Mẹ bầu nghén ngủ trong giai đoạn nào? Có nguy hiểm không?

CẬP NHẬT 08/05/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Mẹ bầu nghén ngủ là một tình trạng không hiếm gặp trong suốt giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết triệu chứng này là tốt hay xấu và có ảnh hưởng gì đến thai nhi. Trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ làm rõ về vấn đề này cũng như đưa ra những biện pháp để mẹ bầu được ngủ đủ nhé!

1. Nghén ngủ là gì?

Nghén ngủ là triệu chứng mẹ bầu buồn ngủ nhiều lần trong ngày, giấc ngủ theo đó cũng sẽ kéo dài hơn bình thường. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bầu có thể ngủ lên đến 10 – 12 tiếng/ngày.

Thực chất, đây chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường xảy ra trong quá trình mang thai mà không ít mẹ bầu gặp phải. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cũng sẽ khác nhau.

mẹ bầu nghén ngủ là gì
Nghén ngủ là hiện tượng giấc ngủ của mẹ bầu kéo dài hơn bình thường

2. Mẹ bầu nghén ngủ trong giai đoạn nào?

Thông thường, hiện tượng mẹ bầu nghén ngủ xuất hiện vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi lẽ, đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành nên nội tiết tố trong cơ thể người mẹ cũng ít nhiều có sự thay đổi, nhất là hormone progesterone.

Progesterone được biết là một loại hormone gây cảm giác mệt mỏi và kích thích cơn buồn ngủ. Việc hormone này tăng trưởng quá mức sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh GABA – Một thụ thể đóng vai trò làm dịu, phục hồi não bộ. Đây cũng chính là lý do triệu chứng nghén ngủ xuất hiện và gây rối loạn sinh lý ở mẹ bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. 

3. Mẹ bầu nghén ngủ thì sinh con gái – Thực hư thế nào?

Hiện nay, nhiều người quan niệm rằng khi mẹ bầu nghén ngủ thì em bé trong bụng sẽ là con gái. Lý do là vì có sự tương đồng giữa hormone mẹ và con, khi mang bầu bé gái thì lượng hormone sẽ tăng lên khiến mẹ bầu muốn nghỉ ngơi nhiều hơn. Cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng hiện tượng nghén ngủ xảy ra do thai nhi là con trai. Bởi lẽ, con trai thường sẽ hiếu động hơn và khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, ngủ không ngon về đêm dẫn đến ban ngày nghén ngủ.

Trên thực tế, chưa có bất cứ bằng chứng nào chứng minh rằng hiện tượng nghén ngủ xảy ra trong thai kỳ ảnh hưởng đến giới tính của trẻ. Nói đúng hơn, giới tính của thai nhi được quyết định bởi loại nhiễm sắc thể nhận được từ bố mẹ ngay tại lúc trứng gặp tinh trùng.

Để biết được giới tính của thai nhi, khi siêu âm ở tuần 12 thì mẹ bầu sẽ nhận được kết quả chính xác khoảng 70%. Theo thời gian thì độ chính xác sẽ tăng dần, cho đến tuần thứ 16 thì kết quả siêu âm đã có thể phản ánh chính xác 100% giới tính thai nhi.

bầu nghén ngủ
Xác định giới tính thai nhi thông qua kết quả siêu âm

4. Hiện tượng nghén ngủ ở mẹ bầu là tốt hay xấu?

Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho con người. Riêng đối với mẹ bầu, việc ngủ sâu, ngủ đủ còn giúp cho thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Vì thế, phụ nữ mang thai luôn được căn dặn phải đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt nhất trong suốt thai kỳ.

Điều này không đồng nghĩa với việc mẹ bầu phải ngủ quá nhiều trong một ngày. Nhiều người vẫn quan niệm rằng phụ nữ cần ngủ đủ cho cả hai người, bên cạnh lý do để cơ thể có thời gian tĩnh dưỡng và tạm thời quên đi những biểu hiện ốm nghén khó chịu. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia, việc mẹ bầu nghén ngủ gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé, làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh lý thai kỳ. Dưới đây là những mối đe dọa đến phụ nữ mang thai khi ngủ quá mức.

4.1. Dễ mắc bệnh lý về xương khớp

Khi ngủ quá nhiều trong ngày, phụ nữ mang thai sẽ không còn nhiều thời gian để vận động nhẹ nhàng như đi dạo, tập thể dục,… Chưa hết, việc nằm ngủ quá lâu còn dẫn đến nguy cơ bị tê cứng xương khớp, loãng xương và thậm chí gãy xương. 

Vì xương chậu có chức năng nâng đỡ khi thai nhi to dần nên đây sẽ là vùng xương bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong một số trường hợp, xương chậu của mẹ bầu yếu dẫn đến đau nhức, dễ sảy thai.

mẹ bầu bị nghén ngủ
Việc nằm ngủ quá lâu gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp

4.2. Gây tổn thương tinh thần

Nhiều người vẫn cho rằng so với ốm nghén thì triệu chứng ngủ nghén không quá mệt mỏi hay nghiêm trọng. Thực tế, mẹ bầu nghén ngủ sẽ hay bị mệt mỏi, dễ cáu gắt, trí óc kém linh hoạt, thiếu minh mẫn và hay quên. Tình trạng này kéo dài nhưng không được giải tỏa lâu ngày sẽ sinh ra trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực và thường xuyên lo lắng ngay cả khi mang thai và sau khi sinh.

4.3. Tăng khả năng mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Khi đường huyết trong cơ thể mẹ bầu tăng cao quá mức bình thường, bệnh lý tiểu đường thai kỳ sẽ rất dễ xảy ra. Khi gặp triệu chứng nghén ngủ, mẹ bầu sẽ lười vận động hơn mà thay vào đó chỉ muốn nằm nghỉ một chỗ. Lúc này, lượng đường trong máu không được hấp thụ dẫn đến gia tăng nhanh chóng.

mẹ bầu nghén ngủ có tốt không
Nằm một chỗ khiến lượng đường gia tăng

4.4. Huyết khối tĩnh mạch tăng lên

Việc duy trì một tư thế nằm trong suốt thời gian dài là điều thật sự không tốt, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Khi mẹ bầu nghén ngủ, cơ thể sẽ hấp thụ lượng khí oxy ít hơn thông thường, máu lưu thông kém hơn tăng nguy cơ bị huyết khối tắc mạch máu, điển hình là tình trạng khó thở, thở gấp, tức ngực, hôn mê,… Thậm chí, nó còn gây ra suy thai, sảy thai.

Có thể thấy, việc mẹ bầu đảm bảo giấc ngủ là điều rất quan trọng nhưng chỉ nên ngủ đủ giấc. Thời gian còn lại hãy dành cho tăng cường vận động và hấp thu dinh dưỡng.

5. Các biện pháp khắc phục tình trạng mẹ bầu nghén ngủ

Thông thường, triệu chứng nghén ngủ chỉ là một cách cơ thể phản ứng để báo động cho mẹ bầu biết cần chú trọng hơn đến thời gian nghỉ ngơi của mình. Mặc dù diễn ra trong tam cá nguyệt đầu tiên nhưng hiện tượng này vẫn có thể gây ảnh hưởng đến lối sinh hoạt hằng ngày của phụ nữ mang thai. Vì thế, mẹ bầu có thể tham khảo những biện pháp sau để đẩy lùi thói quen không tốt này:

  • Thiết lập thời gian nghỉ ngơi khoa học, hợp lý: Để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, mẹ bầu cần ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm và 30 phút vào buổi trưa. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng mất ngủ về đêm, tăng sự tỉnh táo cho mẹ bầu.
  • Luyện tập những bài vận động nhẹ nhàng: Những bài tập như yoga, đi bộ,… vừa giúp các mẹ bầu có thời gian thư giãn, vừa góp phần hỗ trợ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Lên thực đơn đầy đủ dinh dưỡng: Việc mệt mỏi, thiếu ngủ có thể xuất phát từ việc mẹ bầu chưa cung cấp đủ chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Vì thế nếu đang mang thai, bạn cần phải chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng của mình, có thể bổ sung thêm những loại vitamin tổng hợp để mẹ và bé khỏe mạnh hơn.

>> Xem thêm:

Trên đây là giải đáp về hiện tượng mẹ bầu nghén ngủ cũng như những thắc mắc xoay quanh tình trạng này. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy giữ tinh thần tích cực để chào đón bé yêu của mình!

Đánh giá post