Nếu bạn là mọt phim nước ngoài chính hiệu, chắc hẳn bạn sẽ một lần bắt gặp đâu đó hình ảnh tầng áp mái xuất hiện trong các phân cảnh phim. Cụ thể nói đến tầng áp mái, người ta liên tưởng ngay đến một không gian cũ kỹ, đầy bụi bặm, là nơi cất giữ những đồ đạc thừa không dùng đến.
Trên thực tế, tầng áp mái có thể là những căn phòng độc đáo nhất trong nhà nếu được cải tạo đúng cách. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vua Nệm điểm qua 9 ý tưởng thiết kế phòng ngủ trên tầng áp mái cực chất nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Bạn đã biết gì về tầng áp mái?
- 2. 9 ý tưởng thiết kế phòng ngủ trên tầng áp mái cực chất
- 2.1. Phòng ngủ áp mái kết hợp bàn làm việc
- 2.2. Phòng ngủ áp mái kết hợp phòng đọc sách
- 2.3. Phòng ngủ áp mái cho trẻ sinh đôi
- 2.4. Phòng ngủ trên tầng áp mái cao trần
- 2.5. Phòng ngủ áp mái dành cho khách
- 2.6. Phòng ngủ áp mái ấm cúng
- 2.7. Phòng ngủ áp mái phong cách Scandinavian
- 2.8. Phòng ngủ áp mái phong cách Rustic
- 2.9. Phòng ngủ áp mái phong cách industrial
- 3. Kết luận
1. Bạn đã biết gì về tầng áp mái?
Tầng áp mái là gì?
Tầng áp mái là phần không gian nằm ngay ( tìm thấy) bên dưới mái dốc của một ngôi nhà, chúng được biết đến là khoảng trống có hình dạng kỳ cục với các thanh xà lộ ra bên ngoài và các góc khó tiếp cận.
2. 9 ý tưởng thiết kế phòng ngủ trên tầng áp mái cực chất
2.1. Phòng ngủ áp mái kết hợp bàn làm việc
Mẫu phòng ngủ áp mái kết hợp bàn làm việc 1
Phòng ngủ áp mái kết hợp phòng đọc sách tạo ra không gian cách âm lý tưởng cho những tín đồ yêu thích sự yên tĩnh.
Sơn tường với tông màu ghi thư giãn, lót sàn vân giả gỗ tạo độ ấm cúng cho căn phòng. Bước cuối cùng là lấp đầy căn phòng với đồ nội thất hiện đại: một chiếc bàn làm việc đón ánh sáng từ khung cửa sổ, một dàn loa đủ để bạn chill với những bản nhạc nhẹ nhàng cuối tuần, một chiếc sofa bọc nỉ tiệp màu với kệ sách.
Mẫu phòng ngủ áp mái kết hợp bàn làm việc 2
Để làm cho căn phòng trông lớn hơn, bạn hãy sử dụng màu trắng làm tông màu chủ đạo nhấn thêm phần sàn gỗ cứng tối màu.
2.2. Phòng ngủ áp mái kết hợp phòng đọc sách
Mẫu phòng ngủ áp mái kết hợp phòng đọc sách 1
Thay vì tậu thêm một chiếc kệ sách to đùng, lỉnh kỉnh, bạn vẫn có thể ưu ái đặt những cuốn sách quý của mình lên miếng gỗ sơn trắng đóng chặt vào tường. Nếu bạn thấy tông màu trắng chủ đạo có hơi nhàm chán thì hãy thử sức với một vài mẫu giấy dán tường có họa tiết hoa văn cách điệu nhé!
Xem thêm: Tư vấn chọn mua ghế sofa mini, nâng tầm thẩm mỹ cho không gian sống
Mẫu phòng ngủ áp mái kết hợp phòng đọc sách 2
Bạn có thể tận dụng ánh sáng từ cửa sổ tầng áp mái để đọc sách, khu vực ngồi thì không cần quá cầu kỳ nhé, chỉ cần một chiếc giường đủ êm ái để bạn sẵn sàng ngả lưng khi mắt quá mỏi.
Xem thêm: Bật mí 3 combo giường nệm giá tốt cho gia đình trẻ
Mẫu phòng ngủ áp mái kết hợp phòng đọc sách 3
Lấy ý tưởng từ lối sống tối giản của người Nhật, một chiếc nệm đặt thẳng lên sàn cùng kệ sách được cắt khít với khoảng nghiêng tầng áp mái sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn hơn.
Mẫu phòng ngủ áp mái kết hợp phòng đọc sách 4
2.3. Phòng ngủ áp mái cho trẻ sinh đôi
Mẫu phòng ngủ áp mái cho trẻ sinh đôi 1
Để tăng sự ấm cúng cho phòng ngủ của bé, bạn có thể dùng gỗ làm chất liệu chính cho các nội thất trong phòng, từ chiếc giường tầng với thiết kế độc đáo đến chiếc bàn học được mài bo tròn với phần mái áp. Túp lều được dựng ngay góc phòng sẽ là điểm nhấn đầy phá cách.
Mẫu phòng ngủ áp mái cho trẻ sinh đôi 2
Phong cách bố trí giường ngủ song song có lẽ quá quen thuộc với gia đình đông con trẻ. Mẫu thiết kế phòng ngủ có hơi hướng vintage này khá thân thiện với môi trường khi sử dụng phần lớn là đồ nội thất đến từ chất liệu tre nứa: một chiếc ghế đẩu đặt giữa có thể lắc lư khi bé ngồi đọc sách, một chiếc chậu cây bằng nứa góp phần thanh lọc bầu không khí.
Mẫu phòng ngủ áp mái cho trẻ sinh đôi 3
Bạn nghĩ sắc vàng đến từ bộ chăn ga gối liệu đã đủ sưởi ấm cho căn phòng của bé chưa nào?
Mẫu phòng ngủ áp mái cho trẻ sinh đôi 4
Không phải tầng áp mái nào cũng rộng. Tuy vậy, không gian nhỏ không phải là ranh giới cho một bộ óc sáng tạo. Đừng quên! Chìa khóa để làm một căn phòng trông lớn hơn nằm ở sự phối hợp các màu sắc với nhau.
Ở đây, màu trắng được sử dụng để sơn tường và trần nhà. Một số đồ nội thất cũng mang màu trắng, chẳng hạn như tủ đầu giường và bộ ga gối. Cuối cùng, để tạo chiều sâu cho căn phòng, hãy sử dụng màu xanh cho chiếc rèm cửa nhỏ nhắn nhé!
2.4. Phòng ngủ trên tầng áp mái cao trần
Mẫu phòng ngủ áp mái cao trần 1
Một điều đáng chú ý từ ý tưởng này là trần nhà khá dốc. Sự xuất hiện của thanh dầm lớn giúp kết nối được các mảng trần nhà với nhau, trong khí đó, giá đỡ và khung cửa sổ cũng tạo nên một tổng thể mới lạ.
Mẫu phòng ngủ áp mái cao trần 2
Ngược lại, mẫu phòng áp mái cao trần này lại không được thiết kế quá dốc mà có những khu góc cạnh cần thiết để mở rộng không gian ngủ theo bề ngang. Đặc biệt, việc cố ý để lộ các chi tiết kiến trúc, cụ thể là các thanh dầm bắt chéo mang lại cảm giác về một không gian rộng lớn, tạo sự thú vị về mặt thị giác.
Mẫu phòng ngủ áp mái cao trần 3
Giường ngủ thiết kế với đầu giường thấp phần nào gia tăng khoảng cách từ trần nhà đến tường, giúp phòng trở nên thoáng đãng hơn. (kéo dài mảng tường áp mái thêm rộng.) Chưa kể, khu vực ban công được ngăn cách bằng tấm kính trong suốt sẽ là nơi lý tưởng để bạn thưởng thức bầu không khí về đêm tuyệt vời.
2.5. Phòng ngủ áp mái dành cho khách
Mẫu phòng ngủ áp mái dành cho khách 1
Phòng ngủ lớn dành cho khách trên tầng áp mái được thiết kế với nội thất đơn giản cùng tông màu nhẹ nhàng.
Mẫu phòng ngủ áp mái dành cho khách 2
Nếu tầng áp mái của bạn đủ rộng rãi, hãy cân nhắc kê một hoặc hai chiếc giường đôi, thậm chí là thiết kế nhà vệ sinh riêng để tiện cho khách sử dụng.
Tham khảo một số mẫu giường đôi đẹp tại đây
2.6. Phòng ngủ áp mái ấm cúng
Mẫu phòng ngủ áp mái ấm cúng 1
Một phòng ngủ về cơ bản phải toát lên vẻ ấm cúng và gần gũi. Nhưng nhược điểm của việc có phòng ngủ trên tầng áp mái đó là nhận được phần ánh sáng khá yếu. Điều gì có thể tốt hơn là thắp sáng phòng ngủ của bạn bằng cách sử dụng đèn vàng phát sáng?
Mẫu phòng ngủ áp mái ấm cúng 2
Mẫu phòng ngủ áp mái ấm cúng 3
Việc sử dụng nhiều chất gỗ sáng màu sẽ mang lại cho căn phòng của bạn một vẻ ngoài tươi mới, sạch sẽ. Hãy giúp phòng ngủ của bạn ấm áp hơn vào mùa đông bằng cách thêm vật liệu cách nhiệt và một tấm thảm dày cho sàn nhà.
Mẫu phòng ngủ áp mái phong cách Scandinavian
Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian được nhiều người biết đến với vẻ ngoài cứng nhắc. Tuy nhiên, đằng sau sự thô kệch đó, bạn có thể tìm thấy nét đẹp nghệ thuật mà bạn không thể tìm thấy ở các phong cách khác. Vì vậy, tại sao bạn không áp dụng phong cách này cho những ý tưởng phòng ngủ trên tầng áp mái?
2.8. Phòng ngủ áp mái phong cách Rustic
Mẫu phòng ngủ áp mái phong cách Rustic
Đây là một trong những phòng ngủ tầng áp mái kỳ lạ mà bạn có thể thử sức Sử dụng chất liệu gỗ thô cho hầu hết các phần trong nội thất phòng ngủ, bạn sẽ có cảm giác như đang bước vào một thế giới hoàn toàn khác. Những thiết kế này khiến phòng ngủ áp mái này có cảm giác dễ chịu, tươi mát tự nhiên.
2.9. Phòng ngủ áp mái phong cách industrial
Mẫu phòng ngủ áp mái đa dạng phong cách
Nếu bạn thuộc tuýp người mạnh mẽ, cá tính thì mẫu phòng ngủ mang nét đẹp công nghiệp là dành cho bạn.
Để giữ đúng tinh thần industrial, người ta thường sử dụng đan xen ba chất liệu chính bao gồm: kim loại, bê tông (hoặc gạch) và gỗ. Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu của phong cách này đó là khung kim loại được trang trí ngẫu nhiên cùng các đường ống dẫn nước không che chắn.
Thoạt nhìn căn phòng tưởng chừng chỉ là không gian ngủ thông thường, nhưng nếu bạn chịu để ý, không gian phòng tắm được tích hợp một cách linh hoạt thể hiện qua những chi tiết nhỏ, từ chậu rửa đôi đến bồn tắm hiện đại pha nét cổ điển.
Đặc biệt, khu vực tắm đứng phía sau giường ngủ được ngăn cách bởi bức tường lửng kết hợp vách kín đã tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên chiếu qua khung cửa sổ mái.
Mảng tường phía sau giường ngủ thì được chia thành hai phần rõ rệt, phần tường phía bên trái sẽ là bê tông mài có màu xám sẫm, phần còn lại được trát gạch lộ thiên có khả năng chống thấm cao.
Để thiết kế mang phong cách industrial không quá thô ráp và gai góc, bạn có thể biến tấu căn phòng trở nên nhẹ nhàng hơn bằng cách thêm thắt chi tiết đèn chùm thả trần cổ điển hoặc một chiếc thảm trải sàn hình học mềm mại có khả năng liên kết hai không gian lại với nhau.
Cuối cùng một bộ chăn ga có màu trắng trơn sẽ là điểm kết
3. Kết luận
Hy vọng những ý tưởng thiết kế phòng ngủ trên tầng áp mái mà Vua Nệm chia sẻ ở trên sẽ giúp ích và mang lại cho bạn nguồn cảm hứng cho dự án thiết kế riêng của mình.