Chúng ta luôn nghĩ rằng, cơ thể sẽ trông thật nhiều năng lượng sau mỗi giấc ngủ. Điều này không xảy ra hầu hết ở tất cả mọi người. Một số người vẫn luôn nói rằng, sau khi ngủ dậy đều thấy mệt mỏi, mất hết động lực làm việc trong ngày. Tình trạng này kéo dài gây mệt mỏi, bất tiện cho cuộc sống mà bạn không biết nguyên nhân do đâu? Vậy hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu các lí do khiến cơ thể bạn mệt mỏi khi ngủ dậy và cách khắc phục nhé.
Nội Dung Chính
1. Tại sao đôi khi cơ thể sẽ mệt mỏi khi ngủ dậy?
1.1. Tư thế ngủ
Việc ngủ không đúng tư thế là một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức mỗi khi thức dậy. Các thói quen nằm co quắp người, vặn vẹo cơ thể, nằm úp, đầu đè lên cánh tay,… thường khiến cơ bắp, các mạch máu bị chèn ép hay gân cơ căng quá lâu làm sự tuần hoàn máu cũng như cung cấp oxy cho các tế bào cơ kém hẳn đi. Đồng thời lúc này một một lượng lớn axit lactic (thủ phạm gây đau mỏi cơ) được giải phóng. Tình trạng thường gặp nhất ở việc nằm sai tư thế chính là ngủ dậy bạn cảm thấy bị đau lưng, đau nhức bả vai, gáy,…
1.2. Kê gối quá cao khi ngủ gây mệt mỏi khi ngủ dậy
Nếu dùng gối đầu quá cao, quá cứng, gối lên thành ghế hoặc thành giường khi ngủ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cột sống, đốt sống cổ và gây ra hiện tượng thấy mệt mỏi, buồn nôn khi ngủ dậy.
1.3. Nguyên nhân do tuổi tác làm mệt mỏi khi ngủ dậy
Khi bạn già đi,các cơ xương cũng không còn chắc chắn và co giãn tốt như trước nữa, khiến cảm giác đau nhức, mệt mỏi sau khi ngủ dậy trở nên rất phổ biến.
1.4. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ làm mệt mỏi khi ngủ dậy
Ngủ nhiều nhưng vẫn mệt mỏi là hậu quả của việc ăn uống không đủ chất. Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi sẽ khiến các cơ suy yếu, đau nhức,…
1.5. Quá căng thẳng sẽ khiến bạn mệt mỏi khi ngủ dậy
Bạn đang phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng trong cuộc sống, cùng dấu hiệu thèm ăn, mất ngủ, thì có thể lý giải nguyên nhân cho việc khiến bạn mệt mỏi khi ngủ dậy. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do bạn vừa tỉnh dậy từ một cơn ác mộng.
1.6. Lựa chọn mền drap gối nệm không phù hợp
Trong hàng loạt nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi khi ngủ dậy, không thể bỏ qua việc sử sử dụng chăn ga gối đệm không tốt. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp và nhiều gia đình mắc phải. Một chiếc đệm quá lún hoặc quá cứng không những hạn chế giấc ngủ của bạn, ngủ không ngon giấc, mà còn ảnh hưởng đến hệ xương, làm bạn bị đau lưng khi ngủ dậy. Nệm không nâng đỡ được cấu trúc xương, không thông thoáng… sẽ khiến cơ thể đau nhức sau khi ngủ dậy. Gối quá cao, cứng… cũng gây ra tác hại tương tự.
2. Biện pháp khắc phục tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy hiệu quả
2.1. Thay đổi tư thế và cách kê gối khi ngủ
Để không cảm thấy mệt mỏi khi ngủ dậy, bạn nên tìm hiểu tư thế ngủ phù hợp với bản thân, không nên kê gối quá cao để tránh ảnh hưởng đến cột sống.
2.2. Bổ sung chế độ dinh dưỡng
Hãy bổ sung vào thực đơn của bạn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, canxi và các khoáng chất có lợi cho hệ xương. Ví dụ như:
Bổ sung canxi từ các loại thịt cá và xương ống: Với quan niệm ăn gì bổ nấy, các món ăn được hầm từ xương, sụn sẽ cung cấp một lượng canxi và các chất dinh dưỡng đáng kể giúp xương khớp luôn chắc khỏe. Các loại thịt, cá biển, tôm cua, sò, ốc,.. cũng là nguồn cung cấp canxi lý tưởng cho bạn. Nhưng hãy nhớ đừng ăn quá đà sẽ dẫn đến dư chất đạm, dễ mắc bệnh gout.
Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa: Sữa là nguồn thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong các thực phẩm phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe vì trong sữa có nhiều canxi, thành phần cấu thành nên xương. Nếu không uống sữa tươi có thể thay thế bằng sữa chua, phô mai, sữa bò.
Quả cà chua: Cà chua là loại thực phẩm xanh cực kỳ có lợi cho sức khỏe, cung cấp một lượng lớn vitamin và dưỡng chất, ngăn ngừa lão hóa, cung cấp collagen cho cơ thể. Cà chua giúp bảo vệ xương khớp, phòng chống thoái hóa, giảm đau khớp nhanh chóng. Nghiên cứu đã chứng minh hạt cà chua có thể thay thế chất aspirin có công dụng kháng viêm, giảm đau cực kì hiệu quả và an toàn.
Ngũ cốc: Đậu nành, các loại hạt… là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng tăng miễn dịch, tăng đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, làm chậm quá trình oxy hóa. Từ đó giúp bạn có cơ thể khoẻ mạnh, làm hạn chế tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy.
2.3. Tập luyện thể dục thể thao
Theo Viện Y tế Quốc gia và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi người phải dành ít nhất 150 phút tập thể dục mỗi tuần để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người khó ngủ, cũng như giảm một số cơn đau về thể chất trong khi ngủ và giảm mức độ mệt mỏi ban ngày. Hãy luyện tập những bài thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
2.4. Lựa chọn chăn ga gối đệm phù hợp và đảm bảo chất lượng
Rất ít các gia đình chú trọng đến chất lượng và sự thoải mái của chăn, ga, gối nệm mang lại. Trong khi thực tế, con người ta dành ⅓ thời gian cuộc đời để tiếp xúc với các sản phẩm này. Các loại mền gối được làm từ bông sợi tái sinh có nhiều vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe; các loại in hoa văn màu sắc rực rỡ bằng phẩm màu azo hàm lượng vượt quá mức cho phép sẽ có thể dẫn đến ung thư. Mền, drap, gối làm từ chất liệu rởm, sản phẩm không đảm bảo độ thoáng khí sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, một chiếc nệm tốt cần phải rất năng động, tức là hình dáng cần khác nhau như kiểu lượn sóng, sắp xếp theo chiều ngang và gắn với cột sống. Có nghĩa rằng khi bạn trở mình, các sóng nệm phải chuyển động theo và không làm ảnh hưởng tới người nằm cạnh.
Nhưng điều đó vẫn chưa phải là tất cả, điều quan trọng khác là trải qua 1 giấc ngủ dài trên nệm, cơ thể phải thực sự thoải mái, khoan khoái. Đừng lo lắng nếu những ngày đầu tiên sử dụng nệm mà bạn thấy khó chịu, một chiếc nệm tốt thực sự là chiếc nệm có khả năng sửa được tư thế ngủ đúng cách cho bạn. Hãy sử dụng chúng trong 1 tuần và bạn sẽ thấy tự hào vì mình đã đầu tư một cách đúng đắn. Khi đi chọn mua nệm, bạn nên đi cùng người sẽ sử dụng chiếc nệm đó với bạn.
Đọc thêm: Bí quyết giúp bạn chọn được chiếc nệm lý tưởng
Hy vọng qua bài viết này, những thông tin chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng mệt mỏi khi ngủ dậy và cải thiện sức khỏe ngày một tốt hơn.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/waking-up-tired-2