Vải dệt kim: Ưu, nhược điểm và ứng dụng trong may mặc

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Nhắc đến ngành may mặc thì không thể không nhắc đến một chất liệu cực kỳ phổ biến là vải dệt kim. Chất liệu này chuyên dùng để may những bộ trang phục có khả năng giữ ấm cơ thể. Vậy vải dệt kim là gì? Có ứng dụng như thế nào trong may mặc và trong những lĩnh vực khác? Hãy cùng Vua Nệm làm rõ nhé!

1. Vải dệt kim là gì?

Vải dệt kim là loại vải được tạo nên nhờ sự liên kết hệ thống các vòng sợi với nhau. Liên kết này hình thành nhờ quy luật tạo thành vòng, theo đó hệ thống kim dệt sẽ giữ các vòng sợi trước trong lúc những vòng sợi mới hình thành trước vòng sợi cũ. Sau đó, những vòng sợi cũ sẽ lồng qua vòng sợi mới để tạo thành vải.

vải dệt kim là gì
Nó được bắt gặp nhiều trong những bộ trang phục giữ nhiệt

Những vòng sợi này được tạo ra nhờ cơ chế chuyển động nâng, hạ cũng như sự đóng mở kim trong hệ thống kim dệt. Can đệt trên máy dệt kim cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Vải dệt kim bao gồm những hàng ngang và cột dọc. Nhờ cấu trúc vòng sợi nên vải được xốp và đàn hồi. Ngày nay, nó được dùng để dệt quần áo, khăn hay tất, mũ,…

2. Nguồn gốc của vải dệt kim

Các đồ dệt kim thực chất đã xuất hiện từ rất lâu đời. Vào những thế kỉ 11, người ta đã tìm thấy những hiện vật mang dấu hiệu của vải dệt kim tại Ai Cập. Thậm chí, so với những ghi chép hiện tại thì chất liệu này có thể đã xuất hiện rất lâu từ trước đó.

Một số hiện vật khác được nhận định là có cách làm tương tự với vải dệt kim ngày nay như tất đan của người Ai Cập hay Romano, những loại trang phục khác như khăn, khố, mũ,…

vải len dệt kim
Nhiều chuyên gia nhận định vải xuất phát từ Trung Đông

Nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng các sản phẩm dệt kim có nguồn gốc xuất phát từ những quốc gia Trung Đông. Sau đó, chúng mới lan dần đến các nước khác qua Địa Trung Hải. Đích đến tiếp theo là các nước phương Tây như châu Âu, châu Mỹ,…

3. Đặc điểm nổi bật của chất liệu vải dệt kim

Vì cấu trúc vòng sợi được thêu theo nhiều hướng khác nhau nên vải dệt kim sở hữu những đặc trưng nổi bật. Ở mỗi vòng dệt, các sợi có thể sắp xếp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm nghiêng. Sự sắp xếp này khiến bề mặt vải xuất hiện những đường zigzag. Tùy theo chiều dệt của máy mà trục đối xứng có thể xiên qua trái hoặc phải.

Với kết cấu độc đáo, vải dệt kim sở hữu những đặc trưng nổi bật mà không loại vải nào có được, chẳng hạn như:

  • Vải có bề mặt xốp, thoáng và mềm mại.
  • Khả năng đàn hồi và co giãn rất tốt.
  • Chịu được những lực tác động lớn mà không biến dạng.

4. Vải dệt kim có những ưu, nhược điểm gì?

Vậy, vải dệt kim có những ưu, nhược điểm gì? Có nên sử dụng trong may mặc hay không? Dưới đây là những ưu, nhược điểm mà Vua Nệm đã tổng hợp

4.1. Ưu điểm

Khi nhắc đến vải dệt kim, nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là vải len hoặc dạ. Tuy nhiên, chất liệu vải này cũng có thể bao gồm những thành phần khác. Những ưu điểm mà bạn nên biết về loại vải này chẳng hạn như:

  • Đem lại sự thoáng mát, dễ chịu khi mặc nhờ chất vải mềm mịn.
  • Chịu được lực căng và nén khá lớn, tốt hơn hẳn những loại vải ở cùng mức giá. Hay nói khác nó có khả năng co giãn, đàn hồi tốt.
  • Khả năng giữ nhiệt tuyệt vời, duy trì quá trình trao đổi chất giữa da và môi trường ổn định.
  • Vải mịn, ít bị nhăn hay nhàu, dễ bảo quản và giặt giũ.
  • Phù hợp với mọi tạng người, từ người mũm mĩm cho đến cò hương đều có thể mặc được.
  • Vải mềm, dễ chịu và không gây bí bức, người có thân hình quá khổ vẫn cảm thấy thoải mái khi mặc mà không lo bị bó chặt.
vải dệt kim có tốt không
Chất liệu vải đem đến sự thư giãn, thoải mái

4.2. Nhược điểm

Song, bên cạnh những ưu điểm thì vải dệt kim vẫn còn tồn tại một số nhược điểm chẳng hạn như: 

  • Dễ bị xoăn hoặc méo, khiến bộ trang phục của bạn mất đi tính thẩm mỹ.
  • Trường hợp bị mắc vào những vật nhọn có thể gây sút chỉ và hư hỏng.
  • Sau một thời gian sử dụng, vải dễ bị chảy, biến dạng và khó có thể phục hồi lại như ban đầu. 

5. Có bao nhiêu loại vải dệt kim trên thị trường?

Ngày nay, trên thị trường có đa dạng các loại vải dệt kim khác nhau. Thông qua cách dệt mà hình thành nên sự đa dạng này, chẳng hạn như vải dệt thớ ngang và vải dệt thớ dọc. Ngoài ra, nó còn được biết đến với nhiều cái tên khác, cụ thể như:

5.1. Vải dệt kim thớ ngang

  • Interlock: Interlock là loại vải có bề mặt hoàn toàn giống nhau và không có mặt trái. Đặc điểm là các cột vòng vừa khít, chồng lên nhau giúp che lấp  những cột vòng phải ở lớp vải còn lại. Ưu điểm của vải Interlock là không bị quăn ở phần mép, bề mặt đẹp và bóng mịn. Tuy nhiên, độ co giãn của chúng chưa được cao.
  • Rib: Là một loại vải dệt kim thớ ngang có cấu tạo khá độc đáo. Những cột vòng phải nằm xen kẽ với những cột vòng trái tạo nên những mặt phẳng có vị trí song song với nhau. Ưu điểm của vải Rib là độ đàn hồi tốt, độ dày cao và không bị quăn ở phần mép vải.
  • Single Jersey: Vải Single Jersey có sự khác biệt rõ rệt giữa mặt phải và mặt trái. Trong khi mặt phải sẽ có những trụ vòng thì mặt trái sẽ có những hàng vòng. Vải không quá dày, độ co giãn ở mức ổn nhưng nhược điểm là dễ bị quăn mép khi sử dụng.
các loại vải dệt kim
Vải dệt kim thớ ngang

5.2. Vải dệt kim thớ dọc

  • Tricot: Là loại vải có hệ thống gân nằm ngang dọc ở phía mặt trái. Những đường gân này liên kết với nhau giúp cho vải được mềm mại và có tính đàn hồi cao. Một số mẫu Tricot có thể kể đến là Simplex, Lachelle, Ticoto hay Rasche,…
  • Milan: Vải Milan có sườn gân ở phía bên mặt phải và những đường chéo ở mặt trái. Chất liệu vải này có độ mịn nhẹ giúp lên form chuẩn, có độ bền bỉ hơn những chất liệu vải dệt kim khác.
  • Raschel: Vải Raschel là loại vải có cấu tạo cực kỳ phức tạp với những hệ thống mắt lưới thưa rất độc đáo. Ở cả hai mặt vải đều không có nhiều sự khác biệt. Vải có ưu điểm là thông thoáng, đem lại sự thoải mái. Tuy nhiên vì không co giãn được nên nó chỉ được dùng làm lớp lót hoặc những vật dụng có chức năng thông gió trong thời trang.

6. Ứng dụng của vải dệt kim trong nhiều lĩnh vực

Ngày nay, bên cạnh những loại vải phổ biến như lụa, cotton,… thì vải dệt kim cũng là chất liệu được nhiều người sử dụng, đặc biệt là trong ngành may mặc. Một số ứng dụng của chất liệu vải này là:

  • Dùng để may váy đầm, áo phông hay áo khoác mỏng: Vải đem đến sự thoáng mát, mềm nhẹ, khi mặc vô cùng dễ chịu, thoáng mát.
  • May quần và những áo khoác dày: Vải dệt kim đôi sẽ được sử dụng để may những trang phục này vì có sự chắc chắn, bền bỉ.
  • May đồ bộ mặc ở nhà, đồ lót: Đem lại sự thoáng nhẹ cho người mặc với độ co giãn tốt.
  • May các mẫu váy, Jumpsuit, đồ tắm: Làm toát lên sự năng động, trẻ trung và đầy sức sống. 
  • May túi xách, balo: Mật độ vải dài và không có khe hở.
  • May đồ nội thất như chăn ga, áo bọc nệm: Đem lại sự co giãn tốt, tạo sự thoáng khí.
ứng dụng vải dệt kim
Vải dệt kim được ứng dụng trong nhiều thiết kế khác nhau

>> Xem thêm: 

Trên đây là những thông tin liên quan đến chất liệu vải dệt kim cũng như ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày. Hy vọng những chia sẻ của Vua Nệm sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được chất liệu vải phù hợp nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM