Từ lâu, nhiều người dân đã có thói quen sử dụng nước mưa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống. Tuy vậy, nước mưa có độc hại hay không? Cách xử lý nước mưa sao cho an toàn nhất? Cùng Vua Nệm tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Nước mưa là gì? Nước mưa có độc hại hay không?
1.1. Tìm hiểu nước mưa là gì?
Hiểu đơn giản, nước mưa được tạo ra bởi một hiện tượng tự nhiên. Quá trình tạo ra nước mưa tuân theo chu trình tuần hoàn như sau:
Đầu tiên, nước bốc hơi từ biển, ao, hồ,… lên bầu trời. Khi lên cao, hơi nước gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành đám mây. Khi có điều kiện phù hợp, đám mây sẽ đổi màu đen, tạo các giọt nước nặng hơn không khí rồi rơi xuống đất với gia tốc tự do, các hạt nước này được gọi là nước mưa.
Hiện tượng mưa nói chung có vai trò quan trọng trong tự nhiên, không chỉ giúp điều hòa khí hậu mà còn tạo điều kiện cho hệ sinh thái phát triển. Nước mưa cung cấp cho các hoạt động của đời sống, sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu, bù nước lại cho biển, hồ, đập… Ngoài ra, nước mưa rơi xuống còn giúp làm sạch bụi trong khí quyển, gột rửa bầu trời. Vậy nên, thời tiết sau mưa lớn thường quang đãng, dễ chịu.
Với đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa thì nước mưa được xem như món quà thiên nhiên để người dân sử dụng cho sinh hoạt, thậm chí là ăn uống. Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện trước đây, khi công nghiệp hóa, hóa chất còn chưa phát triển và môi trường vẫn trong lành sạch sẽ. Còn ngày nay, chất lượng nước mưa không còn được đảm bảo, câu hỏi nước mưa có độc hại hay không cũng khiến nhiều người lo ngại.
1.2. Giải mã nước mưa có độc hại hay không?
Nước mưa được tạo ra từ tự nhiên nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của những thay đổi của bầu khí quyển và môi trường. Trong khi đó, khí thải độc hại từ công nghiệp, ô nhiễm môi trường đã khiến nước mưa bị ô nhiễm trầm trọng. Bầu khí quyển cũng không còn được như trước đây dù là ở thành phố lớn đông đúc hay vùng quê thanh bình.
Các hộ gia đình thành phố lớn thường sử dụng nước máy đã qua xử lý, không sử dụng nước mưa sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người dân ở quê vẫn đang sử dụng nước mưa để sinh hoạt thì cần lưu ý nước mưa mang theo nhiều tạp chất độc hại.
Nguyên nhân sâu xa là bởi khí thải từ sản xuất công nghiệp thường không tránh khỏi khói, khiến bầu khí quyển dày đặc khí độc như SO2, H2S, NO2, khi mưa rơi xuống sẽ hòa tan các khí này, từ đó tạo ra các axit H2SO4, HNO3 độc hại. Đó cũng chính là lý do nước mưa mang tính axit và có độ pH thấp.
Bên cạnh các chất độc hại, nước mưa còn chứa bụi bẩn, các tạp chất lơ lửng, vi khuẩn trong khí quyển nơi mà nó đi qua. Hiện nay, nước mưa còn được xem là dung môi hòa tan của các chất độc hại, đồng thời được khuyến cáo là không nên uống trực tiếp hoặc sử dụng trong ăn uống, ngâm rửa thực phẩm nếu chưa qua xử lý.
Đặc biệt, những khu vực như nhà máy giấy, khu công nghiệp chuyên biệt, nhà máy điện,… thì không khí càng bị ô nhiễm nặng, hơn nữa nước ngầm sinh hoạt của những vùng này cũng bị nhiễm sắt hoặc nhiễm phèn nặng nề.
Ngoài ra, nước mưa rơi xuống gần với các khu công nghiệp thường có mức chất rắn hòa tan ở mức báo động và vượt quá mức có thể sử dụng. Do đó, việc chúng ta hứng nước mưa chảy xuống từ mái tôn rất nguy hiểm vì nguồn nước này chứa những chất độc hại không thể sử dụng. Dù đang sống ở khu vực nông thôn hay khu công nghiệp, thành phố thì đều cần lưu ý khi sử dụng nước mưa.
1.3. Tác hại khi sử dụng nước mưa không đảm bảo an toàn
Nước mưa là nguồn tài nguyên vô hạn, miễn phí, nếu tận dụng nước mưa đúng cách thì có thể giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nước. Tuy nhiên nếu sử dụng nguồn nước này không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:
- Vì có tính axit nên nước mưa dễ gây các bệnh dị ứng, nấm trên da, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa,…khi sử dụng. Đặc biệt với những ai có làn da nhạy cảm thì việc sử dụng nước mưa càng dễ khiến làn da mắc bệnh.
- Nếu chúng ta dùng nước mưa để uống còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, hô hấp và nhiều hệ cơ quan khác, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nước mưa có nhiều chất độc hại, có thể gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, thậm chí về lâu dài còn gây ra nhiều căn bệnh trầm trọng khác.
- Bệnh đường hô hấp: Nếu sử dụng nước mưa nhiễm bẩn và các chất độc hại sẽ gây ra các bệnh về hô hấp như cảm lạnh, cúm, sốt hoặc ho,…
- Thiếu hụt khoáng chất: Trẻ đang trong giai đoạn phát triển nếu không được dùng nước sạch mà dùng nước mưa sẽ dễ bị kém phát triển, còi cọc do trong nước mưa không chứa khoáng chất có lợi.
2. Cách xử lý nước mưa an toàn, chuẩn sạch để ăn uống và sinh hoạt
2.1. Một số lưu ý khi sử dụng nước mưa
Dù chứa nhiều chất độc hại không đạt chuẩn để sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống, nhưng nếu được xử lý đúng cách, chúng ta vẫn có thể dùng nước mưa để tránh lãng phí.
Dưới đây là một số lưu ý để xử lý và sử dụng nước mưa đúng cách cho ăn uống sinh hoạt
- Không dùng nước mưa từ những trận mưa đầu mùa, bởi lúc này nước mưa chứa lượng axit rất cao.
- Không sử dụng nước mưa ở gần các khu vực như nhà máy, xí nghiệp
- Chúng ta chỉ nên hứng nước mưa sau khoảng 10 – 15 phút, lúc này cơn mưa đầu đã gột rửa sạch bụi bẩn, ô nhiễm nên nước mưa có thể sử dụng.
- Không dùng nước mưa được hứng từ mái tôn hoặc mái fibro xi măng để đảm bảo vệ sinh
- Nếu có điều kiện thì nên xây bể chứa nước và bể lọc sinh học để sử dụng.
2.2. Cách xử lý nước mưa trong ăn uống, sinh hoạt
Để xử lý nước mưa, chúng ta có thể dùng hoá chất kiềm như nước vôi trong hoặc sử dụng bể lọc có cát lọc chuyên dụng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể đun sôi nước mưa để diệt khuẩn, loại bỏ mầm bệnh gây hại. Tuy nhiên cách này khá tốn thời gian và chi phí, hiệu quả lại không cao, có nguy cơ tái nhiễm khuẩn nên nhìn chung nguồn nước vẫn không đảm bảo an toàn.
Do đó, gia đình nên hạn chế sử dụng nước mưa trong sinh hoạt. Thay vào đó có thể sử dụng nước lọc được sản xuất từ các thương hiệu uy tín, máy lọc nước… để nguồn nước sinh hoạt, ăn uống được đảm bảo tốt nhất.
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết được nước mưa có độc hại hay không cùng với những giải pháp xử lý nguồn nước này. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích đối với độc giả, đừng quên theo dõi những bài viết khác của Vua Nệm để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ nhé.
>>>Đọc thêm: Sấm sét là gì? Tại sao lại có sấm sét? Cách phòng tránh sấm sét an toàn