Vải Spandex là một loại sợi nhân tạo với khả năng co giãn vượt trội. Loại vải này được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Người ta thường dùng vải Spandex để may quần áo bơi, hoặc các trang phục cần sự bó sát. Tuy xuất hiện thường xuyên trong đời sống hằng ngày, nhưng không phải ai cũng biết vải Spandex là gì và cách vệ sinh loại vải này ra sao để chúng không bị mất đi các tính năng vốn có. Hãy cùng Vua Nệm trả lời các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Vải Spandex là gì?
Vải Spandex, hay còn gọi là Lycra hay Elastane là một loại sợi nhân tạo được sản xuất để thay thế cao su. Để sản xuất nên sợi spandex, người ta sẽ kết hợp một polyglycol chuỗi dài với một diisocyanate ngắn và có chứa ít nhất 85% polyurethane. Chúng có độ đàn hồi rất cao, có thể kéo dài gấp 5 – 8 lần kích thước ban đầu của chúng.
Chính nhờ khả năng đàn hồi đặc biệt này mà tại khu vực Bắc Mỹ, người ta gọi nó là Spandex. Spandex thực chất là nói lái của từ “expands – giãn nở”. Còn tại châu Âu, người ta hay gọi Spandex bằng các loại tên khác như Elastane hay Lycra
2. Đặc tính của vải Spandex
2.1 Ưu điểm
2.1.1 Co giãn tốt
Co giãn tốt là một trong những đặc tính nổi bật nhất của vải Spandex. Người ta có thể kéo căng Spandex nhiều lần mà vải vẫn có khả năng trở về nguyên vẹn hình dáng ban đầu sau khi thả tay ra. Thậm chí, một số nhà khoa học đã chứng minh được vải Spandex có thể kéo dãn đến hơn 500% chiều dài ban đầu mà không bị biến dạng vì ngoại lực tác động.
2.1.2 Độ bền sử dụng cao
Vải Spandex có độ bền khá cao. Sau nhiều lần giặt, bạn sẽ không gặp phải tình trạng xù lông, thô cứng, chảy dão hoặc thắt nút trên bề mặt vải
2.1.3 Có khả năng chống thấm nước
Khả năng chống thấm nước là điểm cộng khiến vải Spandex được sử dụng để làm quần áo bơi. Các loại quần áo được làm vải từ Spandex khi mặc dưới nước sẽ không thấm hút nước và bó sát vào da gây khó chịu. Đồng thời, chúng còn có khả năng khô nhanh chỉ trong 1 thời gian ngắn
2.1.4 Chống tĩnh điện
Các trang phục được làm từ Spandex có khả năng chống tĩnh điện điện nên sẽ không tạo tĩnh điện trong bất kể thời tiết nào, đặc biệt là vào những ngày trời đông lạnh lẽo
2.1.5 Không gây kích ứng da
Spandex là loại vải có độ mềm mại cao nên sẽ luôn tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc, đồng thời không gây kích ứng cho da, kể cả đối với các làn da nhạy cảm nhất.
2.2 Nhược điểm
2.2.1 Khả năng hút ẩm kém
Vải đôi khi sẽ khiến người mặc khó chịu vì không thể thấm hút được mồ hôi. Để khắc phục nhược điểm này, người ta đã kết hợp Spandex và Cotton để tạo nên một loại vải vừa có khả năng co giãn, vừa có khả năng thấm hút được mồ hôi
2.2.2 Không thể sử dụng với thuốc tẩy
Vải sẽ rất nhanh hỏng và không giữ được độ bền cũng như màu sắc nhuộm ban đầu nếu sử dụng các chất tẩy rửa hóa học mạnh như thuốc tẩy
3. Phân loại vải spandex
3.1 Spandex pha cotton
Spandex cotton là sự pha trộn giữa hai loại vải spandex và cotton. Loại vải này sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội của cả 2 chất liệu: Vừa co giãn tốt như sợi spandex, vừa có khả năng thấm hút nhanh như sợi cotton thiên nhiên.
Ngoài ra, cotton spandex rất ít bám bẩn nên rất thuận tiện trong việc vệ sinh. Đây được coi là một loại vải khá cao cấp và thường được dùng để may áo phông, áo sơ mi cần độ co giãn cao.
3.2 Poly Spandex
Poly Spandex (thun lạnh) là sự pha trộn giữa hai loại vải Polyester và Spandex. Ưu điểm của loại vải này chính là bề mặt bóng mượt sang trọng và khả năng co giãn vô cùng tốt.
Ngoài ra, loại vải này còn có trọng lượng vô cùng nhẹ, dễ bảo quản, không kén máy giặt.
Người dùng sẽ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi khoác vải lên người.
3.3 Vải len spandex
So với các loại vải len bình thường, vải len Spandex có độ co giãn tốt, không bị mềm nhão nên rất thường được sử dụng để sản xuất các loại quần áo để mặc vào mùa thu đông
4. Ứng dụng của vải Spandex
Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, Spandex được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là lĩnh vực may mặc. Spandex thường được dùng để sản xuất các trang phục như quần áo bó sát, quần trượt tuyết, quần đi biển, quần legging, tất, găng tay…
Nhờ vào khả năng chống thấm nước tốt và nhanh khô của Spandex, chất liệu này thường được dùng để chế tạo nên các loại quần bơi hoặc quần áo đi biển. Ngoài ra, khả năng co giãn vượt trội của Spandex sẽ khiến cho người mặc cảm thấy dễ chịu khi bơi lội dưới nước hoặc vận động mạnh mà không cảm thấy gò bó hay chật chội.
Ngoài việc được sử dụng thường xuyên trong may mặc, vải Spandex còn được dùng cho nhiều lĩnh vực khác như làm thắt lưng, bọc ghế hay sản xuất niềng răng chỉnh hình…
5. Cách vệ sinh và bảo quản
Sau khi tìm hiểu được vải Spandex là gì, chúng ta phải biết được các vệ sinh và bảo quản loại vải này ra sao? Dù sở hữu trong mình nhiều ưu điểm nổi trội như bền, co giãn tốt, đàn hồi cao…, bạn cũng không nên chủ quan trong quá trình vệ sinh và bảo quản vải Spandex. Dưới đây là một vài bí quyết vệ sinh giúp cho quần áo hoặc các vật dụng làm từ vải Spendex luôn được mới, đẹp và không mất đi các tính năng ban đầu của nó:
- Tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy trắng, tẩy màu hoặc các dung dịch có tính kiềm và độ PH cao tiếp xúc trực tiếp với vải Spandex. Việc làm này có thể gây phá hủy cấu trúc các sợi và khiến cho vải bị mất đi tính năng đàn hồi vượt trội lúc đầu. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc tẩy thì bạn có thể hòa thuốc tẩy ở 1 tỷ lệ nhỏ trước rồi sau đó mới cho quần áo vào
- Hạn chế là ủi các vật dụng được làm từ chất liệu spandex. Nếu phải là ủi, bạn chỉ nên là ở nhiệt độ thấp, tốt nhất là ủi ở mặt trái của vải
- Nệm giặt các loại trang phục được làm từ sợi Spandex bằng tay với nước ấm, tránh vắt quá mạnh. Sau khi giặc xong thì nên phơi trong bóng râm. Tránh phơi trực tiếp vải dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng máy sấy để làm khô mặt vải
- Không giặt khô sản phẩm làm từ vải spandex
- Dung dịch Clo, mồ hôi và hóa chất từ các loại kem chống nắng có thể khiến cho các loại quần áo bơi làm từ vải Spandex nhanh chóng bị ố vàng. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên giặt quần áo ngay sau khi lên từ hồ bơi hoặc tắm biển.
Trên đây là tổng hợp các thông tin để trả lời cho câu hỏi vải Spandex là gì? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như cách vệ sinh, bảo quản loại vải quen thuộc này.