Nhựa nguyên sinh là loại nhựa được sử dụng phổ biến trong đời sống, sản xuất, chúng đã trở nên quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết nhựa nguyên sinh là gì, chúng đặc điểm ra sao, ưu nhược điểm như thế nào, được sử dụng vào mục đích gì…. Theo dõi bài viết dưới đây của Vua Nệm để hiểu rõ hơn về loại nhựa này và sử dụng đúng cách nhé.
Nội Dung Chính
1. Nhựa nguyên sinh là gì?
Nhựa nguyên sinh là gì? Đây là một loại nhựa được tạo thành nhờ quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ và khí đốt. Loại nhựa này còn được gọi là nhựa mới, nhựa thô, nhựa nguyên chất, chúng chưa từng được sử dụng hay trải qua quá trình chế biến. Nhựa nguyên sinh được đánh giá cao hơn nhựa tái chế về chất lượng và độ an toàn.
Nhựa nguyên sinh có màu trắng trong đặc trưng, độ đàn hồi cao, có tính dẻo và chịu được áp lực rất tốt. Loại nhựa này còn được ưa chuộng bởi độ tinh khiết, không chứa các tạp chất hoặc chất phụ gia có hại cho sức khỏe.
Đây cũng là lý do giải thích vì sao giá thành nhựa nguyên sinh cao hơn so với nhựa tái chế. Khi sử dụng nhựa nguyên sinh để sản xuất, có thể cho thêm các hạt màu để tạo thành màu sắc mong muốn cho sản phẩm.
2. Các loại nhựa nguyên sinh phổ biến
Để hiểu rõ nhựa nguyên sinh là gì, bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại nhựa nguyên sinh phổ biến trên thị trường hiện nay. Nhựa nguyên sinh có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc tính riêng, do đó chúng được ứng dụng để sản xuất ra các sản phẩm riêng biệt để phục vụ đời sống, sản xuất của người dân.
2.1. Nhựa nguyên sinh PE
Nhựa PE là nhựa Polyetylen, là một loại nhựa dẻo với cấu trúc tinh thể biến thiên như: LDPE, HDPE, LLDPE, mỗi loại nhựa PE sẽ được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Ứng dụng nhựa PE: sản xuất màng căng, màng bọc, màng co, bao tải, túi, nắp chai…
Ưu điểm
- Độ bền cao, phải mất đến khoảng 50 năm thì loại nhựa này mới bị hư hỏng, lão hóa
- Có tính kết nối cao, do đó các sản phẩm làm từ loại nhựa này có độ kín cao, không bị rò rỉ
- Chịu lực và chống va đập tốt
- Nhựa PE có khả năng chống ăn mòn bởi hóa chất khá tốt
- Chống nước và độ ẩm rất tốt
- Tính hàn nhiệt rất tốt
- Dù ở nhiệt độ thấp nhưng nhựa vẫn giữ được tính mềm dẻo
- Dễ gia công
- Không gây độc hại
- Giá thành rẻ so với nhiều loại nhựa nguyên sinh khác
Hạn chế
- Tính thấm O2 khá cao
- Hạn chế về khả năng ngăn mùi
- Kháng dầu mỡ khá thấp
- Nếu nung chảy ở nhiệt cao sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu
- Màng PE có màu đục và khá khó để cải thiện tình trạng này.
2.2. Hạt nhựa nguyên sinh PP
Hạt nhựa nguyên sinh PP là gì? Đây là loại nhựa được sử dụng rộng rãi hàng đầu hiện nay. Hạt nhựa PP được ứng dụng để sản xuất nhiều sản phẩm như: móc quần áo, cốc nhựa, lược, chậu nhựa, thùng rác, gáo múc nước, bao bì đựng ngũ cốc, lương thực… Đặc trưng của loại nhựa này là có độ trong suốt và độ bóng cao, do đó chúng mang lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
Ưu điểm
- Tỷ trọng khá nhẹ, có độ dẻo và bền bỉ với thời gian
- Khả năng cách điện tốt
- Không màu, không mùi, không vị
- không gây độc hại cho người dùng
- Sản phẩm tạo ra từ nhựa PP có trọng lượng nhẹ, bền bỉ
- Tính chống thấm O2, dầu mỡ và hơi nước tốt.
Hạn chế
- Dễ bị hư hỏng khi để ngoài trời trong một thời gian dài
- Nếu gặp nhiệt độ thấp dễ bị vỡ thành mảnh nhỏ
- Khi cháy sáng sẽ tạo ra ngọn lửa màu xanh nhạt, mùi khét giống mùi cao su
2.3. Nhựa ABS
Tên gọi đầy đủ của nhựa ABS là Acrylonitrin Butadien Styren. Loại nhựa này thường được dùng để sản xuất các sản phẩm có trọng lượng nhẹ, cứng, là phụ kiện cho nhiều thiết bị, vật dụng như: dụng cụ âm nhạc, các bộ phận tự động, đồ chơi, lớp bảo vệ đầu hộp số, vỏ bánh răng, xi lanh tiêm, chi tiết nhựa trong xe máy, ô tô, bàn ghế, đồ điện tử, đồ chơi cho trẻ, bình sữa, hộp đựng thực phẩm…
Ưu điểm
- Nhựa rất cứng, nếu bị va chạm nhẹ thì rất khó bị xước
- Chịu nhiệt tốt khi tiếp xúc với nhiệt trong thời gian dài
- Cách điện tốt
- Độ cứng cao nhưng không giòn, chống chịu va đập tốt
- Cách điện tốt, không bị thấm nước, chịu được nhiệt độ cao và hóa chất nên sẽ không làm biến dạng sản phẩm.
Hạn chế
- Dễ bị hư hỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài.
- Khả năng kháng dung môi thấp
- Khi bị đốt cháy sẽ tạo ra chất độc có hại cho sức khỏe
- Giá thành cao
2.4. Nhựa nguyên sinh PET
Nhựa nguyên sinh PET có tên gọi đầy đủ là Polyethylene terephthalate. Đây là một loại nhựa nhiệt dẻo, được ứng dụng để sản xuất các loại chai lọ đựng đồ uống, hộp đựng thức ăn, nước đóng chai, nước ngọt…
Ưu điểm
- Chịu lực, chịu nhiệt cao. Cấu trúc hóa học của nhựa PET vẫn được giữ nguyên khi gia nhiệt ở 200 độ C hay làm lạnh ở -90 độ.
- So với các loại nhựa khác thì tính chống thấm khí O2 và CO2 của nhựa PET tốt hơn. Khi ở nhiệt độ 100 độ C thì đặc tính này vẫn được giữ nguyên
- Có độ bền cơ học cao, chịu lực va chạm, lực xé tốt, chống mài mòn hiệu quả.
- Nhựa trong suốt, mang lại tính thẩm mỹ cao cho vật dụng
- Bề mặt nhẵn bóng, dễ dàng in logo, biểu tượng
Hạn chế
- Bề mặt của nhựa PET có nhiều lỗ rỗng hoặc xốp, do đó rất khó để làm sạch khi bị bẩn.
- Khả năng tái chế nhựa PET rất thấp, chỉ khoảng 20%, thấp hơn nhiều so với các loại nhựa nguyên sinh khác.
2.5. Nhựa nguyên sinh POM
Nhựa nguyên sinh POM có tên gọi đầy đủ là Poly Oxy Methylene. Đặc trưng nổi bật của loại nhựa này là có màu trắng đen, được ứng dụng để sản xuất các đồ dùng cần có độ cứng cao, chịu ma sát tốt và có độ ổn định như: công nghiệp sản xuất bánh răng, bánh xe vận động, công nghiệp ô tô, xe máy, thiết bị điện và điện tử…
Ưu điểm
- Độ cứng và độ bền cơ học cao
- Chịu lực, chống ăn mòn, chống ma sát tốt
- Độ bền nhiệt cao, có khả năng chịu nhiệt độ từ -50 tới 100 độ C.
- Khả năng chống chịu lực xoắn tốt, có thể giữ nguyên hình dạng ban đầu khi ngoại lực được loại bỏ.
- An toàn cho sức khỏe
- Ít hấp thụ nước
- Chống dung môi tốt, không bong tróc
- Cách điện và cách nhiệt tốt
Hạn chế
- Chống kiềm, axit và các chất oxy hóa kém
- Tỉ lệ co ngót cao, chịu tác động của môi trường kém, nhất là tia UV
- Phạm vi hoạt động hạn chế
- Khá khó khi sơn hoặc gắn keo.
2.6. Nhựa nguyên sinh PVC
Nhựa PVC có tên đầy đủ là Polyvinyl clorua với đặc tính không mùi, không màu hoặc có màu trắng, ở thể rắn. Nhựa thường được ứng dụng để sản xuất một số đồ dùng như: tủ quần áo, kệ trang trí, tủ bếp, ống nước, vật liệu cách điện cáp điện,…
Ưu điểm
- Không độc, chỉ độc khi có thêm chất phụ gia hoặc monome VC còn dư
- Nhựa cứng, chống biến dạng do va đập tốt
- Độ bền kéo cao
- Bền với hóa chất và kiềm
- Có sẵn, được sử dụng phổ biến
- Khả năng tái chế cao
- Giá thành rẻ
Hạn chế
- Độ bền nhiệt kém, do đó nhà sản xuất thường cho thêm các chất phụ gia giúp vật liệu ổn định hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao
- Nhựa chịu va đập không tốt, dễ dàng bị nứt vỡ với một lực không quá lớn
- Nếu bị nung chảy, không may bị cháy thì nhựa gây ra khói độc
2.7. Nhựa nguyên sinh PC
Nhựa nguyên sinh PC có tên gọi đầy đủ là Polycarbonate, là loại nhựa có độ ổn định cao. Nhựa PC được ứng dụng để sản xuất đồ gia dụng như: chai nhựa, hộp nhựa, bàn là hơi nước, máy giặt, bình nước nhựa, tủ lạnh, máy pha cà phê…
Ưu điểm
- Chống va đập rất tốt
- Nhựa PC cứng và có sự ổn định về kích thước
- Khả năng chống chống mài mòn, chống ăn mòn của nhựa PC rất tốt
- Tính ổn định nhiệt tốt
- Tính thẩm mỹ cao do có màu trong suốt
Hạn chế
- Không chống được các hydrocacbon và bazo
- Độ tương thích với các loại nhựa khác khá kém
- Khi tiếp xúc lâu với tia UV sẽ bị ố vàng
- Dễ bị xước khi va đập mạnh
- Nếu muốn gia công phải sấy khô nhựa hoàn toàn.
3. Ưu, nhược điểm của nhựa nguyên sinh là gì?
Hiện nay, nhựa nguyên sinh là loại nhựa được ưa chuộng hơn so với nhựa tái chế, điều này là bởi nhựa nguyên sinh là loại nhựa mới, chưa trải qua chế biến nên chúng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, có lợi cho người dùng, cụ thể như sau:
- An toàn cho sức khỏe: Nhựa được tạo ra từ quá trình chưng cất dầu mỏ, không chứa chất phụ gia nên an toàn cho người dùng.
- Tính thẩm mỹ cao: Đa phần hạt nhựa nguyên sinh có độ tinh khiết cao nên thường trong suốt, bề mặt nhẵn bóng, do đó khi dùng để sản xuất các vật dụng được mang lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
- Thân thiện với môi trường: Nhựa nguyên sinh có thể tái chế thành các sản phẩm khác để phục vụ đời sống, hạn chế tình trạng thải nhựa ra gây ô nhiễm môi trường.
4. Ứng dụng nhựa nguyên sinh trong sản xuất
Để hiểu rõ hơn nhựa nguyên sinh là gì, bạn nên tìm hiểu về ứng dụng của chúng trong đời sống sản xuất. Nhựa nguyên sinh thường được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực dưới đây.
- Y tế: Nhựa nguyên sinh được dùng để sản xuất các dụng cụ phẫu thuật, thiết bị nha khoa, thùng chưa…
- Thực phẩm: Nhựa nguyên sinh là nguyên liệu tuyệt vời để sản xuất bao bì thực phẩm, dụng cụ ăn uống, hộp đựng thực phẩm, chai lọ hũ nhựa, ống hút, màng bọc thực phẩm…
- Đồ chơi trẻ em: Đồ chơi trẻ em làm từ nhựa nguyên sinh đảm bảo an toàn hơn so với nhựa tái chế, do đó chúng rất được yêu thích. Một số đồ chơi làm từ nhựa nguyên sinh có thể kể đến như: xe ô tô, máy xúc, đồ chơi thông minh, cầu trượt…
- Ngành công nghiệp ô tô, xe máy: Dùng để sản xuất vỏ nhựa xe máy, đèn chiếu sáng, bảng điều khiển bảo vệ, lọc dầu…
- Sản xuất thiết bị máy móc, đồ điện tử, linh kiện: Bánh răng, vỏ hộp, tay quay, vỏ điện thoại, laptop khung chịu lực, dây điện….
Trên đây là những thông tin cần thiết về khái niệm, phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng của nhựa nguyên sinh, giúp bạn hiểu rõ hơn nhựa nguyên sinh là gì. Nhìn chung đây là loại nhựa an toàn và thân thiện, do đó bạn có thể yên tâm khi sử dụng nhé.
XEM THÊM:
- Nhựa Polycarbonate là gì? Đặc điểm nổi bật và những ứng dụng trong đời sống
- Nhựa TPU là gì? Đặc Điểm Của Nhựa TPU Và Ứng Dụng Của Nó Trong Đời Sống