Chuyên gia nệm

Vải modal và những ứng dụng của nó trong ngành may mặc thế giới

CẬP NHẬT 05/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Đứng trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, người tiêu dùng đã bắt đầu ý thức được trách nhiệm cần bảo vệ môi trường của mình. Chính vì vậy mà những trang phục, đồ dùng được làm từ chất liệu thiên nhiên như vải modal ngày càng được nhiều người quan tâm, lựa chọn, thậm chí mở ra xu hướng mới cho ngành dệt may của toàn thế giới. 

Vải modal và những ứng dụng quan trọng của nó trong ngành may mặc

 

Vải modal và những ứng dụng quan trọng của nó trong ngành may mặc

Vậy vải modal là gì, chúng có ưu điểm gì nổi bật so với các dòng vải hiện có trên thị trường? Tại sao vải modal lại trở thành xu hướng tiêu dùng hiện nay? Mời các bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu rõ hơn về loại vải này trong bài viết dưới đây.

 

1. Vải modal là gì?

 

Vải modal là dòng vải sinh học, được làm từ cellulose lấy từ thân cây sồi, nên rất thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Có thể nói sự ra đời của vải modal đã làm thay đổi xu hướng tiêu dùng vải của ngành may mặc thế giới. Nếu như trước đây, vải cotton giành thế độc tôn trên thị trường thì ngày nay vị trí ấy đang dần chuyển sang cho vải modal.

Nói một chút về cây sồi, đây là giống cây cổ thụ tập trung nhiều ở các nước Bắc Âu và Trung Âu, thành những cánh rừng rộng lớn. Sồi có khả năng tự kháng sâu bọ, côn trùng tốt nên không cần tới các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong suốt quá trình sinh sôi và phát triển. Do vậy, sử dụng các sản phẩm được làm từ thân cây sồi như vải modal được đánh giá là an toàn tuyệt đối với sức khỏe, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.

Vải modal được làm từ gỗ sồi thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe người dùng

 

Vải modal được làm từ gỗ sồi thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe người dùng

 

2. Lịch sử phát triển của vải modal

 

Sợi vải modal được phát hiện đầu tiên vào năm 1930 tại các nước Bắc Âu và Trung Âu, ban đầu nó được dùng để sản xuất các băng tải, lốp xe hoặc các đường ống nước.

Đến năm 1960, sợi vải modal được công ty Lenzing AG của Áo nghiên cứu và bắt đầu ứng dụng, phát triển trong ngành dệt may. Tuy nhiên, công nghệ dệt may thời kỳ đó chưa đạt đến mức hoàn hảo như hiện tại, nên chưa khai thác được hết những ưu điểm vượt trội của dòng vải này.

 

Sợi vải modal được phát hiện đầu tiên vào năm 1930

 

Sợi vải modal được phát hiện đầu tiên vào năm 1930

Sau năm 1960, vải modal bắt đầu xuất hiện ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn trên thế giới như: Đức, Nhật, Hungari,… 

Cho đến ngày nay, khi công nghệ dệt vải phát triển mạnh, khai thác được hết những ưu điểm tiềm năng của dòng vải này, thì vải modal đang trở thành chất liệu quen thuộc tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó góp phần mang đến sự đa dạng hóa cho ngành may mặc thế giới và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

 

3. Đặc điểm của vải modal

 

Thừa hưởng những đặc tính tốt đẹp của cây sồi, vải có khả năng tự kháng khuẩn tốt, an toàn với sức khỏe người dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là loại vải đầu tiên và duy nhất trên thế giới có được ưu điểm vượt trội này.

Đặc điểm của dòng vải modal này chính là mềm mịn, co giãn nhẹ, thoáng mát và hút ẩm nhanh

Đặc điểm của dòng vải này chính là mềm mịn, co giãn nhẹ, thoáng mát và hút ẩm nhanh

Đặc điểm của dòng vải này chính là mềm mịn, co giãn nhẹ, thoáng mát và hút ẩm nhanh, mang lại sự thoải mái và dễ chịu cho người dùng. Do đó, nó nhanh chóng có được vị thế vững chắc trong ngành may mặc và được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sử dụng.

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thì ngoài chất liệu vải được làm từ 100% modal, người ta còn nghiên cứu và cho ra đời những loại vải như: cotton modal, vải modal satin, vải modal jacquard, vải spandex,… trên nền tảng vải modal nguyên bản. Mỗi loại vải này lại có những đặc điểm, mẫu mã và giá thành riêng biệt, phù hợp với từng mặt hàng cụ thể và thích hợp với từng đối tượng khách hàng.

Vải modal hiện đang được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như: quần áo, đồ lót, khăn mặt, khăn tắm, chăn – ga – gối,…

4. Quy trình sản xuất vải

 

Quy trình sản xuất vải modal

 

Quy trình sản xuất vải modal

Để có được những tấm vải làm từ thân cây sồi thì nó đã phải trải qua 5 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Thu hoạch gỗ sồi. Sau đó dùng nhiệt để tiến hành tách chất Cellulose, tạo thành dung dịch lỏng có màu vàng óng.
  • Bước 2: Dùng nhiệt để phá vỡ toàn bộ cấu trúc Cellulose, tạo thành bùn.
  • Bước 3: Đưa bùn vào những lỗ khuôn có sẵn, có chứa các chất hóa học để tạo thành sợi vải mềm mịn.
  • Bước 4: Rửa sạch, sau đó tiến hành tẩy trắng để tạo ra những sợi vải modal.
  • Bước 5: Dệt những sợi vải này thành tấm vải lớn, có thể nhuộm màu theo nhu cầu.

5. Ưu – nhược điểm của vải modal

 

Là loại vải được làm từ gỗ sồi thiên nhiên nên vải modal cũng sẽ có những ưu – nhược điểm nhất đinh. Cụ thể như sau:

 

5.1. Ưu điểm

 

5.1.1. Tính kháng khuẩn

 

Như đã nói ở trên, vải là dòng vải duy nhất trên thị trường có tính kháng khuẩn, vì được thừa hưởng đặc tính này từ cây sồi. Do đó, vải modal rất an toàn với da và sức khỏe của người dùng, không gây dị ứng, kích ứng da trong suốt quá trình sử dụng, nên người dùng có thể yên tâm lựa chọn và sử dụng.

 

5.1.2. Thân thiện với môi trường

 

Vải modal không sử dụng các hóa chất độc hại, nên rất thân thiện với môi trường

Vải modal không sử dụng các hóa chất độc hại, nên rất thân thiện với môi trường

 

Trong suốt quá trình sản xuất, vải modal không sử dụng các hóa chất độc hại, nên rất thân thiện với môi trường. Việc sử dụng vải modal trong đời sống hàng ngày cũng chính là cách bạn bảo vệ môi trường sống của chính mình. Do đó, ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển hướng lựa chọn các sản phẩm từ thiên nhiên như vải modal để sử dụng.

 

5.1.3. Chống co rút hiệu quả

 

Do được làm từ sợi cellulose, có cấu trúc bền chắc giữa các phân tử, nên vải có khả năng chống co rút vô cùng tốt. Điều này được thể hiện rõ nhất sau một thời gian dài mặc hoặc giặt giũ, vải gần như không bị biến dạng như bai, xù, nhăn,… mà vẫn giữ được nét phẳng phiu và mềm mại ban đầu. Đây chính là ưu điểm vượt trội của dòng vải này so với các dòng vải khác trên thị trường.

Vải modal có khả năng chống co rút hiệu quả

 

Vải có khả năng chống co rút hiệu quả

 

5.1.4. Thoáng khí, hút ẩm nhanh

 

Vải có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh hơn 25% so với vải cotton, nên không gây khó chịu cho người dùng trong bất kể điều kiện thời tiết nào. Khi so sánh với vải cotton có thể thấy rằng: nếu như vải cotton có khả năng thấm hút tốt thì thời gian thoát ẩm của vải lại khá lâu. Tuy nhiên, vải modal lại vừa có khả năng thấm hút tốt mà thời gian thoát ẩm cũng nhanh nên tạo cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu nhất định.

 

5.1.5. Độ bền cao

 

Vải modal vô cùng tốt nên vải có độ bền cao

 

Vải modal vô cùng tốt nên vải có độ bền cao

 

Khả năng liên kết giữa các sợi vải modal vô cùng tốt nên vải có độ bền cao. Các sản phẩm như quần áo, chăn gối,… được làm từ vải modal đều không bị bào mòn, xuống cấp sau thời gian dài sử dụng. Thậm chí nhiều sản phẩm sau 3-4 năm sử dụng vẫn như mới, tạo sự sang trọng, thanh lịch cho người dùng.

 

5.1.6. Giữ màu tốt và không bị xù lông

 

Vải modal rất dễ nhuộm màu và giữ màu tốt nên các sản phẩm được làm từ vải modal rất đa dạng về màu sắc, giúp người dùng có nhiều lựa chọn thích hợp.

Một ưu điểm nữa của vải modal chính là không bị xù lông sau thời gian dài sử dụng.

 

5.2. Nhược điểm

 

Bên cạnh những ưu điểm vô cùng vượt trội nhưng vải modal cũng có những nhược điểm nhất định như:

 

5.2.1. Giá thành cao

 

Vải modal sẽ có giá thành cao hơn các loại vải thông thường.

 

Vải modal sẽ có giá thành cao hơn các loại vải thông thường.

Do được làm từ loại gỗ sồi lâu năm, cùng công nghệ sản xuất hiện đại nên vải modal sẽ có giá thành cao hơn các loại vải thông thường.

 

5.2.2. Sản lượng bị hạn chế

 

Vì được làm từ cây sồi lâu năm nên chắc chắn sản lượng vải modal cũng bị hạn chế theo. 

 

6. Ứng dụng của vải modal trong ngành may mặc

 

Các sản phẩm được làm từ vải modal đang dần chiếm lĩnh thị trường, trở thành xu hướng tiêu dùng hiện nay, và là một nhân tố quan trọng trong ngành may mặc, bởi: 

 

6.1. Ứng dụng trong sản xuất thời trang

 

Với những đặc tính vượt trội của mình như mềm mịn, thoáng mát, giữ phom dáng tốt,… vải modal trở thành lựa chọn hàng đầu cho ngành sản xuất thời trang, dần thay thế các sản phẩm làm từ vải cotton.

 

Vải modal được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang

 

Vải modal được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang

Các sản phẩm thời trang được làm từ vải modal là: quần áo nam nữ, đồ lót, đồ ngủ, quần áo trẻ em, tất chân,…

 

6.2. Ứng dụng trong sản xuất chăn – ga – gối

 

Các thương hiệu chăn ga gối đệm nổi tiếng hiện nay đang dần sử dụng vải modal vào các sản phẩm của mình. Bởi vải có khả năng kháng khuẩn tốt, an toàn với sức khỏe người dùng, thấm hút nhanh, thoáng mát,… Đây là những ưu điểm vô cùng cần thiết cho các sản phẩm chăn ga gối hiện nay.

Một vài thương hiệu lớn đang sử dụng vải modal mà bạn có thể tham khảo là: Hanvico, Sông Hồng, Everon,…

 

Các sản phẩm chăn - ga - gối được làm từ vải modal

 

Các sản phẩm chăn – ga – gối được làm từ vải modal

 

7. Cách bảo quản và vệ sinh sản phẩm làm từ vải modal

 

Dù được biết đến với ưu điểm có độ bền cao, tuy nhiên bạn cũng cần biết cách sử dụng và vệ sinh vải modal đúng cách để đảm bảo tuổi thọ cao nhất cho sản phẩm.

 

7.1. Khi vệ sinh vải modal

 

Khi giặt các sản phẩm làm từ vải modal, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

 

  • Lần đầu tiên giặt vải, nên sử dụng nước lạnh để giữ màu ổn định, không ngâm lâu trong nước.
  • Khi giặt vải, cần phân loại các sản phẩm dễ bị phai màu để tránh màu ngấm vào vải.
  • Chỉ dùng bột giặt có độ kiềm trung tính, không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh sẽ làm hỏng cấu trúc dẻo dai của vải modal.
  • Không giặt vải modal với nước nóng trên 70 độ, không sử dụng phương pháp giặt khô và là hơi với vải modal.
  • Nên giặt các sản phẩm được làm từ vải modal bằng tay. Nếu giặt máy, hãy chọn chế độ nhẹ à sử dụng  túi giặt để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.

Nên giặt các sản phẩm được làm từ vải modal bằng tay

 

Nên giặt các sản phẩm được làm từ vải modal bằng tay

 

7.2. Khi phơi và bảo quản

 

Tránh phơi các đồ được làm từ vải modal dưới thời tiết nắng gắt, nên chọn các địa điểm khô thoáng để phơi.

Không sử dụng máy sấy hoặc bàn là để làm khô sản phẩm vì nó sẽ làm các sợi vải co lại.

 

8. Tổng kết

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng về loại vải modal và những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, vệ sinh chúng mà Vua Nệm đặc biệt lưu ý với các bạn. Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình nhiều mẹo vặt hữu ích, cũng như lựa chọn được những sản phẩm chất lượng cho người thân và gia đình của mình.

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team