Chuyện quanh ta

Toxic là gì? Những biểu hiện thường gặp ở một người Toxic

CẬP NHẬT 01/03/2023 | BỞI Ngọc Hân

Toxic là gì? Biểu hiện nào thường gặp ở một người Toxic? Dù cực kỳ phổ biến trong những năm gần đây nhưng thuật ngữ “Toxic” không phải ai cũng có thể hiểu rõ. Vì thế trong bài viết sau, Vua Nệm sẽ giải mã chi tiết nhất về khái niệm cũng như những biểu hiện của cụm từ này.

1. Toxic là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy đi tìm hiểu khái niệm Toxic là gì. “Toxic”, một tính từ tiếng Anh, mang nghĩa đen là “độc hại”, “có hại” hay “chất độc”. Về nghĩa bóng, nó còn ám chỉ những điều đem đến ảnh hưởng tiêu cực cho người khác.

toxic nghĩa là gì
Thuật ngữ “Toxic” ám chỉ những điều độc hại, tiêu cực

Thực chất, “Toxic” được mượn trong từ “Toxicum” theo tiếng Latinh cổ và từ Hy Lạp “Toxikon pharmakon” với ý nghĩa chất độc trên đầu mũi tên của các chiến binh giúp tiêu diệt kẻ thù.  Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả con người, sự vật, sự kiện, tình huống,… trong xã hội và được nhiều bạn trẻ ưa chuộng.

2. Toxic Friend là gì?

Sau khi đã giải nghĩa thuật ngữ Toxic là gì thì ý nghĩa của cụm từ Toxic Friend cũng phần nào được sáng tỏ. Nói một cách dễ hiểu, Toxic Friend ám chỉ những người bạn xấu, bạn độc hại mà bạn không nên kết thân hay duy trì quan hệ lâu dài. Họ thích tiêm nhiễm những điều xấu xa, tiêu cực vào đầu bạn và sẵn sàng làm tổn thương bạn để đạt được mục đích.

Một Toxic Friend có thể được nhận biết qua một số biểu hiện sau:

  • Luôn tiêu cực trước mọi vấn đề trong cuộc sống.
  • Thích nhận lại nhưng không muốn cho đi.
  • Luôn tỏ ra đố kỵ và tìm cách cạnh tranh với bạn.
  • Muốn điều khiển người khác theo ý mình.
  • Thường xuyên đưa ra lời chỉ trích, phán xét nhằm hạ bệ hoặc làm tổn thương đối phương.
toxic friend là gì
Toxic Friend luôn tìm cách để hạ bệ người khác

3. Thế nào là người Toxic trong game?

Trong game cũng có khái niệm gọi là Toxic, lúc này ám chỉ đến những người chơi có thái độ tiêu cực, thiếu văn minh, có xu hướng làm quá lên khi đồng đội của mình xảy ra sơ suất nhỏ. Điều này gây ra sự khó chịu cũng như ảnh hưởng đến trải nghiệm của những người chơi khác.

Một số biểu hiện thường thấy ở những người có thái độ Toxic trong game là:

  • Liên tục chửi thề trong suốt quá trình chơi: Đây là biểu hiện đầu tiên thể hiện ứng xử thiếu văn hóa của game thủ. Đặc biệt, những người chơi có hành vi chửi bới liên tục từ đầu đến cuối trận sẽ gây ra cảm giác bực bội, khó chịu cho những người chơi khác.
  • Phá game: Vì một lý do nào đó mà những người chơi Toxic thường sẽ tìm cách phá game, gây rối hay chọc tức mọi người. Một số hành vi thường gặp nhất là cố tình chết hay cướp vị trí, tài nguyên của đồng đội,…
  • Hay cằn nhằn, than vãn: Tương tự như chửi thề, tuy không có ý xúc phạm nhưng việc than vãn, cằn nhằn cũng tác động không nhỏ đến tâm lý cũng như sự tập trung của những người chơi khác.
  • Tức giận, đập phá đồ đạc khi chơi thua: Một số game thủ cực kỳ coi trọng việc thắng thua. Vì thế khi kết quả không được như ý muốn, họ thường có xu hướng nóng nảy, tức giận, đập phá đồ đạc,…

4. Biểu hiện thường gặp của người Toxic là gì?

Vậy những biểu hiện thường gặp ở một người Toxic là gì? Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể dễ dàng nhận biết nhất!

4.1. Luôn có cái nhìn tiêu cực về mọi thứ

Người Toxic luôn tiêu cực hóa mọi vấn đề. Vì thế, họ không ngừng đem đến những rắc rối, khó chịu cho người khác.

4.2. Không thừa nhận lỗi lầm của bản thân

Dù có làm sai hay không thì những người Toxic vẫn thường không bao giờ thừa nhận lỗi sai của mình. Họ sẽ biện minh bằng mọi lý do, thậm chí là đổ lỗi cho người khác.

quan hệ toxic là gì
Người Toxic rất ít khi nhìn thấy được lỗi sai của bản thân

4.3. Đố kỵ, ganh tỵ khi người khác thành công hơn mình

Người Toxic thường ít có sự bao dung, ngược lại họ dễ dàng để nảy sinh lòng đố kỵ. Khi thấy có một người nào đó thành công, may mắn hơn mình thì thay vì chúc mừng, họ sẽ tìm cách hạ bệ người đó.

4.4. Khó kiểm soát được cảm xúc

Thông thường, người có dấu hiệu Toxic sẽ rất khó khăn để kiểm soát cảm xúc của mình. Khi một chuyện gì đó không vừa ý, họ sẽ trở nên cáu gắt và không còn suy nghĩ thấu đáo.

4.5. Hay phán xét người khác

Có thể người Toxic không biết thực hư câu chuyện như thế nào, chưa từng tiếp xúc lâu dài để hiểu một ai đó nhưng đã buông ra lời phán xét, quy chụp.

người toxic là gì
Biểu hiện rõ nhất là thích phán xét người khác khi chưa hiểu hết về họ

4.6. Không biết cách lắng nghe

Nếu bạn vẫn thắc mắc về biểu hiện của Toxic là gì thì hãy chú ý đến những người thích đánh giá, nhận xét vấn đề một cách bộp chộp. Họ thường không có tầm nhìn xa hay thấu đáo về người khác, hay nói đúng hơn, họ chưa rèn luyện cho mình khả năng lắng nghe, thấu hiểu.

4.7. Luôn nghĩ mình là nạn nhân

Vì không có cái nhìn khách quan, hay đổ lỗi, quy chụp nên người Toxic luôn nghĩ mình là nạn nhân, không bao giờ nhận lỗi sai về mình. Họ luôn tỏ ra mình đáng thương và đang bị làm tổn thương.

4.8. Làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích

Những người Toxic thường không cố gắng, chăm chỉ mà chỉ muốn đạt được mục đích càng nhanh càng tốt. Vì thế, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả gian lận, chiêu trò hay thậm chí bất chấp đạo đức và pháp luật.

mqh toxic là gì
Họ sẵn sàng làm mọi cách chỉ để đạt được mục đích

5. Phương pháp loại bỏ Toxic bạn cần biết

Sau khi tìm hiểu Toxic là gì cũng như những biểu hiện của Toxic, bạn đọc hẳn cũng sẽ quan tâm đến việc làm sao để loại bỏ hình thái tiêu cực này trước khi nó ngày càng xâm chiếm con người bạn. Cụ thể, bạn có thể cân nhắc những phương pháp sau:

5.1. Tìm gặp bác sĩ tâm lý

Toxic cũng được xem là một vấn đề tâm lý, vì thể để loại bỏ thì bạn cần tìm đến những bác sĩ chuyên khoa tâm lý. Lúc này, bạn sẽ được chia sẻ những cảm xúc thật của mình, được các bác sĩ lắng nghe, giải thích về trạng thái Toxic là gì và đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

người toxic nghĩa là gì
Nhận được sự tư vấn của bác sĩ tâm lý

5.2. Tập suy nghĩ và lắng nghe nhiều hơn

Thay vì để người khác phải lắng nghe, thấu hiểu mình thì bạn hãy tập tiếp thu ý kiến từ người xung quanh nhiều hơn. Từ đó, bạn sẽ nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, cải thiện những mối quan hệ của mình.

5.3. Luyện tập thể dục thể thao

Thể dục thể thao là phương pháp tốt nhất để điều trị tâm lý. Bạn có thể ngồi thiền hoặc tập yoga để cơ thể được thư giãn, đầu óc được loại bỏ đi những điều tiêu cực.

5.4. Nhìn nhận vấn đề tích cực hơn

Một người trở nên Toxic vì họ luôn có những chấp niệm tiêu cực trong đầu. Do đó để cải thiện điều này, bạn hãy thử thả lỏng tâm hồn để nhìn nhận mọi việc tích cực hơn. Nếu việc đó quá khó khăn, hãy cố gạt bỏ khỏi tâm trí để không phải suy nghĩ đến nữa.

toxic có nghĩa là gì
Khi nhìn nhận tích cực, bạn sẽ thấy mọi thứ “dễ thở” hơn

5.5. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Song song với việc thể dục thể thao, bạn cũng cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt của mình sao cho điều độ. Điều này sẽ giúp thần kinh của bạn trở nên thoải mái hơn, tâm trạng từ đó cũng có nhiều khởi sắc.

6. Những thuật ngữ liên quan tới Toxic

Ngoài những khái niệm liên quan đến Toxic là gì, ngày nay chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp một số thuật ngữ khác đi kèm với Toxic. Dưới đây là một vài cụm từ phổ biến:

  • Toxic Relationship: Hay còn gọi là mối quan hệ Toxic, trong đó một người cố ý dùng những hành động, lời nói để làm tổn thương người kia. Vì thế, đối phương sẽ cảm thấy bị tổn thương, đau khổ, tiêu cực. 
  • Nói chuyện Toxic: Ám chỉ cuộc trò chuyện trong đó một hoặc một số người cố ý gieo rắc vào đầu đối phương những suy nghĩ tiêu cực hay làm tổn thương đến họ. 
  • Toxic gamer/player: Chỉ những game thủ có thái độ thiếu văn minh, thường xuyên la mắng, quát tháo, chửi thề,… thậm chí là đập phá đồ đạc. 
  • Toxic Fandom: Chỉ một nhóm người hâm mộ thần tượng đến mù quáng, thậm chí là hành động quá khích, buộc thần tượng phải thực hiện theo ý họ. 

>> Xem thêm: 

Trên đây là giải thích thuật ngữ Toxic là gì cũng như làm rõ những biểu hiện thường gặp nhất ở những người có tính Toxic cao. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng rằng bạn sẽ thức tỉnh bản thân hay ý thức tránh được những mối quan hệ độc hại nhé!

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân