Sức khỏe giấc ngủ

Tư thế ngủ cho người cao huyết áp như thế nào là đúng?

CẬP NHẬT 10/09/2022 | BỞI Tôn Vân

Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ và các bệnh tim mạch. Theo thống kê của CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ thì tỷ lệ người có nguy cơ bị tăng huyết áp lên tới 30%. Trong đó, ngoài yếu tố di truyền thì chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh khiến cho số người mắc bệnh ngày càng nhiều.

Phần lớn bệnh nhân khi tăng huyết áp sẽ bị mắc chứng mất ngủ do nằm ngủ sai tư thế. Vậy tư thế ngủ cho người cao huyết áp như thế nào là đúng? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé. 

Tư thế ngủ cho người cao huyết áp
Tư thế ngủ cho người cao huyết áp như thế nào là đúng?

1. Bệnh cao huyết áp là gì

Cao huyết áp là một bệnh lý mãn tính, nó xảy ra khi áp lực của máu đột ngột tăng cao tác động lớn lên thành động mạch. Chính vì vậy cao huyết áp làm tăng gánh nặng cho tim, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến tim như: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim…

Căn bệnh này được chia thành bốn loại, bao gồm:

  • Cao huyết áp vô căn: Đây là trường hợp phát bệnh không rõ nguyên nhân cụ thể, nhưng nó chiếm đến 90% các trường hợp cao huyết áp. 
  • Cao tăng huyết áp tâm thu: Cao huyết áp tâm thu là huyết áp đạt mức tối đa. Trị số huyết áp tâm thu (tối đa) là ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương (tối thiểu) là < 90 mmHg. Cao tăng huyết áp tâm thu là dạng tăng huyết áp thường xuyên xảy ra ở người cao tuổi.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Trong trường hợp này tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh lý khác. Người bệnh có thể bị tăng huyết áp nếu đang mắc một trong các bệnh liên quan đến: thận, động mạch, bệnh van tim, bệnh nội tiết. 
  • Tăng huyết áp khi mang thai: Triệu chứng này bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật, nguy cơ tim mạch cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai.
Cao huyết áp
Cao huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến tim

Bệnh cao huyết áp trong thời gian dài gây sức ép nhiều hơn đến các mô, khiến cho mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

2. Giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến huyết áp?

Có mối liên hệ rõ ràng giữa tư thế ngủthời gian ngủ của một người có nguy cơ bị tăng huyết áp. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn 20% so với người ngủ đủ 6-8 tiếng. 

Ở một nghiên cứu khác, sau khi theo dõi huyết áp của 270 bệnh nhân bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng oxy chảy qua cơ thể bị giảm đi rất nhiều, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.

cao huyết áp ngủ tư thế nào
Thiếu ngủ có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn 20% so với những người ngủ đủ giấc

Nếu bị tăng huyết áp kháng thuốc, tỷ lệ người bệnh có nguy cơ mắc một trong các chứng rối loạn giấc ngủ lên tới > 60%. Tuy nhiên, bằng các phương pháp điều trị tiên tiến hiện nay chữa chứng ngưng thở khi ngủ và hành vi nhận thức chứng mất ngủ thì người bệnh đã có thể cải thiện được đáng kể tình trạng cao huyết áp.

Điều quan trọng là mọi người cần có nhận thức đúng đắn về ảnh hưởng của giấc ngủ đối với huyết áp nói riêng và với sức khỏe nói chung. 

3. Tư thế ngủ cho người cao huyết áp

Nếu bạn bị tăng huyết áp thì dưới đây là 1 số lời khuyên giúp bạn ngủ ngon hơn. 

Nằm nghiêng bên trái, duỗi thẳng lưng: Đây là tư thế ngủ cho người cao huyết áp rất phổ biến vì tư thế này giúp giảm áp lực lên các mạch máu đang lưu thông. Bên cạnh đó, nằm nghiêng và lưng duỗi thẳng có thể giúp giảm chứng ngưng thở khi ngủ, đồng thời giảm đau cổ và lưng.

Nằm nghiêng bên phải: Nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ cho người bị cao huyết áp liên quan tới các bệnh về tim mạch. Bởi ở tư thế này nhịp tim được giữ ổn định, giải phóng chất thải trong vỏ não, tủy sống, hệ thần kinh, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về thoái hóa thần kinh khác. Thế nhưng, đối với phụ nữ mang thai giai đoạn cuối thì không nên nằm ngủ tư thế này vì nó làm gia tăng nguy cơ sảy thai. 

tư thế ngủ tốt cho người cao huyết áp
Nằm nghiêng bên phải là tư thế ngủ cho người bị cao huyết áp liên quan tới các bệnh về tim mạch

Nằm sấp trong thời gian ngắn: Nằm sấp được cho là một tư thế ngủ cho người cao huyết áp hiệu quả. Theo nghiên cứu được tiến hành bởi đội ngũ chuyên gia thuộc Đại học Y khoa Ehime, Nhật Bản, huyết áp có thể giảm hơn 15mmHg khi bạn thay đổi từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm sấp. Tuy nhiên nằm sấp không tốt cho hô hấp nên bạn không nên nằm ngủ với tư thế này lâu. 

Nằm ngửa với gối đầu cao vừa phải: Nằm gối quá cao hay quá thấp đều gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng, người bị mắc chứng tăng huyết áp nên nằm ngửa với chiếc gối nửa đầu cao vừa phải, chừng 15cm. Tuy nhiên nằm ngửa sẽ tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ nên nếu cảm thấy khó chịu bạn có thể đổi sang tư thế khác. 

Có thể thấy, trong các tư thế ngủ cho người cao huyết áp thì các tư thế nằm nghiêng là tư thế tốt nhất. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên là người bệnh cao huyết áp nên thay đổi tư thế ngủ 2-3 lần trong 1 đêm, không nên nằm lâu ở một tư thế. Và hãy chọn tư thế khiến bạn thấy thoải mái nhất. 

tư thế ngủ thế nào nếu cao huyết áp
Người bị cao huyết áp không nên nằm quá lâu ở một tư thế

Bên cạnh việc điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp, bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau để có giấc ngủ ngon hơn.

  • Tránh hoạt động mạnh trước khi ngủ
  • Giữ tinh thần thư giãn trước khi đi ngủ, nếu bạn căng thẳng thì bệnh sẽ trầm trọng hơn
  • Đảm bảo phòng ngủ luôn yên tĩnh và thoáng mát
  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày để có chu kỳ giấc ngủ khoa học
  • Không ngủ trưa quá nhiều vì ban đêm bạn sẽ mất giấc. Một giấc ngủ trưa ngắn chỉ cần tối đa 30 phút là đủ. 
  • Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu, bia và thuốc lá.

4. Những tư thế hoạt động người cao huyết áp nên tránh

Bệnh nhân cao huyết áp cần tuyệt đối tránh những việc như sau:

Không ngoái đầu một cách đột ngột: Do các mạch máu ở cổ và động mạch hẹp vốn đã bị chèn ép do bệnh, cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích đột ngột sẽ khiến cho mạch máu tăng cao, máu lưu thông chậm gây nên thiếu máu cục bộ, thiếu oxy lên não khiến cho người bệnh bị choáng váng, chóng mặt. 

Tránh ngửa cổ quá sâu về phía sau: Mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, khi ngửa cổ ra phía sau quá sâu, phần xương sẽ hạn chế lượng máu đưa lên não, khiến người bệnh thiếu máu não, chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Tránh đột ngột cúi xuống hoặc đột ngột đứng lên: Khi thay đổi tư thế đứng ngồi đột ngột máu sẽ ngay lập tức dồn lên đầu khiến các mạch máu chịu tải trọng lớn, nếu nhẹ chỉ gây choáng váng, xây xẩm, nặng sẽ có nguy cơ đứt mạch máu não.

ngủ thế nào là đúng cho người cao huyết áp
Đột ngột thay đổi tư thế sẽ gây choáng

Ngoài ra lời khuyên cho người bị cao huyết áp là tuân thủ tuyệt đối chỉ định theo điều trị của bác sĩ. Người bệnh nên ăn nhạt, giảm lượng muối, ăn nhiều rau, trái cây và tham gia các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh.

5. Chế độ dinh dưỡng cho người tăng huyết áp

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Theo đó, có 7 loại thực phẩm tốt nhất cho người cao huyết áp bao gồm:

Các loại rau lá xanh đậm: Các loại rau lá xanh đậm đặc biệt hữu ích đối với những người bị huyết áp cao. Bởi trong rau lá xanh chứa magie, có thể giúp giảm huyết áp bằng cách tăng sản xuất oxit nitric, làm giãn mạch máu. 

Cá giàu omega-3: Trong cá biển có chứa axit béo omega-3, đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch. Người bệnh nếu tiêu thụ cá 3 lần một tuần có thể giúp giảm huyết áp

Cá hồi
Cá hồi là thực phẩm giúp giảm huyết áp

Các chế phẩm từ sữa: Sữa và sữa chua rất giàu protein, canxi và kali giúp giảm huyết áp và kiểm soát mức huyết áp

Quả bơ: Bơ là một loại trái cây kỳ diệu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch. Trong quả bơ rất giàu kali, kali có tác dụng làm giãn các mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. 

Tỏi: Tỏi được ví như là một loại thuốc tự nhiên để điều trị nhiều loại bệnh. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu và đánh giá từ Experimental and Therapeutic Medicine đã chỉ ra rằng tỏi có hiệu quả trong việc hạ huyết áp và tốt cho tim mạch.

Tỏi
Tỏi có hiệu quả trong việc hạ huyết áp và tốt cho tim mạch

Chuối: Thực phẩm giàu kali như chuối cần được thêm vào chế độ ăn uống của những người bị cao huyết áp. Như đã đề cập trước đó, kali có thể giúp ích đáng kể cho những người bị tăng huyết áp hoặc có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

 

 

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân