Mẹo vệ sinh chăn ga gối nệm sạch thơm đón Tết

CẬP NHẬT 06/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Chăn ga 4 mùa

Vệ sinh chăn ga gối nệm sạch thơm sẽ khiến cho giấc ngủ những ngày đầu năm của bạn trở nên ngon lành và sảng khoái hơn. Tuy nhiên, việc vệ sinh những vật dụng này khá khó khăn. Nếu không biết cách, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian, đôi khi còn khiến các sản phẩm bị hư hỏng. Đừng quá lo lắng, Vua Nệm sẽ mách bạn các mẹo vệ sinh chăn ga gối nệm sạch thơm đón Tết.

1. Vệ sinh chăn ga gối nệm sạch thơm đón Tết – Hướng dẫn cách giặt ga giường đúng cách

Các bộ chăn ga gối nệm sẽ được làm từ các chất liệu khác nhau. Mỗi một chất liệu đều có một cách vệ sinh chăn ga gối nệm khác nhau. Nếu làm sạch không đúng cách, bạn có thể vô tình khiến cho vải của sản phẩm bị hư hỏng. Dưới đây là giặt ga giường của những sản phẩm phổ biến:

1.1 Giặt ga giường Cotton

Phân loại đồ trước khi giặt, nên giặt riêng, không giặt chung với các chất liệu khác. Giặt ga giường ở nước bình thường hoặc nước ấm 30 độ ở chế độ giặt nhẹ hoặc giặt chăn màn. Không dùng hóa chất tẩy rửa mạnh để tránh làm sản phẩm bay màu. Phơi trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp

Phân loại đồ trước khi giặt
Phân loại đồ trước khi giặt, nên giặt riêng, không giặt chung với các chất liệu khác.

1.2 Giặt ga giường Tencel

Đối với vải Tencel, trong lần đầu tiên giặt sản phẩm, bạn chỉ nên giặt với nước lạnh và không sử dụng chất tẩy rửa. Với với các lần giặt sau, bạn chỉ nên sử dụng các loại chất tẩy trung tính, độ kiềm trung bình để giặt vải Tencel. Đồng thời, bạn chỉ nên giặt sản phẩm ở nhiệt độ trung bình dưới 30.

Khi giặt ga giường, bạn chỉ nên vò nhẹ, tuyệt đối không dùng bàn chải chà để tránh làm hỏng vải. Ngoài ra, bạn nên giặt riêng vải Tencel với các chất liệu khác để tránh bị lem màu. Sau khi giặt xong, bạn nên phơi vỏ chăn ga gối ở nơi thoáng mát, có gió, tránh phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời để tránh bị bay màu vải

vò nhẹ ga giường bằng tay
Khi giặt ga giường, bạn chỉ nên vò nhẹ, tuyệt đối không dùng bàn chải chà

1.3 Giặt ga giường Gấm

Đối với vỏ chăn ga gối bằng vỏ gấm, bạn chỉ nên giặt sản phẩm ở máy giặt có cơ chế vòng quay an toàn, nếu không thì nên giặt bằng tay hoặc mang chăn đi giặt khô. Khi giặt ga giường, bạn chỉ nên sử dụng xà phòng có độ tẩy nhẹ để làm sạch, không dùng các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh. Sau khi giặt xong nên phơi sản phẩm ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu sấy thì chỉ nên sấy ở chế độ mát, không có tác động nhiệt

sử dụng xà phòng có độ tẩy nhẹ
Khi giặt ga giường, bạn chỉ nên sử dụng xà phòng có độ tẩy nhẹ để làm sạch

1.4 Giặt ga giường Microfiber

Chất liệu này có thể được giặt bằng tay hoặc giặt bằng máy. Nhiệt độ lý tưởng để giặt ga giường này là từ 30 – 45 độ. Lưu ý nước quá nóng rất dễ khiến vải bị biến chất, mủn hoặc xù lông. Nên giặt vải bằng bột giặt có độ trung tính, hòa tan bột giặt sẵn trong nước để không bị vón cục và dính vào drap giường. Sau khi giặt hãy đem phơi khô ở nơi có gió, tránh ánh nắng trực tiếp. Hạn chế việc sấy khô

Phơi chăn ga
Sau khi giặt hãy đem phơi khô ở nơi có gió, tránh ánh nắng trực tiếp.

2. Hướng dẫn giặt ruột gối

2.1 Giặt máy đối với gối bông tự nhiên, bông tổng hợp

Bước 1: Đổ nước ấm và thêm chất tẩy rửa

  • Đổ nước ấm vào buồng máy giặt, thêm vào 1 cốc nước giặt/bột giặt. Nếu gối có vết bẩn, hãy thêm một cốc nhỏ thuốc tẩy hoặc amoniac (tỉ lệ này phù hợp cho việc giặt 4 gối, nếu số gối ít hơn, bạn có thể giảm bớt số lượng)
  • Khuấy nước để hòa tan bột trước khi cho gối vào

Bước 2: Đặt gối vào máy giặt

  • Tùy vào kích thước máy giặt, bạn có thể đặt vào trong 2 đến 4 chiếc gối cùng một lúc. Không nên đặt 1 hoặc 3 vì số lượng này có thể gây lệch máy vào tạo nhiều khoảng trống dư thừa. Gối của bạn sẽ bị quăng quật khi giặt, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
  • Trước khi cho vào máy giặt, phủ nhẹ gối để một số bụi bẩn được loại bỏ để việc vệ sinh được dễ dàng hơn
  • Xếp gối theo chiều dọc hoặc ngang theo trục máy, cách thức này giúp gối không bị xê dịch quá nhiều trong quá trình giặt
giặt gối
Tùy vào kích thước máy giặt, bạn có thể đặt vào trong 2 đến 4 chiếc gối cùng một lúc.

Bước 3: Thiết lập chế độ giặt

  • Hãy chọn chu trình giặt lâu nhất, cài đặt ít nhất 2 lần xả để làm sạch
  • Không nên sử dụng chế độ vắt quá cao

Bước 4: Lật gối sau lần giặt đầu

  • Khi máy xả hết nước ở lần đầu, dừng máy lại để xoay mặt gối để gối được sạch toàn diện
  • Cho máy tiếp tục quá trình

Bước 5: Phơi khô

  • Đặt gối tại các giá phơi có nhiều gió và ánh nắng. Thực hiện đảo chiều sau thời gian nhất định khoảng 1 – 2 tiếng
phơi gối
Đặt gối tại các giá phơi có nhiều gió và ánh nắng.

2.2 Hút bụi, lau chùi đối với các loại gối memory foam và cao su tự nhiên

Bước 1: Lau gối bằng khăn sạch

  • Dùng khăn sạch nhúng nước, sau đó vắt sạch để lau bề mặt gối
  • Lau sạch ở các vị trí gối bị bẩn nhiều

Bước 2: Phơi khô gối

  • Bạn chỉ nên phơi các loại gối này ở nơi có nhiều bóng râm hoặc nhiều gió, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời
  • Có thể dùng quạt thổi trực tiếp để gối khô nhanh hơn

Bước 3: Hút bụi cho gối

  • Dùng máy hút bụi để lấy sạch các chất bẩn trong các lỗ nhỏ
  • Bao vỏ gối bên ngoài 
vệ sinh gối bằng máy hút bụi
Dùng máy hút bụi để lấy sạch các chất bẩn trong các lỗ nhỏ

3. Hướng dẫn giặt ruột chăn bông

Bước 1: Kiểm tra nhãn mác trên chăn

Thông thường, trên chăn sẽ có nhãn mác với các ký hiệu hướng dẫn phù hợp. Hãy kiểm tra trước để biết được sản phẩm có thể giặt máy được không. 

Bước 2: Kiểm tra trọng lượng chăn

Để phát huy tối đa công suất máy giặt, bạn chỉ nên giặt các loại chăn có kích thước dưới 180cm x 230cm, trọng lượng dưới 4.7 kg trong máy giặt

Bước 3: Kiểm tra chăn trước khi giặt

Loại bỏ các vật dụng bám trên chăn như chỉ, tóc, lông thú trước khi giặt để đảm bảo chăn được làm sạch hoàn toàn

Bước 4: Chọn chu trình giặt

Vì chăn bông thường nặng và dày nên bạn chỉ nên chọn chương trình giặt nhẹ, vòng quay thấp. Nếu máy giặt có chương trình giặt chăn mền thì hãy chọn luôn chế độ đó. 

Lưu ý: Bạn chỉ nên cho một lượng nhỏ bột giặt khi giặt chăn. Quá nhiều bột giặt sẽ làm xà phòng tích tụ bên trong lớp bông và khó để làm sạch. 

Bước 5: Giặt 2 lần

Hãy giặt chăn 2 lần liên tiếp để đảm bảo xà phòng và nước xả đã được giặt sạch, không bị tích tụ bên trong 

Bước 6: Cho bóng Tennis vào trong 30 phút sấy khô

Chăn sau khi giặt sẽ thường bị xẹp. Hãy bỏ một quả bóng tennis vào máy sấy trong vòng 30 phút. Bóng tennis sẽ giúp đánh phồng chăn, đồng thời giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn và sấy khô các sợi lông trong ruột chăn.

giặt chăn 2 lần liên tiếp
Hãy giặt chăn 2 lần liên tiếp để đảm bảo xà phòng và nước xả đã được giặt sạch,

Bước 7: Giũ thẳng và phơi khô dưới nắng

  • Cuối cùng, hãy giũ thẳng chăn và phơi dưới ánh nắng mặt trời để chăn được khô và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn tích tụ bên trong   

4. Hướng dẫn vệ sinh nệm 

Bước 1: Bỏ gối, chăn và đồ trang trí ra khỏi nệm

  • Tháo bỏ tấm drap, chăn ga gối, các vật dụng trên giường đem đến nơi khác để thuận tiện cho việc vệ sinh. 

Bước 2: Hút bụi

  • Nệm sau thời gian sử dụng sẽ tích tụ lượng bụi khá lớn. Do đó, bạn cần hút bụi để loại bỏ mạt bụi, da chết và các mảnh vụn khác ra khỏi nệm.
  • Hãy dùng máy hút bụi có gắn cọ lớn và vòi hút dài để hút sạch bụi bẩn bên trong nệm
dùng máy hút bụi vệ sinh nệm
Hãy dùng máy hút bụi có gắn cọ lớn và vòi hút dài để hút sạch bụi bẩn bên trong nệm

Bước 3: Xử lý vết nước đổ

Nếu nệm có vết nước đổ lên đó, hãy dùng một chiếc khăn sạch thấm hết nước trên đó. Sau đó, chà nhẹ để nước được thấm sạch vào khăn

Bước 4: Loại bỏ các vết bẩn trên nệm

  • Pha chế dung dịch bao gồm 2 thìa oxy già cộng một thìa nước rửa chén. Hòa tan hỗn hợp và cho vào một chén nhỏ
  • Dùng bàn chải đánh răng cũ nhúng hỗn hợp đã pha và chà xát lên các vết bẩn trên nệm một cách nhẹ nhàng
  • Lấy một chiếc khăn ẩm lau lại các vị trí đã chà 

Bước 5: Loại bỏ các vết bẩn sinh học bằng dung dịch làm sạch enzyme

  • Phun một ít dung dịch enzyme lên khăn sạch
  • Chấm khăn sạch lên vết bẩn sinh học (máu, nước tiểu, mồ hôi, vết nôn…) và giữ nguyên trong vòng 15 phút
  • Thấm sạch khu vực đã xử lý bằng khăn sạch đã được nhúng nước lạnh

Bước 6: Rắc baking soda lên nệm 

  • Rắc baking soda để khử mùi hôi trên toàn bộ nệm. 
  • Nếu bạn muốn chiếc giường của mình có mùi hương dễ chịu, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào baking soda trước khi rắc lên nệm
  • Để baking soda khoảng 30 phút để hấp thụ hoàn toàn mùi hôi

Bước 7: Hút bụi nệm lần nữa

  • Tiến hành hút hết baking soda ra khỏi nệm bằng máy hút bụi
  • Các mùi hôi lúc này sẽ được máy hút bụi dọn dẹp hoàn toàn

Bước 8: Phơi nệm

  • Sau khi vệ sinh nệm sạch sẽ, bạn cần phơi chúng ra ngoài không khí một thời gian để đệm được khô ráo và thoáng mát

Bước 8: Trải lại ga giường

  • Vệ sinh nệm xong, hãy tiến hành trải lại ga giường, đặt lại chăn gối và các vật trang trí về chỗ cũ.  
 trải lại ga giường
Vệ sinh nệm xong, hãy tiến hành trải lại ga giường

5. Mẹo hay loại bỏ các loại vết bẩn trên nệm

5.1 Vết máu

Khi chẳng may nệm bị dính máu, hãy dùng oxy già lau sạch, sau đó phơi khô hoặc làm khô bằng máy sấy

5.2. Vệ sinh chăn ga gối nệm khi dính cà phê

Ngay khi làm đổ cà phê, hãy dùng khăn giấy để sút sạch cà phê ra khỏi nệm. Dùng chất tẩy quần áo dạng bột rắc lên vùng bẩn, để trong vài phút. Lấy khăn ẩm lau sạch lại. Để khô tự nhiên hoặc hong khô bằng quạt, máy sấy.

5.3 . Vệ sinh chăn ga gối nệm khi dính bã kẹo cao su

Lấy một viên đá lạnh chà xát vào vùng nệm bị dính kẹo cao su trong khoảng 10 – 15 phút để bã kẹo cứng lại. Sau đó, bạn có thể dễ dàng cậy bã kẹo cao su ra khỏi nệm

5.4 Nước tiểu

Khi trẻ vừa tè trên nệm, hãy dùng khăn giấy thấm sạch lượng nước tiểu trên nệm. Dùng baking soda hoặc phấn trẻ em rắc lên vùng vết bẩn. Để như vậy trong khoảng 15 – 30 phút. Dùng máy hút bụi hút sạch lượng bột còn dư

baking soda có tốt không
Dùng baking soda hoặc phấn trẻ em rắc lên vùng vết bẩn.

5.5 Socola

Khi lỡ tay làm rơi socola vào nệm, hãy đợi một chút để socola khô lại rồi dùng dao cạo đi lớp socola. Sau đó bạn dùng bàn chải thấm một ít nước lau sàn và chà nhẹ khu vực có vết bẩn, tránh làm lây lan ra khu vực xung quanh. Dùng miếng xốp ướt lau sạch xà phòng, để khô. 

5.6 Dầu ăn

Nếu dầu ăn dính lên vật dụng phụ kiện giấc ngủ, hãy vệ sinh chăn ga gối nệm bằng cách nhanh chóng dùng giấy thấm dầu để thấm sạch lượng dầu ăn còn thừa. Tiếp đó, bạn tẩm một ít chất tẩy rửa vào khăn sạch rồi lau kĩ khu vực bị bẩn. Hoặc, bạn cũng có thể rắc bột baking soda lên bề mặt bị bẩn để hút sạch dầu. Hút bụi baking soda và lau lại với xà phòng 

——

Trên đây là một số mẹo vệ sinh chăn ga gối nệm của bạn trở nên sạch thơm đón Tết. Chúc cho tổ ấm của bạn sẽ thật khang trang những ngày đầu năm

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM