Gội đầu là một thao tác cực kỳ quan trọng không thể thiếu trong các bước chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, gội đầu như thế nào để sở hữu mái tóc mượt mà, óng ả thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết sau, Vua Nệm sẽ bật mí cách gội đầu đúng cách mà bạn có thể áp dụng ngay nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Hướng dẫn những cách gội đầu đúng cách
- 1.1. Lựa chọn dầu gội
- 1.2. Nên chải đầu trước khi gội
- 1.3. Tạo bọt cho dầu gội
- 1.4. Không gội bằng nước nóng
- 1.5. Massage tóc khi gội
- 1.6. Gội da đầu trước rồi mới gội ngọn tóc sau
- 1.7. Lau ráo tóc rồi mới dùng dầu xả
- 1.8. Ủ dầu xả từ 5 – 7 phút trên tóc
- 1.9. Xả sạch dầu gội và dầu xả
- 1.10. Lau khô hoặc sấy tóc
- 2. Những ai nên gội đầu hàng ngày
- 3. Một số lưu ý trong lúc gội đầu bạn nên biết
1. Hướng dẫn những cách gội đầu đúng cách
Để mái tóc của bạn luôn được mềm mượt, chắc khỏe thì khi gội đầu, bạn nên thực hiện theo các bước dưới đây:
1.1. Lựa chọn dầu gội
Trên thực tế, cho dù bạn đã sở hữu được mái tóc đẹp tự nhiên thì bước chọn dầu gội cũng cực kỳ quan trọng. Lựa chọn dầu gội ở đây không phải là chọn lựa một sản phẩm bất kỳ, hay tin theo một lời quảng cáo trên mạng nào đó. Theo các chuyên gia, để chọn được loại dầu gội tốt, bạn cần dựa theo tình hình cụ thể của tóc mình. Cụ thể:
- Mái tóc đẹp tự nhiên: ưu tiên những loại dầu gội có chiết xuất từ thiên nhiên như caffeine và dầu hương thảo, để giúp kích thích quá trình mọc tóc.
- Mái tóc dày, khô: chọn dầu gội có khả năng giữ ẩm để giảm trình trạng xơ rối và bết tóc.
- Tóc thường xuyên tạo kiểu và tiếp xúc với thuốc nhuộm: chọn dầu gội không chứa thành phần sulfate hoặc không có khả năng làm trôi màu nhuộm. Ngoài ra, vì tóc tẩy thường khá khô, nên bạn cũng nên cân nhắc những loại dầu gội giúp dưỡng ẩm cho phần chân tóc.
Tuy nhiên, cho dù tóc bạn có đang ở tình trạng như thế nào thì bạn cũng không nên lựa chọn những dòng dầu gội có chứa sulfate và silicon. Mặc dù những thành phần này được biết đến với khả năng tạo bọt vô cùng tốt, tạo cảm giác da đầu sạch hơn. Thế nhưng, các hoạt chất này có khả năng loại bỏ lớp dầu tự nhiên của da đầu, khiến tóc bạn dễ gãy và trông ngày càng xỉn màu sau một thời gian sử dụng.
Ngoài ra, hoạt chất sulfate bên trong dầu gội còn có thể gây ra tình trạng kích ứng với những người có làn da nhạy cảm. Do đó, những bệnh nhân đang gặp tình trạng trứng cá đỏ, bệnh chàm hoặc viêm da thì nên tránh những dòng dầu gội dạng này.
1.2. Nên chải đầu trước khi gội
Để có cách gội đầu đúng cách, bạn nên dùng một chiếc lược răng thưa để chải qua mái tóc thật nhẹ nhàng trước khi gội nhằm tránh làm gãy, rụng tóc trong quá trình gội. Nên chải từ phần ngọn tóc trước (chỗ tóc thường dễ rối), rồi sau đó mới chải tóc từ đỉnh đầu xuống. Đối với tóc xoăn thì bạn có thể thực hiện thao tác làm ướt tóc trước khi chải. Nhưng lưu ý lúc này chỉ nên chải bằng tay thôi nhé.
Chú ý, nếu tóc bạn bị rối ở phần ngọn thì không nên dùng lực kéo giật mạnh, mà phải từ từ gỡ rối từng chút một. Có như vậy, tóc mới không bị tổn thương và gãy rụng.
1.3. Tạo bọt cho dầu gội
Không ít người có thói quen đổ dầu gội trực tiếp lên mái tóc rồi mới bắt đầu tạo bọt. Tuy nhiên, điều này không chỉ làm dầu gội không được phân bổ đều lên toàn bộ tóc, khiến da đầu không sạch hoàn toàn, mà còn có thể gây kích ứng, với những da đầu quá nhạy cảm.
Khi được tạo bọt trước, những “đám mây” bồng bềnh sẽ len lỏi vào từng chân tóc, hoạt động như những nam châm để hút dầu thừa, bụi bẩn trên tóc và da đầu.
1.4. Không gội bằng nước nóng
Dùng nước có nhiệt độ phù hợp sẽ khiến việc gội đầu có hiệu quả hơn. Theo đó, việc gội đầu bằng nước ấm giúp hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, thư giãn hơn sau ngày dài làm việc. Mặt khác, nước ấm sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn trên da đầu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn không nên gội bằng nước quá nóng vì có thể khiến tóc yếu đi, nhanh gãy rụng hay bị bỏng da đầu.
Với những ai tóc nhiều gàu hay dễ gãy rụng thì gội đầu bằng nước mát sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Lúc này, nhiệt độ nước lý tưởng để gội đầu nên gần bằng nhiệt độ cơ thể người là từ 30 – 38 độ C.
1.5. Massage tóc khi gội
Việc massage tóc khi gội sẽ khiến da đầu cũng như chân tóc được nghỉ ngơi, từ đó việc lưu thông tuần hoàn máu sẽ diễn ra tốt hơn, nhất là những ai thường xuyên buộc tóc khiến da đầu và chân tóc bị kéo căng. Khi massage, bạn dùng đầu ngón tay gãi một cách nhẹ nhàng lên khắp da đầu nhằm loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn. Không dùng lực mạnh để cào vì sẽ khiến da đầu bị xước, khi tiếp xúc với dầu gội thì phần tổn thương càng bị kích ứng, ảnh hưởng xấu đến da đầu.
1.6. Gội da đầu trước rồi mới gội ngọn tóc sau
Thoa dầu gội lên da đầu rồi mới đến ngọn tóc để ngăn ngừa tình trạng gàu và rụng tóc. Bởi lẽ, chân tóc và da đầu chứa nhiều gàu, bụi bẩn, khi da đầu được sạch thì mái tóc sẽ chắc khỏe, ít gãy rụng hơn.
1.7. Lau ráo tóc rồi mới dùng dầu xả
Nhiều người có thói quen dùng dầu xả khi tóc còn ướt để tiết kiệm thời gian. Thực chất, những loại dầu xả hiện nay có kết cấu chứa gốc dầu giúp dưỡng cho tóc bồng bềnh, mềm mượt. Tuy nhiên, vì dầu nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên bề mặt nước, để giữ được phần dầu này đòi hỏi ta phải lau ráo nước còn thừa rồi mới dùng dầu xả.
1.8. Ủ dầu xả từ 5 – 7 phút trên tóc
Ủ dầu xả khoảng 5 – 7 phút để những dưỡng chất hấp thu và thấm vào tóc. Để quá trình hấp thụ diễn ra tốt hơn, bạn nên dùng mũ chụp tóc trong khi ủ. Bởi lẽ, mũ chụp tóc giúp chặn nhiệt độ thoát ra ngoài, dưỡng chất nhờ vậy mà đi sâu vào từng sợi tóc. Lưu ý, không nên thoa dầu xả lên da đầu vì có thể gây bít tắc và khiến lượng dầu tiết ra nhiều hơn.
1.9. Xả sạch dầu gội và dầu xả
Một trong những cách gội đầu đúng cách là xả sạch dầu thừa và bụi bẩn còn bám trên da đầu. Quá trình này thường diễn ra gấp đôi thời gian mà bạn dành cho việc gội. Bạn chỉ nên dừng lại khi thấy da đầu hết bọt và thông thoáng. Vì nếu chưa làm sạch lượng dầu trên tóc, da đầu có thể bị ảnh hưởng và gặp phải những bệnh như gàu, nấm,…
1.10. Lau khô hoặc sấy tóc
Một máy sấy tóc thông thường sẽ có 3 chế độ: Nóng, trung bình, lạnh. Lúc đầu, bạn hãy sấy tóc ở nhiệt độ trung bình rồi sau đó mới tăng lên nóng và cuối cùng là lạnh. Thao tác tăng dần nhiệt độ này giúp tóc dễ thích nghi hơn, khi sấy nóng ngay khi tóc còn ướt thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu như khô xơ, chẻ ngọn. Ở thao tác cuối cùng, nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm nhiệt trên tóc từ từ, không làm hư hại tóc.
2. Những ai nên gội đầu hàng ngày
Thói quen gội đầu hàng ngày không thật sự thích hợp với tất cả mọi người, tuy nhiên những trường hợp sau đây vẫn nên áp dụng:
- Những người có da đầu thuộc loại da dầu và tóc thường xuyên bết dính.
- Những người tóc có nhiều gàu.
- Những người thường xuyên tập luyện thể thao làm cho mái tóc nhanh đổ dầu, bết dính.
- Những người thường xuyên tiếp xúc nhiều với chất thải hay làm việc ở nơi khói bụi.
3. Một số lưu ý trong lúc gội đầu bạn nên biết
Sau khi tham khảo cách gội đầu đúng cách, bạn cũng cần nắm rõ những lưu ý quan trọng sau:
- Không dùng móng sắc nhọn cào lên da đầu khi gội.
- Không sấy tóc thường xuyên ở nhiệt độ nóng, thay vào đó lau ráo nước và để tóc khô tự nhiên.
- Chọn dầu gội, dầu xả sao cho phù hợp với da đầu. Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm làm từ thảo dược thiên nhiên để giữ an toàn cho mái tóc.
- Dùng vừa đủ lượng dầu xả, dầu gội cho mỗi lần gội, khi dùng nhiều sẽ dư thừa dưỡng chất và làm lãng phí.
- Không để tóc ướt đi ngủ vì sẽ gây những căn bệnh như gàu, nấm,…
>> Xem thêm:
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Gội Đầu Nhiều Có Tốt Không?
- Gội đầu dưỡng sinh là gì? Phương pháp gội đầu này có tác dụng gì?
- Dầu gội khô có tốt không? Top 6 dầu gội khô bán chạy nhất hiện nay
Trên đây là hướng dẫn cách gội đầu đúng cách cũng như những lưu ý mà bạn đọc cần quan tâm khi gội đầu. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Vua Nệm sẽ giúp các bạn sở hữu cho mình một mái tóc mềm mại, chắc khỏe!