Quý nam là gì? Khi nào ghi quý nam trên thiệp cưới Cách ghi thiệp cưới đúng chuẩn

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Quý nam là cụm từ thường xuất hiện trong các thiệp cưới. Vậy bạn đã hiểu quý nam là gì và nên sử dụng cụm từ này khi nào? Ở bài viết này, bạn hãy cùng Vua Nệm đi tìm câu trả lời thỏa đáng nhé!

1. Quý nam là gì?

Quý nam là cụm từ Hán Việt được ghép bởi hai từ quý (quý báu) và nam (con trai) thường được dùng để chỉ những gia đình chỉ có một con trai duy nhất (cho dù là con trưởng, con thứ, con út hay con trai độc nhất).

Tương tự như quý nam ta có quý nữ (người con gái duy nhất trong gia đình) hay quý tử (người con duy nhất).

quý nam là gì
Quý nam thường được sử dụng chủ yếu trong thiệp cưới

2. Quý nam được sử dụng khi nào?

Thông thường quý nam được sử dụng để miêu tả chức danh của chú rể trong thiệp cưới gửi cho người thân, họ hàng, bạn bè nhằm thể hiện sự long trọng, chỉn chu. Như đã phân tích ở trên, chú rể sẽ được ghi chức danh quý nam khi gia đình phía nhà trai có nhiều con nhưng chỉ có duy nhất chú rể là con trai.

quý nam sử dụng khi nào
​​Quý nam được sử dụng ở trên thiệp cưới khi chú rể là người con trai duy nhất ở trong gia đình

3. Mách bạn cách ghi thiệp cưới chuẩn xác

Bên cạnh việc tìm hiểu về danh xưng quý nam, bạn cũng cần nắm rõ các nguyên tắc, chú ý khi khi thông tin hai bên nhà trai, nhà gái trong thiệp cưới. Mời bạn tham khảo một vài thông tin sau:

3.1. Cách ghi thông tin phụ huynh hai bên

Thông tin về bố mẹ của cô dâu, chú rể tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhất là trường hợp gia đình cô dâu, chú rể có bố hoặc mẹ đã mất hoặc gia đình theo Đạo. Lúc này, thiệp cưới sẽ có vài thay đổi nhất định so với chuẩn chung như:

  • Đối với gia đình cô dâu, chú rể có người thân không còn sống thì có hai lựa chọn, một là để trống hai là ghi tên trên thiệp với ghi chú “đã mất”. Để chắc chắn, bạn có thể tham khảo ý kiến phụ huynh hoặc các bác, các chú trong dòng họ nhé.
  • Đối với gia đình theo Đạo: Tên Thánh của bố mẹ sẽ được ghi trước họ tên hai phụ huynh. Ví dụ: Marie Nguyễn Thị Lan.

3.2. Cách ghi tên của cô dâu, chú rể

Cách ghi tên hai nhân vật chính lên thiệp cưới cũng rất đơn giản. Cụ thể như:

  • Cô dâu là con một trong nhà thì ghi là quý nữ hoặc ái nữ, tương tự là quý nam với
  • Trường hợp là con trưởng thì ghi trưởng nam, trưởng nữ. 
  • Trường hợp là con thứ thì ghi lần lượt là thứ và thứ nữ.
  • Trường hợp là con út thì có thể ghi út nam, út nữ.
  • Trường hợp gia đình theo Đạo thì cần ghi tên thành của cả cô dâu và chú rể theo chuẩn tương tự tên của bố mẹ đã nêu trên.
hướng dẫn cách ghi thiệp cưới
Mỗi cặp đôi sẽ có ý tưởng thiệp cưới khác nhau nhưng phải đảm bảo các yếu tố cơ bản theo một quy chuẩn chung.

>>>Đừng bỏ lỡ: Tìm hiểu 5 nghi lễ trong đám cưới truyền thống tại Việt Nam

3.3. Cách ghi thông tin lễ cưới chính xác

Thiệp cưới có hai phần là thông tin về lễ cưới và tiệc cưới, do đó thông tin in trên thiệp cũng phải rõ ràng để tránh hiểu lầm. Thiệp cưới hiện nay thường ghi rõ ràng thông tin cụ thể về lễ cưới như: Lễ Vu quy, Lễ Tân hôn, Lễ Thành hôn và Lễ Báo hỷ. Mỗi kiểu lễ sẽ thực hiện những nghi lễ mang ý nghĩa khác nhau. Để tránh thất lễ, bạn cần căn cứ vào tính chất của buổi lễ để diễn đạt cho đúng.

3.3.1. Lễ Vu quy

Lễ Vu quy được tổ chức tại nhà gái với mục đích chiêu đãi toàn bộ gia đình, họ hàng, bạn bè của cô dâu và bố mẹ. Đây cũng được xem là buổi lễ thông báo cô dâu sẽ chính thức về nhà chồng để bắt đầu một cuộc sống mới. 

Tại buổi lễ Vu quy, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái, làm lễ lên đèn, bái lạy ông bà, cha mẹ, họ hàng.

​​Lễ Vu quy là đám cưới được tổ chức ở bên nhà gái
​​Lễ Vu quy là đám cưới được tổ chức ở bên nhà gái

3.3.2. Lễ Tân hôn

Buổi lễ Tân hôn được tổ chức tại nhà trai sau khi gia đình chú rể đã qua nhà gái làm Lễ Vu quy và xin rước dâu về nhà. Đại diện phía nhà gái thường khoảng 15 người thân thiết sẽ đi theo đưa nàng dâu về nhà chồng. 

3.3.3. Lễ Thành hôn

Lễ Thành hôn thường dùng để chỉ buổi tiệc cưới đãi chung quan khách của cả hai gia đình. Hiện nay, cụm từ này được sử dụng phổ biến ở miền Bắc.

3.3.4. Lễ Báo hỷ

Lễ Báo hỷ là thủ tục để cô dâu và chú rể thông báo với người thân, bạn bè, đồng nghiệp không tham gia trực tiếp hôn lễ của mình. Chẳng hạn như khi bạn đã tổ chức đám cưới truyền thống ở quê nhưng vẫn muốn tổ chức buổi gặp gỡ thân mật tại nơi cô dâu, chú rể sinh sống và làm việc thì có thể sử dụng thiệp báo hỷ thay cho thiệp đám cưới. 

3.4. Ngày giờ tổ chức buổi hôn lễ

Có thể hiểu ngày giờ cử hành hôn lễ là thời gian làm lễ rước dâu về nhà trai nhằm thông báo cho họ hàng thân thiết tới tham dự.

Với những cặp đôi theo Đạo có tổ chức thêm lễ Thánh tại nhà thờ thì trong thiệp cũng cần bổ sung thông tin về ngày giờ làm lễ và tên Thánh Đường để quan khách đến chúc phúc cho đôi uyên ương.

3.5. Thông tin tổ chức đãi tiệc

Ngày, giờ, địa điểm tổ chức tiệc là thông tin được khách mời quan tâm nhất. Tốt nhất là bạn nên ghi rõ thông tin ngày tháng theo cả lịch âm và lịch dương, thông tin nhà hàng gồm tên, địa chỉ, tên sảnh. Nếu đãi tiệc tại nhà thì cũng cần ghi địa chỉ chi tiết gồm số nhà, thôn/khu phố, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

Ngày nay rất nhiều cô dâu, chú rể đã lựa chọn thiệp cưới có in bản đồ địa điểm đãi tiệc để tiện cho việc di chuyển của quan khách. 

Mẫu thiệp cưới có in hình bản đồ hướng dẫn khách mời tới địa điểm tổ chức tiệc
Mẫu thiệp cưới có in hình bản đồ hướng dẫn khách mời tới địa điểm tổ chức tiệc

>>>Tìm hiểu thêm:

3.6. Gợi ý cách ghi tên khách mời trong thiệp cưới

Cách dùng danh xưng để mời quan khách tới tham dự tiệc cưới cũng thể hiện thái độ  của chủ tiệc. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc sử dụng từ thật khoa học, kỹ lưỡng. Đối với bạn bè, đồng nghiệp thì bạn có thể thỏa thích sáng tạo cách xưng hô sao cho sáng tạo, trẻ trung nhất. Tuy nhiên với các vị khách lớn tuổi hoặc có địa vị cao như sếp, ông, bà, chú bác, cô dì thì cần có cách xưng hô cũng cần theo chuẩn mực, lịch sự để tránh làm phật ý người lớn. Thường thì bố mẹ cô dâu, chú rể sẽ đứng ra mời họ hàng, hàng xóm.

4. Lưu ý khi ghi và gửi thiệp cưới bạn cần nắm

Chuẩn bị và gửi thiệp cưới cho khách mời là một bước không thể thiếu trong đám cưới. Để tránh những sai sót không đáng có, bạn có thể tham khảo một vài lưu ý sau:

  • Lên ý tưởng và lựa chọn thiệp cưới phù hợp với ngân sách tài chính đang có. Điều này sẽ giúp bạn nhẹ gánh hơn rất nhiều trong việc giải bài toán chi phí cho ngày trọng đại.
  • Kiểm tra thông tin thiệp mời thật kỹ trước khi in để tránh sai sót gây lãng phí.
  • Nếu bạn đã lên kế hoạch về một đám cưới được thiết kế theo Dress Code cụ thể thì bạn có thể ghi rõ thông tin vào thiệp mời màu sắc trang phục mà bạn muốn khách mời mặc khi tham gia bữa tiệc.
  • Không nên tẩy xóa thông tin đã ghi trên thiệp để thể hiện sự nghiêm túc, tôn trọng khách mời.
  • Đối với khách mời lớn tuổi, bạn có thể nhờ bố mẹ góp ý cách ghi thiệp hoặc nhờ bố mẹ gửi thiệp giùm để thể hiện thành ý.
  • Kiểm tra thông tin thiệp cưới trước khi đưa tận tay khách mời. Sẽ thật ngại ngùng nếu bạn đưa nhầm tấm thiệp ghi nhầm tên một người khách cho khách mời của mình. Do đó, hãy nhờ bố mẹ hoặc người bạn đời của mình kiểm tra lại một lần nữa trước khi gửi nhé!
​​  Những lưu ý khi ghi thiệp cưới mà cô dâu chú rể cần nắm được
​​
Những lưu ý khi ghi thiệp cưới mà cô dâu chú rể cần nắm được

Trên đây là những thông tin được Vua Nệm tổng hợp và chia sẻ đến bạn về chủ đề dùng từ khi làm thiệp cưới. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu được ý nghĩa cụm từ quý nam là gì, đồng thời hiểu thêm về các nguyên tắc, kinh nghiệm ghi nội dung trên thiệp cưới chuẩn chỉnh.

>>>Xem ngay:

1/5 - (1 lượt bình chọn)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM