Vải Kaki được biết đến là chất liệu phổ biến trong ngành may mặc vì chất liệu này rất bền. Quần áo được làm từ vải Kaki giúp người mặc cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu. Có bao giờ bạn tự hỏi vải Kaki có nguồn gốc như thế nào? Chất liệu này có những ưu nhược điểm gì? Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích về chất liệu vải Kaki.
Nội Dung Chính
1. Vải Kaki là gì?
Vải Kaki được làm từ 100% cotton nên chất liệu này rất thoáng mát và bền chắc. Hiện nay trên thị trường, các nhà sản xuất đã tạo ra các loại vải Kaki có chất liệu chính từ sợi tổng hợp, điều này đã mang lại cho người tiêu dùng sự dễ chịu khi mặc quần áo Kaki, đồng thời giúp họ có nhiều sự lựa chọn mua sắm hơn.
2. Vải Kaki ra đời như thế nào?
Theo nhiều nguồn tài liệu, Harry Burnett Lumsden – người phụ trách may trang phục nam cho quân đội Anh là người đã sử dụng vải Kaki để may quân phục vào giữa thế kỷ 19. Như chúng ta đã biết vải len hấp thụ nhiệt không tốt và gây nóng bức. Thời bấy giờ khi đang hoạt động tại Ấn Độ với khí hậu nóng bức, vải len thật sự là chất liệu không phù hợp với trang phục của lính Anh. Chính vì điều này Lumsden đã sáng tạo ra một loại vải mỏng hơn, nhẹ hơn và có thể thấm hút mồ hôi tốt để tạo sự thoải mái cho người lính.
Vải Kaki ra đời để thay thế cho chất liệu len. Đặc biệt với đặc trưng của vải Kaki lúc bấy giờ là màu nâu rất giống màu đất nên rất thích hợp với hoạt động của người lính để dễ bề ngụy trang. Sau khi xuất hiện một thời gian, vải Kaki đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi khắp nơi từ trong quân đội đến trang phục hàng ngày của mọi người. Tại Việt Nam, chất liệu vải Kaki cũng được yêu thích và sử dụng rộng rãi.
3. Đặc điểm nổi bật của vải Kaki
Đa số các loại vải Kaki có độ bền cao và thoáng mát. Ngoài ra, vải Kaki hiếm khi bị nhăn dù cho bạn có hoạt động nhiều như thế nào. Vì vậy, nếu đặc thù công việc của bạn là thường xuyên phải di chuyển và vận động thì vải Kaki là một lựa chọn thông minh. Đặc biệt, vải Kaki giữ màu rất tốt. Kiểu dáng đa dạng với nhiều màu sắc, trang phục được may từ vải Kaki phù hợp với mọi đối tượng người tiêu dùng. Chất liệu vải này không chỉ được sử dụng may quần áo mà còn được ứng dụng may: balo, đồng phục công sở, đồ bảo hộ lao động…
4. Phân loại vải Kaki
Với công nghệ dệt hiện đại và tiên tiến, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại vải Kaki khác nhau để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Các loại vải Kaki phổ biến như: Kaki thun, Kaki không thun, Kaki cotton, Kaki polyester… Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chúng khác nhau như thế nào nhé?
4.1. Vải Kaki thun
Để có độ co dãn tốt hơn, vải Kaki có pha thêm sợi Spandex để tăng thêm độ co giãn cho vải. Với độ co giãn được tăng cường, chất liệu vải này sẽ mang lại sự dễ chịu cho người sử dụng.
4.2. Vải Kaki không thun
Giống như tên gọi, vải Kaki không thun có đặc điểm là khá cứng nên được sử dụng rộng rãi để may âu phục cho nam, đem lại sự lịch lãm và sang trang cho sự xuất hiện của một quý ông thời thượng. Ngoài hai dạng chính ở trên, dựa trên tính chất hóa học của vải, Kaki được phân thành hai loại khác đó là: Kaki cotton và Kaki polyester.
4.3. Vải Kaki cotton
Kaki cotton được dệt từ sợi bông thiên nhiên nên vải có độ dày vừa phải và thông thoáng. Chất liệu này được sử dụng để may các loại váy ôm, quần ôm cho phụ nữ. Vải Kaki cotton gồm có: vải Kaki 65/35, vải Kaki cotton 100%. Vải Kaki 65/35 với thành phần 65% cotton – 35% (polyester) được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ bảo hộ lao động. Vải Kaki cotton 100% với 100% cotton hút ẩm và làm mát cơ thể rất tốt.
4.4. Vải Kaki polyester
Chắc hẳn bạn đã từng thấy tạp dề tại các nhà hàng, quán ăn hay đơn giản là cái mũ, balo… Những sản phẩm này được làm từ Kaki polyester, đây là loại vải được dệt từ sợi tổng hợp, thấm hút mồ hôi không được tốt và vải không bị giãn khi bị giặt nhiều lần.
5. Ứng dụng vải Kaki
Với nhiều ưu điểm nổi bật, vải Kaki được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đầu tiên, chúng ta phải nhắc đến là lĩnh vực thời trang. Vải Kaki được sử dụng để may quần áo bảo hộ, đồng phục công sở, những bộ âu phục lịch lãm cho quý ông hay đến những chiếc váy ôm công sở sang trọng cho quý bà. Các sản phẩm được may từ vải Kaki có độ bền cao và không bị nhăn khi hoạt động nhiều.
Đặc biệt, vải Kaki bảo vệ làn da cho người sử dụng rất tốt dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Ngoài thời trang, vải Kaki cũng được sử dụng rất nhiều để may chăn gối. Theo đánh giá của nhiều người, các sản phẩm chăn gối được làm từ vải Kaki thường ít nhăn, thoáng khí và không bị phai màu dù giặt nhiều lần.
6. Cách bảo quản vải Kaki
Vải Kaki không khó để bảo quản vì chất liệu vải này có độ bền cao. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng thêm tuổi thọ của sản phẩm được làm từ vải Kaki bạn cũng nên cẩn thận. Bạn không nên giặt vải Kaki bằng máy vì sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của sợi vải.
Không sử dụng chất tẩy quá mạnh, điều này sẽ giúp sản phẩm giữ màu được lâu hơn. Sau khi giặt xong, bạn nên phơi ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, vì ảnh hưởng của tia cực tím sẽ khiến vải dễ bị hư hỏng hơn.
7. Mẹo hay giữ màu quần áo vải Kaki
Chúng tôi đã đề cập ở trên vải Kaki giữ màu rất tốt, tuy nhiên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều và giặt không đúng cách thì chất liệu này cũng sẽ bị phai màu. Dưới đây, chúng tôi sẽ mách cho bạn nhiều mẹo hay để giữ màu quần áo bằng vải Kaki được lâu hơn nhé.
- Khi quần áo mới mua về, bạn nên giặt nhanh bằng tay qua nước lạnh, sau đó phơi ở nơi thoáng mát, điều này sẽ giúp vải giảm phai màu.
- Không nên giặt vải Kaki bằng nước nóng, nước nóng sẽ làm các sợi vải giãn ra và làm quần áo phai màu nhanh chóng.
- Khi phơi quần áo vải Kaki bạn cũng nên lưu ý lộn ngược mặt trái để vải lâu bị phai màu bạn nhé.
- Đặc biệt, bạn nên phân loại quần áo khi giặt, để tránh tình trạng lem màu. Hi vọng với những mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn sở hữu những bộ quần áo Kaki bền màu đẹp mắt.
Xem thêm: Tất tần tật về vải len: Thuộc tính, quy trình sản xuất và công dụng trong đời sống
Kết luận
Nhờ những ưu điểm nổi bật mà vải Kaki được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Hi vọng với bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chất liệu này.