởi lẽ, nó thường được dùng để tặng cho nửa kia trong ngày lễ cưới kỷ niệm một thời gian hai người cùng nhau chung sống.

Căn cứ vào số năm sống chung mà đám cưới sẽ là đám cưới bạc, đám cưới vàng hoặc đám cưới kim cương. Một vài viên đá lấp lánh sẽ được trang trí riêng trên chiếc nhẫn vĩnh cửu. Với chiếc nhẫn này, người ta quan niệm khi đeo vào thì tình yêu sẽ bền chặt mãi mãi.

2. Đeo nhẫn cưới thể hiện điều gì?

Đeo nhẫn cưới là một cử chỉ cực kỳ thiêng liêng mà cả hai dành tặng cho nhau khi chính thức trở thành vợ chồng. Vậy ý nghĩa thật sự của việc đeo nhẫn cưới là gì?

2.1. Nhẫn cưới – đại diện hôn nhân

Ý nghĩa quan trọng nhất của một chiếc nhẫn cưới đó chính là minh chứng cho hôn nhân của người nam và người nữ. Đeo nhẫn ở ngón áp út chính là thể hiện bản thân đã có gia đình. Do đó, nhẫn cưới còn là vật bảo vệ hạnh phúc hôn nhân dành cho các cặp đôi. Không chỉ riêng cô dâu mà chú rể cũng đeo nhẫn cưới như một lời khẳng định sự chung thủy của mình đối với vợ.

Khác với những chiếc nhẫn đính hôn, nhẫn cưới luôn đi theo cặp và thể hiện sự thủy chung, tin tưởng, gắn bó. Giờ đây, cuộc sống không còn của riêng mỗi người mà còn đi kèm là trách nhiệm đối với người bạn đời của mình. Cả hai phải biết cùng nhau chia sẻ những thăng trầm trong cuộc sống.

Nhẫn cưới minh chứng cho hôn nhân và tình yêu
Nhẫn cưới minh chứng cho hôn nhân và tình yêu

2.2. Chữ “nhẫn” là “nhẫn nại”

Trong hôn nhân không thể tránh khỏi những bất đồng, đây là lúc cả hai vợ chồng đều cần đến chữ “nhẫn”. Nếu cơn giận bắt đầu mà một trong hai không nhẫn nại, nhường nhịn thì sẽ có nguy cơ dẫn đến những xung đột không đáng có, tình cảm vợ chồng cũng sẽ tan biến trong nháy mắt.

Việc đeo nhẫn cưới trên tay cũng phần nào nhắc nhở bạn rằng để đến với hôn nhân không hề dễ dàng, đó là kết tinh của tình yêu và thành quả của quá trình cố gắng của cả hai. Do đó, mỗi một người phải biết nhường nhịn, thương yêu nửa kia để ngọn lửa hôn nhân được giữ gìn.

2.3. Chất liệu vàng của nhẫn cưới

Nhẫn cưới thông thường đều được gia công từ vàng. Chất liệu này ngoài giá trị vật chất thì còn đại diện cho sự thủy chung, son sắt. Bởi lẽ, vàng có đặc tính rất cứng và không bị oxy hóa qua thời gian. Việc đeo nhẫn cưới vàng sẽ nhắc nhở người đeo phải biết chung thủy trong hôn nhân. Dù cho gặp phải nhiều cám dỗ, thách thức thì mỗi người phải biết giữ tấm lòng son sắt thủy chung, không lừa dối hay phản bội.

Chất liệu vàng tượng trưng cho thủy chung, son sắt
Chất liệu vàng tượng trưng cho thủy chung, son sắt

3. Có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới hay không?

Sau khi tìm hiểu những ý nghĩa của nhẫn cưới, hẳn nhiều cặp đôi sẽ có thắc mắc rằng: Có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới hay không? Bởi lẽ theo quan niệm xưa, người ta cho rằng chỉ nên trao nhẫn cưới cho nhau một lần. Nếu đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới thì đời sống vợ chồng sẽ bị xáo trộn, lục đục, thậm chí đến bờ vực tan vỡ. Điều này khiến không ít cặp đôi cảm thấy ái ngại, lo lắng và không đeo nhẫn khi chụp hình cưới.

Câu trả lời rằng điều này không ảnh hưởng gì đến lễ cưới cũng như đời sống vợ chồng của những cặp uyên ương. Theo đó, dù đeo nhẫn cưới trước hay sau khi lễ cưới diễn ra thì vẫn là đeo cho đôi tân lang, tân nương. Điều này không làm mất đi những ý nghĩa thiêng liêng của nhẫn cưới trong ngày trọng đại.

Do đó, quan niệm không được mang nhẫn cưới ở buổi chụp hình là không đúng và chưa được kiểm chứng. Nhiều cặp đôi cũng kiêng dè như vậy nhưng vẫn gặp cảnh chia ly, thế nhưng nhiều cặp đôi đeo nhẫn khi chụp hình thì lại con cái đuề huề, gia đình vui vẻ, hạnh phúc. Nhất là trong xã hội hiện đại, nhiều cặp đôi không còn giữ những tư tưởng như xưa nữa.

Thực chất, hạnh phúc gia đình có bền chặt hay không chính là nhờ sự gắn chặt, gìn giữ của hai người. Bên cạnh đó, tình cảm của cả hai chính là yếu tố quyết định cặp đôi có bỏ qua những sai sót, khiếm khuyết của nhau hay không chứ không phải chỉ dựa vào việc đeo nhẫn ở buổi chụp hình.

Nhẫn cưới không mất đi giá trị khi đeo ở buổi chụp hình nên bạn không cần quá phân vân việc có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới
Nhẫn cưới không mất đi giá trị khi đeo ở buổi chụp hình nên bạn không cần quá phân vân việc có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới

4. Một số trường hợp không nên đeo nhẫn khi chụp ảnh cưới

Tuy đã giải đáp thắc mắc có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới hay không nhưng trong một số trường hợp, cặp đôi cũng không nên đeo nhẫn khi chụp ảnh. Cụ thể, nếu cô dâu mặc váy cưới có điểm nhấn kiểu cách ở bàn tay trái, nhất là ngón áp út thì việc đeo nhẫn lúc này là không cần thiết. Xét theo phương diện nghệ thuật, lúc này chiếc nhẫn sẽ ít nổi bật. Xét theo sự thuận tiện, những chi tiết kiểu cách của váy cưới có thể khiến cô dâu vô tình làm rơi nhẫn. Với những người kỹ tính thì điều này cực kỳ không hay!

Đặc biệt, khi chụp ảnh cưới ở góc chụp xa, người xem sẽ không thấy rõ từng tiểu tiết, nhất là ngón áp út. Do đó, cặp đôi dù có đeo nhẫn cũng khó để nhận thấy sự xuất hiện của cặp nhẫn xinh xắn. Lúc này, dù đeo hay không đeo nhẫn thì xét theo nghệ thuật cũng không có sự khác biệt.

Bạn không cần suy nghĩ đến việc có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới nếu góc chụp xa hoặc họa tiết váy cưới cầu kỳ
Bạn không cần suy nghĩ đến việc có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới nếu góc chụp xa hoặc họa tiết váy cưới cầu kỳ

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Có nên đeo nhẫn cưới khi chụp ảnh cưới hay không?” dành cho những cặp đôi đang quan tâm. Hy vọng những thông tin mà Vua Nệm vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có một buổi chụp hình cưới thật hoàn hảo, trọn vẹn nhé!

Đánh giá post
Dương Ly

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM