Nệm cao su có thấm nước không? Cách xử lý nệm cao su bị ướt

CẬP NHẬT 27/02/2025 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Nệm cao su Gummi

Nệm cao su có thấm nước không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi sử dụng loại nệm này. Nếu lỡ làm đổ nước lên nệm, liệu có ảnh hưởng gì không và phải xử lý thế nào để tránh hư hỏng? Đừng lo, trong bài viết này, Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cách khắc phục cũng như hạn chế nệm cao su bị ướt hiệu quả.

1. Nệm cao su có thấm nước không? 

Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên, chúng ta cần phải biết kết cấu của nệm cao su như thế nào và bề mặt nệm cao su có những đặc điểm gì. 

Kết cấu của nệm cao su mang điểm đặc trưng của cấu trúc bọt khí hở. Với cấu trúc này, nệm cao su cho phép không khí có thể lưu thông dễ dàng nhằm đem đến cảm giác thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Nệm cao su có thấm nước không?
Nệm cao su có thấm nước không?

Cùng với đó, trên bề mặt nệm cao su còn được cấu tạo với hàng triệu lỗ thông hơi nhằm hỗ trợ tốt hơn vấn đề lưu thông không khí và mang đến cho người nằm trạng thái thoải mái nhất. Từ đó, hạn chế tình trạng hầm bí, nóng nực, gây khó chịu cho cơ thể và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Những đặc điểm này được cho là có ở tất cả các dòng nệm cao su trên thị trường hiện nay như nệm cao su thiên nhiên, nệm cao su tổng hợp và nệm cao su non. Nếu chỉ nhìn và cảm nhận thông thường, bạn sẽ thấy nệm có kết cấu dày đặc và khó thấm nước nhưng thực tế không phải vậy.

Cấu tạo lỗ thông hơi trên bề mặt nệm cao su
Cấu tạo lỗ thông hơi trên bề mặt nệm cao su

Hàng triệu bọt khí li ti cùng lỗ thông khí được bố trí trên bề mặt của nệm đã khiến nệm cao su có khả năng thấm nước. Tuy nhiên, nếu so sánh với nệm lò xo hay bông ép thì khả năng thấm nước của nệm cao su không nhanh bằng. Dù vậy, việc bị thấm nước sẽ khiến cho chất lượng nệm bị ảnh hưởng và khiến cho quá trình sử dụng không được như ý.

2. Nệm cao su bị thấm nước có sao không?

Như vậy đã có câu trả lời cho câu hỏi “nệm cao su có thấm nước không?”. Vậy nếu để nệm cao su bị thấm nước và không có phương pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra ảnh hưởng gì cho nệm và cho chính sức khoẻ của chúng ta? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

2.1. Tích tụ vi khuẩn có hại và sinh ra nấm mốc

Khi nệm cao su bị ướt, nếu bạn không có biện pháp để làm khô nệm kịp thời thì đây sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn cùng nấm mốc phát triển và sinh sôi bên trong nệm của bạn. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy nệm có mùi hôi và rất khó chịu.

Nệm cao su bị thấm nước sẽ sinh ra ẩm mốc, khó chịu
Nệm cao su bị thấm nước sẽ sinh ra ẩm mốc, khó chịu

Nếu phải tiếp xúc với nấm mốc lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, làn da của bạn, đặc biệt là những người nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Bên cạnh đó, việc ngủ trên một chiếc nệm có mùi khó chịu còn khiến bạn cảm thấy không thoải mái và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ của bạn và cả gia đình.

2.2. Giảm tuổi thọ nệm

Phần nệm bị ướt có thể tự khô hoàn toàn dù cho bạn không xử lý hay khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, quá trình nệm tự khô thường diễn ra khá lâu và trong quãng thời gian này, nước cùng độ ẩm sẽ tác động tiêu cực khiến phần nệm bị ướt trở nên mềm, xốp hơn.

Cùng với đó, những chuyển động trong lúc ngủ sẽ là tác nhân khiến cho phần nệm này nhanh chóng xuống cấp. Theo thời gian, nệm sẽ bị hư hỏng nhanh chóng và điều này làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của nệm.

2.3. Nệm dễ sụt lún, giảm khả năng nâng đỡ

Nệm cao su luôn được biết đến là sản phẩm có khả năng nâng đỡ cơ thể tối ưu và ôm trọn từng đường cong trên cơ thể khi nằm. Tuy nhiên, nếu nệm bị ướt và không được xử lý kịp thời thì phần nệm này sẽ nhanh bị biến dạng, cấu trúc bên trong nệm sẽ bị phá vỡ.

Điều này đồng nghĩa rằng phần nệm bị ướt này sẽ không còn giữ được khả năng nâng đỡ vốn có của nó nữa mà thay vào đó là dấu hiệu sụt lún, mềm nhão. Nghiêm trọng hơn, sự ảnh hưởng này không chỉ đối với phần nệm bị ướt mà còn có dấu hiệu lan ra những khu vực nệm xung quanh.

2.4. Nguy cơ gây bệnh cho cơ thể

Trong môi trường ẩm ướt, nấm mốc và vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng. Nếu tình trạng này được tiếp diễn lâu dài sẽ gây ra những tác động xấu cho sức khỏe của bạn và những người thân. 

Nệm bị ướt sẽ gây ra ngứa ngáy và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Nệm bị ướt sẽ gây ra ngứa ngáy và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Những vi khuẩn có hại này có thể sẽ bám vào da và gây ra ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Đặc biệt với những người bị dị ứng – vốn có một làn da nhạy cảm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Thêm vào đó, nệm bị ẩm ướt lâu ngày còn có thể thoát ra mùi hôi khó chịu và làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp nhất là đối với người già và trẻ nhỏ – những đối tượng có sức đề kháng yếu.

3. Cách xử lý nệm cao su bị ướt hiệu quả nhanh chóng

Khi nệm cao su bị ướt sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và gây ra những bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, bạn cần có biện pháp hợp lý để giải quyết tình trạng nệm bị ướt và giúp nệm khô càng nhanh càng tốt. Dưới đây là những bước thực hiện chi tiết dành cho bạn.

3.1. Bước 1: Vệ sinh ga trải giường

Khi nệm bị đổ nước hay trẻ nhỏ tè dầm trên bề mặt nệm, bạn cần ngay lập tức tháo ga trải giường và đem đi giặt. Thao tác này diễn ra càng nhanh chóng sẽ càng ngăn chặn hiệu quả việc nước bị thấm sâu xuống nệm.

Tháo và vệ sinh ga trải giường
Tháo và vệ sinh ga trải giường

3.2. Bước 2: Thấm bớt nước bằng khăn khô hoặc khăn giấy

Để thấm bớt nước trên nệm, bạn có thể dùng khăn giấy hoặc khăn vải khô để thấm vào vùng nệm ướt. Thao tác ở bước này là dùng tay ấn nhẹ xuống nệm để nước được thấm ngược vào khăn. Sau đó, vừa chà vừa ấn nhẹ để làm sao nước thấm vào khăn càng nhiều càng tốt. 

Nếu thấy khăn đã đủ ẩm ướt, bạn có thể đổi sang chiếc khăn khác để tránh trường hợp nước từ khăn thấm lại vào nệm. Sau đó, tiếp tục những thao tác trên.

Thấm bớt nước bằng khăn khô hoặc khăn giấy
Thấm bớt nước bằng khăn khô hoặc khăn giấy

3.3. Bước 3: Sử dụng phấn rôm hoặc bột baking soda

Một cách khác để xử lý vùng nệm bị ướt đó là sử dụng bột phấn rôm hoặc baking soda lên vùng nệm bị ướt. Những chất này có khả năng hút ẩm tốt nên sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc xử lý vùng ướt trên nệm.

Thao tác thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rắc bột đã chuẩn bị lên chỗ bị ướt. Trường hợp nếu đó là nước tiểu em bé thì dùng baking soda sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Sau đó, bạn chờ khoảng 20 – 30 phút sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

3.4. Bước 4: Sử dụng máy hút bụi hút sạch bột trên nệm

Sau khi chờ khoảng 20 – 30 phút để bột phấn có thể hút ẩm trên bề mặt nệm. Bạn không nên dùng tay phủi bột vì việc này sẽ làm bột rơi vãi và len lỏi vào các lỗ thoát khí trên bề mặt nệm vừa gây mất vệ sinh vừa phá hỏng cấu trúc nệm. Thay vào đó, bạn hãy dùng máy hút bụi để dọn dẹp nhanh chóng hiệu quả hơn. 

Máy hút bụi sẽ giúp bạn hút lượng bột phấn cùng với lượng hơi nước còn sót trên bề mặt nệm. Bên cạnh đó, cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng máy sấy, máy hút nóng để làm khô nệm vì tác động nhiệt sẽ khiến nệm cao su bị hư hỏng. 

Sử dụng máy hút bụi để làm khô nệm
Sử dụng máy hút bụi để làm khô nệm

3.5. Bước 5: Phơi nệm

Bước cuối cùng để hoàn tất quá trình xử lý vết ướt trên nệm đó là mang nệm đi phơi. Lưu ý, phơi nệm dưới không gian thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp và có thể bật thêm quạt để nệm khô nhanh hơn.

4. Cách hạn chế nệm cao su bị ướt

Để giữ cho nệm cao su luôn sạch sẽ và bền đẹp, việc ngăn chặn nước và chất lỏng tiếp xúc với nệm là điều quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả giúp bạn bảo vệ nệm khỏi ẩm ướt.

4.1. Sử dụng tấm bảo vệ nệm

Muốn giữ cho nệm cao su luôn khô ráo và bền lâu, một trong những cách đơn giản mà hiệu quả nhất là dùng các sản phẩm bảo vệ chuyên dụng. Trong đó, tấm bảo vệ nệm và ga chống thấm là hai lựa chọn được nhiều người tin dùng.

Tấm bảo vệ nệm thường được làm từ chất liệu chống thấm như polyester, giúp ngăn nước và các chất lỏng thấm vào bên trong nệm. Không chỉ vậy, sản phẩm này còn giúp hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn bám vào, giữ cho nệm luôn sạch sẽ. 

Đặc biệt, những gia đình có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng chắc chắn sẽ thấy tấm bảo vệ nệm vô cùng hữu ích, vì nguy cơ nệm bị ướt trong những trường hợp này thường cao hơn.

Tấm bảo vệ nệm là biện pháp bảo vệ nệm khỏi chất lỏng, bụi bẩn
Tấm bảo vệ nệm là biện pháp bảo vệ nệm khỏi chất lỏng, bụi bẩn

Bên cạnh đó, ga chống thấm cũng là một phương án đáng cân nhắc. Nhìn bề ngoài, nó không khác gì ga trải giường thông thường, nhưng lại được tích hợp lớp chống thấm đặc biệt, giúp ngăn nước, mồ hôi hay bất kỳ chất lỏng nào thấm vào nệm. Nhờ vậy, nệm luôn được bảo vệ trước những sự cố như đổ nước, bé tè dầm hay mồ hôi thấm vào trong quá trình sử dụng.

Việc đầu tư vào các sản phẩm bảo vệ nệm không chỉ giúp tăng tuổi thọ của nệm mà còn góp phần đảm bảo vệ sinh, tạo không gian ngủ thoải mái và an toàn hơn cho người dùng.

4.2. Đặt nệm ở vị trí khô thoáng

Chỗ đặt nệm cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc giữ cho nệm luôn khô ráo, không bị ẩm mốc. Muốn nệm cao su bền lâu và sạch sẽ, bạn nên đặt nó ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và hạn chế để ở những khu vực quá ẩm.

Một mẹo nhỏ là nên dùng giường có khung với các khe hở để không khí có thể lưu thông phía dưới, giúp nệm luôn thoáng mát. Hạn chế tối đa việc đặt nệm trực tiếp xuống sàn, đặc biệt là sàn gạch men hay bê tông, vì những loại sàn này dễ truyền hơi ẩm từ bên dưới lên, khiến nệm bị ẩm.

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh nệm để tránh tích tụ bụi bẩn và độ ẩm. Đừng quên giữ cho phòng ngủ luôn thông thoáng, có thể dùng máy hút ẩm nếu cần để giữ mức độ ẩm không khí ổn định, giúp nệm luôn trong trạng thái tốt nhất.

4.3. Tránh làm rơi đồ ăn hoặc nước ra nệm

Để bảo vệ nệm cao su khỏi ẩm ướt, việc hạn chế tiếp xúc với nước và các chất lỏng khác là điều cần thiết.

  • Hạn chế ăn uống trên giường: Việc ăn uống trên giường dễ dẫn đến việc đổ thức ăn, nước uống lên nệm. Những vết bẩn từ thức ăn và đồ uống không chỉ gây ẩm ướt mà còn có thể để lại mùi khó chịu và thu hút côn trùng. Do đó, tốt nhất bạn nên tránh thói quen này để bảo vệ nệm.
  • Giám sát trẻ nhỏ và thú cưng: Trẻ em và thú cưng thường có những hành động không kiểm soát, như tè dầm hoặc làm đổ nước. Việc sử dụng tã cho trẻ nhỏ khi ngủ và huấn luyện thú cưng không lên giường có thể giúp giảm thiểu rủi ro này.
Giám sát trẻ nhỏ để tránh làm đổ nước hoặc thức ăn lên nệm
Giám sát trẻ nhỏ để tránh làm đổ nước hoặc thức ăn lên nệm
  • Kiểm tra và bảo trì thiết bị trong phòng: Đảm bảo rằng máy lạnh, quạt hơi nước hoặc các thiết bị khác trong phòng ngủ không bị rò rỉ nước. Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các thiết bị này giúp ngăn chặn tình trạng nước nhỏ giọt lên nệm.
  • Sử dụng máy hút ẩm: Trong những ngày thời tiết ẩm ướt, việc sử dụng máy hút ẩm trong phòng ngủ giúp duy trì độ ẩm ở mức lý tưởng, ngăn chặn nệm hấp thụ hơi ẩm từ không khí.

5. Những lưu ý sử dụng và bảo quản nệm cao su kéo dài tuổi thọ

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn sử dụng và bảo quản nệm cao su tốt hơn:

  • Không phơi nệm ngoài trời nắng, hạn chế tuyệt đối việc để ánh nắng chiếu vào nệm cao su.
  • Không đặt nệm ở vị trí gần hay tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt hoặc những thiết bị tỏa nhiệt.
  • Không tác động ngoại lực mạnh lên bề mặt nệm như nhảy, đạp hay quăng, ném nệm cao su.
  • Không đặt các vật nặng lên bề mặt nệm cao su để tránh làm cho nệm bị biến dạng.
  • Không ăn uống trên nệm để tránh bị rơi vãi thức ăn hay làm nước đổ ra nệm.
Hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng nệm cao su
Hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng nệm cao su

Nếu bạn đang băn khoăn nệm cao su có thấm nước không và làm sao để xử lý khi nệm bị ướt, thì chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến việc chọn một chiếc nệm chất lượng, bền bỉ theo thời gian. Và nếu đã đầu tư cho giấc ngủ, thì tại sao không chọn mua nệm ở một nơi uy tín như Vua Nệm?

Tại Vua Nệm, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các dòng nệm cao su thiên nhiên đến từ những thương hiệu hàng đầu như Gummi, Dunlopillo, Kim Cương, Liên Á, Vạn Thành… Đặc biệt, tất cả sản phẩm đều đảm bảo chính hãng, có giấy chứng nhận chất lượng và chính sách bảo hành rõ ràng.

Không chỉ vậy, Vua Nệm còn mang đến những quyền lợi tuyệt vời như “120 đêm nằm thử miễn phí”, chương trình trả góp 0% và hàng loạt ưu đãi hấp dẫn giúp bạn mua được nệm chất lượng với giá tốt nhất. Hệ thống cửa hàng trải rộng khắp cả nước, giúp bạn dễ dàng trải nghiệm sản phẩm trước khi mua. Đừng quên theo dõi các chương trình khuyến mãi tại Vua Nệm để sở hữu ngay chiếc nệm ưng ý với giá siêu hời nhé!

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc nệm cao su có thấm nước không cùng những mẹo xử lý khi nệm bị ướt. Hy vọng những chia sẻ từ Vua Nệm sẽ giúp bạn bảo quản nệm tốt hơn, kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Nếu còn băn khoăn hay cần tư vấn chọn nệm phù hợp, đừng ngại ghé thăm Vua Nệm để được hỗ trợ tận tình nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM