Tình hình dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến ngày càng phức tạp, số ca lây nhiễm trong cộng đồng bắt đầu tăng cao. Dĩ nhiên rằng “dịch bệnh sẽ không trừ một ai”, và nếu có một ngày nào đó ta trở thành F1 thì cần chuẩn bị tư trang đi cách ly tập trung nào? Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích trong bài viết này của Vua Nệm nhé!
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Đối tượng nào phải đi cách ly tập trung?
Theo hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19 ban hành kèm Quyết định 878/QĐ-BYT, những đối tượng phải cách ly tập trung bao gồm:
- Người đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19 (theo thông tin của Bộ Y tế);
- Người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc COVID-19 trong trường hợp vượt khả năng tiếp nhận của cơ sở y tế;
- Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh thì Bộ Y tế tiếp tục có hướng dẫn tiếp theo.
2. Thời gian cách ly tập trung là mấy ngày?
Ở những đợt dịch trước, thời gian cách ly là 14 ngày, tuy nhiên từ ngày 05/5/2021, thời gian cách ly chính thức được kéo dài, cụ thể:
Tăng thời gian cách ly tập trung từ ít nhất 14 ngày lên ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần lần cuối với người nhiễm SARS-CoV-2.
Đồng thời, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần: vào ngày đầu, ngày thứ 14 và ngày thứ 20 trong thời gian cách ly tập trung.
3. Chi phí cách ly tập trung mỗi người là bao nhiêu?
Người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch thì sẽ có mức chi phí cách ly như sau:
Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort thì phải tự chi trả các loại chi phí sau:
- Chi phí đưa đón đến nơi cách ly.
- Chi phí xét nghiệm sàng lọc.
- Chi phí ăn, ở , sinh hoạt theo mức giá do khách sạn, resort công bố.
Trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, doanh trại quân đội, trường của quân đội cùng các cơ sở khác do Nhà nước bố trí:
- Tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày cho cơ sở cách ly y tế tập trung, các khoản khác do ngân sách chi trả.
Trong trường hợp người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì được ngân sách hỗ trợ các loại chi phí, bao gồm cả tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.
4. Từ chối, trốn cách ly tập trung bị phạt thế nào?
Việc cách ly tập trung là điều cần thiết giúp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, nếu từ chối, trốn cách ly hoặc từ chối cưỡng chế cách ly y tế có thể bị phạt tiền tiền từ 15 đến 20 triệu đồng và chi trả chi phí khắc phục.
Những trường hợp làm lây lan Covid-19 ra cộng đồng có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Do đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức và thực hiện cách ly y tế tập trung khi là đối tượng cách ly theo quy định của Bộ Y tế.
5. Cần chuẩn tư trang đi cách ly tập trung bao gồm?
Khi là đối tượng cần thực hiện cách ly y tế tập trung, chúng ta cần tuân thủ những quy định trong khu cách ly để tránh lây nhiễm chéo. Tại khu cách ly, bạn sẽ được cung cấp các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, nước ống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay và vật dụng cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một số tư trang đi cách ly tập trung khác dưới đây khi đi cách ly tập trung. Đó là:
Đồ vệ sinh cá nhân: Hãy chuẩn bị mang theo đồ cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng, khăn mặt, nước súc miệng, dụng cụ cắt móng tay, tăm, xà phòng giặt, nước gội đầu, sữa tắm. Đặc biệt với những người nhạy cảm thì khi sử dụng đồ được phát có thể không hợp thì khi đó mình có thể sử dụng đồ mang theo.
Dụng cụ ăn uống như dao gọt trái cây, thìa, dĩa, đũa, cốc uống nước… Bởi những đồ dùng trong khu cách ly thường bằng nhựa nên rất khó chịu.
Đồ ăn nhẹ: Người bị cách ly sẽ được ăn 3 bữa, sẽ có những bữa ăn không hợp khiến bạn khó nuốt. Lúc này, chị em nên mang theo bánh kẹo, mì gói, hoa quả, đồ hộp, bột ngũ cốc, sữa, trà…
Đồ dùng giải trí: Thời gian cách ly là 21 ngày, bạn nên mang theo sách, truyện, pin, sạc dự phòng và máy tính (nếu muốn làm việc) để giải trí và liên lạc với gia đình. Đối với trường hợp cách ly là trẻ nhỏ, cha mẹ nên chuẩn bị quần áo cho con đầy đủ. Mẹ nên chuẩn bị thêm bỉm, sữa, nhiệt kế, thuốc hạ sốt, bình uống nước, khăn, truyện, đồ chơi, sách mà bé yêu thích.
Quần áo: Hãy lựa chọn quần áo gọn nhẹ, dễ giặt, hay sử dụng đồ lót dùng 1 lần đủ dùng trong 2-3 tuần để đỡ phải giặt dũ. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo đôi dép lê và nếu cần hãy mang thêm đôi giày thể thao để hàng ngày luyện tập.
Một chiếc quạt cầm tay: Trong khu cách ly không phải nơi nào cũng có máy lạnh, chưa kể nếu nằm ngủ ở giường dưới thì quạt trần không thể làm mát đến bạn được. Do đó, hãy chuẩn bị một chiếc quạt cầm tay mini để quạt khi trời nóng nhé. Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể chuẩn bị thêm đồ chăm sóc da, hoặc thêm 1 2 hộp khẩu trang y tế sử dụng khi cần thiết.
Cuối cùng, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần rằng “không có chăn ấm, nệm êm” như ở nhà. Không thể khiêng nguyên tấm nệm vào khu cách ly, nhưng bạn có thể chuẩn bị một vài vật dụng như chiếc gối êm ái để nâng đỡ phần đầu, vai ở tư thế tốt nhất.
Chẳng hạn như gối Doona L’Amore Gel Cool, được làm từ chất liệu Memory Foam cao cấp, gối có khả năng cố định và nâng đỡ phần đầu và cổ của bạn. Hiện tượng đau vai gáy, thoái hóa cột sống sẽ được giảm đáng kể. Giờ đây, dù cho xoay chuyển nhiều tư thế, bạn cũng sẽ luôn cảm nhận được sự êm ái và mềm mại mà gối mang lại.
Bên cạnh khả năng nâng đỡ tối đa vùng đầu và cổ, gối Doona L’Amore Gel Cool còn được trang bị một lớp Gel Silicone có khả năng massage thư giãn. Cơ thể bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy sự thoải mái mỗi khi dựa đầu vào gối.
Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/goi-foam-doona-l-amore-gel-cool.html
Khi đã có một chiếc gối êm ái, bạn nên sử dụng miếng chăn mỏng để lót ở bên dưới, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Hãy chuẩn bị tấm che mặt, nút bịt tai chống tiếng ồn… để có thể ngủ ngon trong khu cách ly.
6. Chuẩn bị tinh thần lạc quan
Khi trở thành đối tượng cách ly y tế, chúng tôi hiểu rằng sẽ có những cảm xúc và phản ứng có thể đến với bạn:
- Lo lắng chuyện học hành, công việc bị gián đoạn và tình trạng sức khỏe của mình;
- Sợ hãi, lo lắng cho những người mình đã từng tiếp xúc bị nhiễm bệnh, cảm thấy ăn năn, có lỗi;
- Cảm thấy buồn chán, thất vọng, buồn rầu, tức giận, kích động và cơ thể đau nhức;
- Cảm thấy bực tức, lo lắng khi sự tự do của bạn bị hạn chế hoặc muốn đổ lỗi cho ai đó;
- Tưởng tượng ra viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra với chính mình khiến bạn bồn chồn và sợ hãi;
- Cảm giác cô đơn và tách biệt do bị hạn chế tương tác trực tiếp với người khác;
Nhưng… Hãy yên tâm vì:
Đây là phản ứng bình thường trong giai đoạn này, và có thể xảy ra với bất kỳ ai khi phải ở trong khu cách ly hoặc bị cách ly xã hội. Điều quan trọng nhất lúc này là bạn cần làm theo những yêu cầu hoặc hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế và quy định của nơi cách ly bạn đang ở để an toàn cho bạn và cho cả cộng đồng.
- Dậy sớm và ăn sáng đầy đủ;
- Tập các bài thể dục vui nhộn;
- Tìm đọc thứ gì đó thú vị, hài hước;
- Giao tiếp với bạn bè (thông qua các kênh trực tuyến bạn thường dùng);
- Chuyển lời động viên tích cực đến những người bạn cũng đang cảm thấy cô đơn;
- Tham gia các lớp học trực tuyến;
- Hoàn thành bài tập đúng hạn;
- Không bỏ bữa trưa và bữa tối;
- Tìm cách để tự bày tỏ suy nghĩ và cảm nhận của mình về thời gian này (như viết nhật ký hoặc vẽ);
- Sáng tác một số tác phẩm nghệ thuật, văn chương mà bạn yêu thích;
- Thử các bài tập thư giãn trước khi đi ngủ như yoga, thiền;
- Đi ngủ sớm hơn thường lệ.
Một tư trang đi cách ly tập trung đầy đủ và một tinh thần thoải mái chính là cách tốt nhất để bạn vượt qua 21 ngày đáng nhớ này. Vua Nệm chúc bạn luôn mạnh khỏe!
Tài liệu tham khảo: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/go-roi-phap-ly-phat-sinh-do-covid-19/35953/06-dieu-can-biet-ve-viec-cach-ly-tap-trung