Sống khỏe

Mù tạt làm từ gì? Những lợi ích của mù tạt đối với sức khỏe

CẬP NHẬT 21/02/2024 | BỞI Minh Anh

Mù tạt được xem là gia vị không thể thiếu ở trong nền ẩm thực Nhật Bản, loại gia vị này luôn là bí ẩn được nhiều người khám phá. Ở trong bài viết này hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu mù tạt làm từ gì, loại gia vị này có công dụng gì đối với sức khoẻ người dùng? Bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!

1. Mù tạt làm từ gì?

Mù tạt là một trong những gia vị không thể thiếu nếu bạn muốn thưởng thức đồ ăn đúng chuẩn vị Nhật Bản. Mù tạt được làm từ hạt của cây cải mù tạt những loại thực vật thuộc chi Brassica và chi Sinapis được sử dụng để làm gia vị. Thành phẩm được tạo ra bằng việc nghiền nhỏ sau đó trộn với nước, dấm hay các chất lỏng khác. 

mù tạt là gì
Mù tạt là gia vị quen thuộc trong ẩm thực Nhật Bản

Loại cây này có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải và gần với họ của các loại rau giàu dinh dưỡng như bông cải xanh, cải bắp, mầm Brussels. Cả hạt cùng với lá cây mù tạt đều có thể dùng được. Bên cạnh việc sử dụng vào ẩm thực, mù tạt cũng là phương thuốc phổ biến được sử dụng trong nền y học cổ truyền ở nhiều nước trên thế giới. 

Ở nước ta, mù tạt còn được gọi với tên gọi khác Wasabi, theo đó Wasabi là loại mù tạt xanh được chế biến từ thân củ của cây Wasabi của Nhật Bản. 

2. Có mấy loại mù tạt?

Hiện nay ở trên thị trường có nhiều loại mù tạt khác nhau, đó là:

Mù tạt xanh:

Mù tạt xanh là loại gia vị được làm từ cây Wasabi hay còn gọi cải ngựa Nhật Bản, có thể nói đây là loại mù tạt được yêu thích nhất ở trên thế giới với vị cay cực mạnh. 

Mù tạt xanh hay Wasabi có hai dạng chính là dạng bột và dạng sệt, chuyên dùng cho hải sản sống, nhất là sushi. Bên cạnh đó, mù tạt xanh còn dùng để làm gia vị ướp thịt cá rất ngon. 

có mấy loại mù tạt
Mù tạt xanh là loại mù tạt được yêu thích nhất ở trên thế giới

Mù tạt trắng:

Mù tạt trắng làm từ cây cải Hirta (Sinapis hirta) mọc hoang dại ở Bắc Phi, Trung Đông và khu vực ven Địa Trung Hải. Loại mù tạt này có hạt trắng hình tròn, vỏ cứng màu be hoặc màu vàng nhạt. Khi sử dụng, người ta sẽ bóc đi lớp vỏ này, lấy phần nhân màu trắng ở bên trong nghiền trộn với dầu và giấm. Mù tạt trắng được sử dụng nhiều trong các món trộn. 

Mù tạt đen: 

Hạt mù tạt đen sẽ có hình tròn cứng, màu chuyển từ nâu đậm đến màu đen, loại mù tạt này nhỏ nhưng sẽ cay hơn mù tạt trắng.

Mù tạt nâu: 

Mù tạt nâu làm từ loài cải Juncea (Brassica. juncea) có nguồn gốc từ chân dãy núi Himalaya, đây là hạt có cùng cỡ với mù tạt đen, mùi hăng ít hơn, lớp vỏ cũng sẽ có nhiều sắc độ khác nhau. 

Mù tạt vàng: 

Mù tạt vàng được làm từ hạt mù tạt trắng trộn với đường, giấm, nghệ tươi tạo nên màu vàng bắt mắt. Mù tạt vàng thường có vị nồng nhẹ, sử dụng để ăn với xúc xích nóng hổi kẹp với bánh mì. Đây là thành phần của nhiều loại súp như súp khoai tây, nước sốt thịt, nước sốt salad. 

Mù tạt Meaux: 

Đây là loại mù tạt ép từ hạt mù tạt đen rồi trộn với giấm, tạo nên hương vị nóng, cay hơn so với mù tạt vàng. Loại mù tạt này được sử dụng để ướp thức ăn hoặc phết lên bề mặt miếng thịt sau khi nướng, sử dụng cho những món trộn và ăn kèm cùng với hải sản. 

Mù tạt Dijon: 

Loại mù tạt này được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1856 tại Pháp, đây là sự kết hợp giữa hạt mù tạt đen nguyên vỏ cùng với rượu trắng. Mù tạt Dijon sẽ có màu vàng tươi, vị nhẹ đến cay nồng và dùng làm sốt, trộn salad… 

Mù tạt dạng bột: 

Đây là loại hạt mù tạt thô nghiền thành bột mịn, được kết hợp từ muối, tiêu cùng giấm. Mù tạt dạng bột dùng để chấm kèm với hải sản hay ăn cùng thịt nước đều rất ngon. 

