Mỗi khi thời tiết có chút se lạnh hoặc giai đoạn chuyển mùa thì nhiều người thường lựa chọn trang phục chất liệu len tăm? Vậy len tăm là gì? Chất liệu này có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về tất tần tất chất liệu len tăm trong bài viết dưới đây nhé.
Nội Dung Chính
1. Chất liệu len tăm là gì?
Vải len tăm hay còn được gọi với cái tên khác như len tăm, chất liệu trang phục làm mưa làm gió những năm gần đây vào dịp thu đông. Đây là loại vải được dệt từ lông của động vật, chính vì vậy chúng có khả năng giữ nhiệt cho cơ thể rất tốt vào những ngày trời se lạnh.
Tuy nhiên, hiện nay vải này trên thị trường thường được làm từ polyester và sợi spandex. Loại vải với thành phần từ sợi PE và spandex nên có khả năng co giãn tốt, khả năng chịu nhiệt và có độ bền cao. Chính vì vậy, khi bạn mặc áo len tăm trong mùa đông vừa giúp cơ thể ấm và thoải mái trong quá trình vận động, làm việc,…
2. Nguồn gốc, xuất xứ của len tăm
Theo một số nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng chất liệu này được hình thành từ thời kỳ đồ đá. Ở thời kỳ này, con người dùng lông của các loài động vật để giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông giá rét. Cho tới những năm 4000 TCN, người dân ở Babylon có kỹ thuật tạo lông động vật thành các sợi len và dệt chúng thành quần áo, tuy nhiên còn khá thô sơ.
Ở thời hiện đại, chất liệu phổ biến là len được sản xuất từ lông cừu, người ta dùng lông cừu để dệt thành sợi vải. Sau khi có được các sợi vải người ta sẽ đan hoặc bện các sợi vải lại thành những tấm vải len lớn. Ở những quốc gia có điều kiện khí hậu phù hợp với việc nuôi cừu, hình thành số lượng lớn những trang trại chuyên nuôi cừu để dệt thu hoạch lông làm vải len.
Ngày nay, có rất nhiều quốc gia sản xuất len để sản xuất quần áo và xuất khẩu. Tính riêng len lông cừu thì đứng đầu phải kể đến là Úc sau đó là Argentine, Mỹ, New Zealand,…
3. Cách sản xuất len tăm
Vải len tăm được sử dụng kỹ thuật đan 2 mặt giúp cho vải đẹp, cả 2 mặt của vải đều là mặt phải, các sợi vải đồng đều và đẹp mắt. Kỹ thuật đan này còn được gọi là kiểu may RIB 2×1. Nhờ kỹ thuật đan này mà len tăm rất mềm, có độ bên cao, chúng có khả năng khóa nhiệt rất tốt. Đặc biệt vải thun len tăm còn vô cùng bền màu, không bị phai màu khi giặt và sử dụng nhiều lần.
4. Ưu nhược điểm của vải len tăm
Để đánh giá được chất lượng của len thì người ta sẽ dựa trên màu sắc cũng như độ bền của loại vải này. Mỗi loại vải len trong đó có len tăm đều sẽ có những đặc tính riêng nên chúng cũng có những ưu khuyết điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của loại vải này nhé.
4.1 Ưu điểm của len tăm
Là loại vải có khả năng giữ ấm tốt, vào mùa lạnh bạn hãy mặc những trang phục được làm bằng len tăm chúng sẽ giữ và cản lại những nhiệt độ lạnh, độ ẩm tiếp xúc trực tiếp vào bề mặt da. Đây được đánh giá là ưu điểm lớn nhất và dễ dàng nhận thấy của loại vải này.
Vải len tăm là loại vải mềm mại và có độ bền cao, tùy thuộc vào chất liệu làm ra vải này chẳng hạn từ chất liệu tự nhiên thì sẽ có độ mềm mại hơn.
Vải len tăm cũng không bị mòn hay bị ảnh hưởng từ tác động bên ngoài cho nên những trang phục từ vải len khá bền, giữ form khá tốt. Chính vì vậy, khi sử dụng trang phục vải len bạn sẽ không cần quá lo lắng quần áo sẽ bị phai màu hay bị nhăn,… Độ mềm mại của vải này cũng giúp người mặc thoải mái và thư thái.
Có khả năng cách nhiệt và chống cháy khá tốt, đây là một ưu điểm của vải len tăm nói riêng và vải len nói chung. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào chất lượng của vải len. Với các loại vải len cao cấp chúng có thể khiến ngọn lửa cháy chậm hoặc làm tắt lửa khi mang chất liệu này ra khỏi nguồn lửa.
Quần áo vải len này còn lên dáng chuẩn, tôn dáng cho người mặc. Vải len tăm giúp người mặc có phong cách thời trang hơn và cả sự tự tin khi xuống phố. Vải len tăm cũng có màu sắc đa dạng nên bạn có thể chọn lựa màu sắc phù hợp với sở thích của mình.
Những trang phục làm từ vải len này giúp người mặc dễ dàng vận động. Trong vải len tăm có chứa 5-9% Spandex là chất liệu tổng hợp có khả năng co giãn tốt. Quần áo từ áo len tăm không những mỏng nhẹ, độ bền cao không bị biến dạng sau khi giặt nhờ khả năng co giãn tốt.
Với chất liệu mỏng nhẹ sẽ giúp trang phục ôm sát cơ thể và khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt. Chính vì vậy đây là chất liệu trang phục được nhiều người yêu thích.
4.2 Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên thì vải len tăm cũng có một số nhược điểm nhất định. Cũng giống như các loại vải len khác vải len tăm thường dễ bị bung sợi. Vải len có độ liên kết giữa các sợi không quá chặt và kín nên nếu bạn sử dụng không đúng cách hoặc trang phục của bạn mắc vào vật nhọn rất dễ bị rách hoặc bung sợi. Tình trạng này diễn ra nhiều nhất với các loại vải len được đan bằng tay.
Với chất liệu sợi vải đen vào nhau tạo độ bền chắc thì vải len này rất dễ bị ẩm và chậm khô khi giặt. Vải len có khả năng thấp nước cao và cho nên trọng lượng của trang phục bằng vải len sẽ tăng khi bị ướt, Chính vì vậy, để trang phục nhanh khô bạn cần phơi chúng bên ngoài trời nắng trực tiếp để nước dễ dàng thoát ra hơn.
5. Những ứng dụng của vải len tăm
Vải len tăm là chất liệu được ứng dụng nhiều trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau từ phụ kiện thời trang, quần áo, váy vóc,…Những chiếc váy được thiết kế từ chất liệu len tăm là trang phục được nhiều người yêu thích. Đặc biệt khi vào đông thì nhiều chị em có xu hướng lựa chọn trang phục từ len loại này để vừa giữ ấm cơ thể và hợp thời trang.
Khi mặc váy từ chất liệu này có thể phối cùng áo khoác dáng dài hay kết hợp cùng áo gió, áo parka đều rất đẹp. Không chỉ có váy và các thiết kế áo từ vải len tăm cũng được nhiều người lựa chọn trong mùa thu đông.
Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc áo len tăm cổ tròn hoặc cổ lọ được mặt lót bên trong vào những ngày lạnh. Nhờ khả năng giữ nhiệt và cực kỳ tôn dáng chính vì vậy đây là trang phục không thể thiếu trong tủ đồ của nhiều người.
6. Cách bảo quản trang phục từ vải len tăm
Để có thể sử dụng các trang phục từ vải len tăm lâu dài, khi giặt cần chú ý một số điểm sau để áo giữ được độ bền và không bị giãn hay phai màu.
Hãy sử dụng nước ấm khoảng 30 độ C để ngâm áo trong vòng 30 phút, cách này giúp áo giữ nhiệt không bị co rút. Sau đó, giặt nhẹ nhàng bằng tay với xà phòng hoặc chất tẩy nhẹ. Khi vắt không nên vặn hay xoắn quá mạnh tay chỉ bóp nhẹ để nước ra vợi. Trường hợp giặt với nước lạnh bạn nên ngâm chúng trong vòng 1 tiếng loại bỏ bụi bẩn bám trong vải.
Bạn có thể cho các trang phục len tăm vào giặt máy tuy nhiên hãy chọn chương trình có chế độ giặt nhẹ nhàng tránh áo bị nhàu và mất tính thẩm mĩ. Để giữ trang phục từ len tăm bền dài khi xả bước cuối bạn có thể cho thêm một chút giấm. Cách này giúp áo được bền màu, các sợi vải mềm và không bị xù. Đồng thời giấm cũng giúp khử mùi hôi và nấm mốc bám trên áo.
Bài viết trên giới thiệu đến bạn đọc tổng quan về len tăm cũng như những ưu nhược điểm của loại vải này. Đây là loại vải có tính ứng dụng trong đời sống hằng ngày mà bạn có thể lựa chọn. Hy vọng rằng bài viết của Vua Nệm sẽ giúp bạn có những kiến thức về len tăm.