Mù tạt bia: 

Đây là loạt mù tạt xuất hiện ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ vào thế kỷ 20, mù tạt bia được chế tạo bằng cách trộn mù tạt với bia thay cho giấm. 

Mù tạt ngọt:

Mù tạt ngọt là loại mù tạt được làm từ hạt mù tạt kibbled cùng với đường, sốt táo hoặc mật ong, mù tạt ngọt có nguồn gốc ở Áo và Thuỵ Sĩ. 

3. Mù tạt có tốt không?

Mù tạt là loại gia vị giàu chất dinh dưỡng, chúng mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà chúng ta có thể kể đến như: 

  • Góp phần giảm cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch, giúp điều hoà lưu thông máu, tránh cao huyết áp. 
  • Sử dụng mù tạt giúp kiểm soát, hạn chế những triệu chứng của tắc nghẽn ngực và chống viêm khớp dạng thấp. 
  • Dùng mù tạt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Là chất chống oxy hoá, làm chậm lão hoá. 
  • Mù tạt có khả năng làm giảm sự phát triển tế bào ung thư và ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
  • Chất sulfur ở trong mù tạt giúp điều trị những bệnh về da.
  • Sử dụng mù tạt giúp giảm sự phát triển bệnh hen suyễn, giảm đau họng, viêm phế quản và cả viêm phổi.
  • Mù tạt giúp kích thích mọc tóc hiệu quả. 
ăn mù tạt có tốt không
Mù tạt mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ

>>> Mời bạn đọc thêm: Sushi là gì? Sashimi là gì? Cách phân biệt sushi với sashimi

4. Những điều thú vị về mù tạt có thể bạn chưa biết

Hiện nay ở trên thế giới có 1 viện bảo tàng về mù tạt hoạt động với tên gọi là Bảo tàng Mù tạt Quốc gia (National Mustard Museum) nằm tại bang Alabama Hoa Kỳ. Theo đó, vào thứ bảy đầu tiên của tháng 8 hàng năm, người ta sẽ dành riêng để vinh danh mù tạt.

Mù tạt có thể dùng toàn bộ tất cả những bộ phận để làm món ăn như lá cây non dùng làm salad, lá cây già sẽ được ăn như rau sống, hạt để làm dầu thơm, hoa để trang trí món ăn.

Mỗi hãng quốc gia đều có quy trình sản xuất mù tạt gần như giống nhau và có những bí quyết riêng. 

Mù tạt còn được dùng để làm mặt nạ dưỡng da. 

5. Một số tác dụng phụ của mù tạt

Dù là loại gia vị có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng khi tiêu thụ quá nhiều mù tạt sẽ gây hại đến cơ quan trong cơ thể, đó là:

  • Gây hại cho gan: Sử dụng quá nhiều mù tạt có thể gây ra tình trạng ngộ độc hepatotoxin, chất này hoàn toàn không gây hại khi sử dụng với liều lượng nhỏ, tuy nhiên nếu dùng quá nhiều wasabi, cơ thể không thể xử lý chất độc này nên dẫn đến tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng. 
  • Bị dị ứng: Dị ứng mù tạt sẽ gây ra cảm giác nóng rát, khiến cho xoang, đường mũi trở nên khó chịu, thậm chí làm cho đường hô hấp bị sưng. Vậy nên khi mới ăn mù tạt lần đầu, hãy lưu ý rằng chúng có khiến cho bạn bị dị ứng hay không, nhất là phụ nữ mang thai. 

6. Cách ăn mù tạt không bị nồng

Dưới đây là một số lưu ý để ăn mù tạt không bị nồng, giúp bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị thơm ngon của loại gia vị này: 

Pha hoặc chấm mù tạt vừa phải:

Hầu hết khi ăn mù tạt sẽ dễ gây nồng và sặc, do đó khi mới tập làm quen bạn nên pha thật loãng hoặc dùng ở độ vừa phải, đừng quá đặc sẽ làm cho độ nồng của nó càng mạnh, có thể “xộc lên tận não”.

Khi ăn cùng với sushi hay những món ăn khác, bạn nên chấm vừa phải ăn từng chút để cảm nhận được độ ngon, tránh hiện tượng gây nồng do mù tạt tạo nên. 

cách ăn mù tạt không bị nồng
Hướng dẫn cách ăn mù tạt không bị nồng

Mở miệng khi ăn: 

Khi ăn mù tạt, bạn không nên ngậm kín miệng, hãy mở miệng ra, nếu được thì có thể ngẩng đầu lên để mùi nồng không bốc vào hốc mũi. Nhờ đó bạn sẽ không bị nồng, ngược lại có cảm giác rất ngon. 

>>> Đọc thêm: Thanh cua làm từ gì? Thanh cua nấu món gì ngon?

Trên đây là những thông tin thú vị về mù tạt làm từ gì mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích khi sử dụng loại gia vị này. Vua Nệm chúc bạn có những giây phút thư giãn tuyệt vời!

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh