Khoai lang là một loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam. Khoai lang có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó luộc là cách chế biến đơn giản và nhanh nhất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết luộc khoai lang bao lâu thì chín, vậy hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
1. Lợi ích của việc ăn khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn khoai lang mà có thể bạn chưa biết:
- Trong khoai lang có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, và khoáng chất như kali và mangan. Ngoài ra, khoai lang cũng có chứa chất xơ và các chất chống oxy hóa.
- Chất xơ có trong khoai lang có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Thành phần trong khoai lang có thể góp phần kiểm soát đường huyết, giúp giảm nguy cơ tiểu đường và tăng cường sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường.
- Thêm vào đó, khoai lang có hàm lượng đường thấp và chứa chất xơ, có thể hỗ trợ quá trình giảm cân và duy trì cân nặng ổn định.
- Khoai lang còn có chứa chất chống oxy hóa và kali, giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.
2. Cách chọn mua khoai lang ngon, không bị sượng
Để luộc khoai ngon đầu tiên bạn phải chọn mua được khoai lang ngon, không bị sượng. Khi mua và lựa khoai bạn cần chú ý một số điều sau:
- Chọn củ khoai có kích thước vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ. Củ khoai to thường có nhiều xơ, củ khoai nhỏ thường không được ngọt.
- Chọn các củ khoai có vỏ nhẵn, không bị nứt, sần sùi, thâm đen. Vỏ khoai nứt là dấu hiệu của khoai đã già, khoai thâm đen là dấu hiệu của khoai bị sùng.
- Khu lựa bạn chọn các củ khoai cầm nặng tay, chắc chắn. Các củ khoai bị héo, sượng sẽ cầm cảm thấy nhẹ tay hơn.
- Chọn củ khoai có màu sắc tươi sáng, đều màu. Khoai lang có màu nhạt thường ít ngọt, khoai lang có màu đậm sẫm thường sẽ ngọt hơn.
3. Luộc khoai lang bao lâu thì chín?
Để luộc khoai lang cho đến khi chín, thời gian nấu phụ thuộc vào kích thước và loại khoai lang. Thông thường, khoai lang cỡ nhỏ sẽ chín sau khoảng 15 – 20 phút nấu từ khi nước sôi, trong khi khoai cỡ lớn có thể mất từ 25 – 30 phút.
Để kiểm tra độ chín, bạn có thể sử dụng đũa hoặc que tre bén để đâm vào khoai lang. Nếu khoai đã chín mềm bạn sẽ dễ dàng đâm que vào bên trong. Và không nên luộc khoai quá lâu để tránh làm mất đi vị ngọt tự nhiên của khoai lang.
4. Các mẹo luộc khoai ngon
4.1. Cách luộc khoai truyền thông
Sau khi rửa sạch khoai, bạn cho khoai vào nồi và thêm nước cho ngập phần khoai. Bạn có thể cho thêm chút muối để khoai luộc sẽ ngon hơn nhé!
Hãy bật lửa lớn để luộc khoai và kiểm tra mỗi 10 phút xem khoai đã mềm chưa bằng cách chọc đũa vào thân khoai. Nếu thấy đũa xuyên qua được thì khoai đã chín mềm.
Sau khi khoai đã chín, đổ bỏ nước luộc và tiếp tục đặt nồi trên bếp với lửa nhỏ thêm khoảng 3 – 5 phút để khoai hơi cháy xém 1 chút thì khoai sẽ ngon mắt hơn.
4.2. Cách luộc khoai bằng thìa không cần nước
Sau khi rửa sạch khoai, hãy để khoai khô ráo hoặc sử dụng giấy ăn để lau khô bề mặt củ khoai. Tiếp theo, chuẩn bị nồi inox sạch và xếp các muỗng inox chéo nhau đặt nằm dưới đáy nồi. Lưu ý với cách luộc này bạn nên lựa chọn muỗng và nồi làm từ inox để tránh gây ra các phản ứng hóa học có hại khi luộc khoai..
Tiếp theo, xếp khoai lên trên lớp muỗng inox, sau đó đậy nắp và đun khoai trên lửa nhỏ khoảng 40 phút. Khi ngửi thấy mùi thơm, hãy kiểm tra xem khoai đã mềm chưa. Nếu đã chín, hãy cho khoai lang ra ngoài để nguội, sau đó là có thể ăn được ngay.
4.3. Cách luộc khoai bằng lò vi sóng
Đầu tiên, bạn rửa sạch khoai rồi cắt 2 đầu và dùng nĩa đâm xung quanh bề mặt khoai trước khi luộc để khoai được nấu chín đều, không bị sượng. Tiếp theo, bạn có thể bọc khoai bằng giấy bạc rồi sau đó đặt vào khay và đặt vào lò vi sóng để luộc.
Tùy thuộc vào loại khoai và kích cỡ, bạn cần chọn công suất và thời gian nấu khác nhau. Ví dụ với mỗi 500gr khoai, bạn có thể nấu khoảng 8 phút, sau đó quay mặt khoai và nấu thêm khoảng 4 phút để đảm bảo chín đều, tổng cộng 12 phút.
Sau thời gian này, mở giấy gói và kiểm tra xem khoai đã mềm hay chưa. Nếu chưa, hãy bọc lại và nấu thêm vài phút nữa tùy thuộc vào độ cứng mềm của củ khoai mà bạn muốn. Khi khoai đã chín mềm, bạn có thể ăn ngay.
4.4. Cách luộc khoai bằng nồi cơm điện
Để luộc khoai bằng nồi cơm điện, sau khi đã rửa sạch khoai, bạn có thể xếp khoai vào nồi cơm điện và thêm khoảng 2 cốc nước sao cho nước ngập nửa của khoai là được.
Bật nút Cook để nấu khoai, sau đó khi thấy đã nhảy về chế độ Warm, bạn có thể bật lại nút Cook. Tiếp tục quá trình này trong khoảng 35 – 40 phút để đảm bảo khoai được nấu chín đều.
4.5. Cách luộc khoai bằng nồi áp suất
Sau khi đã rửa sạch khoai, hãy cho chúng vào nồi và thêm nước sao cho nước phủ lấp khoai khoảng 2/3. Sau đó, đậy kín nắp nồi và đặt hẹn giờ thủ công, nấu khoai trong vòng 15 – 20 phút ở mức áp suất cao. Khi thời gian nấu đã kết thúc, hãy giảm áp suất trong nồi trong khoảng 15 phút trước khi mở nắp và thưởng thức khoai đã chín ngon lành.
5. Khoai lang luộc để được bao lâu?
Khoai lang luộc để được bao lâu phụ thuộc vào cách bảo quản. Nếu bạn bảo quản ở môi trường bình thường, khoai lang luộc thường chỉ giữ được sau 1 đêm. Sau một ngày, khoai lang sẽ có hiện tượng nhớt, làm sản sinh vi khuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của khoai.
Để khoai lang luộc được lâu hơn, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh. Khoai lang luộc sau khi nguội, bạn cho vào hộp kín hoặc túi zip và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Khi lấy khoai lang luộc ra khỏi tủ lạnh, bạn nên để ở ngoài khoảng 5 – 10 phút cho khoai trở về nhiệt độ phòng. Sau đó, bạn có thể hâm nóng lại bằng lò vi sóng hoặc hấp sơ cho khoai nóng là có thể ăn được.
6. Cách bảo quản khoai lang đã luộc
Nếu bạn luộc khoai quá nhiều và muốn bảo quản khoai để ăn dần bạn có thể tham khảo các cách sau
Cách đầu tiên, bạn có thể cho khoai lang đã luộc vào túi ni lông hoặc hũ đựng thực phẩm kín để giữ ẩm, sau đó đặt chúng trong ngăn mát của tủ lạnh. Khoai lang có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 3 – 5 ngày.
Còn nếu bạn muốn bảo quản lâu dài hơn, có thể đông lạnh khoai lang đã luộc. Đặt khoai vào túi ni lông hoặc hộp đựng thực phẩm, sau đó đặt chúng vào ngăn đông lạnh. Khi cần sử dụng, hãy để khoai lang tan chảy tự nhiên trong tủ lạnh qua đêm hoặc ngâm trong nước lạnh.
Cuối cùng bạn có thể sử dụng máy hút chân không để đóng gói khoai lang đã luộc trước khi bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông lạnh. Việc này giúp kéo dài thời gian bảo quản và ngăn chặn sự oxi hóa làm thay đổi hương vị của khoai lang.
7. Lưu ý khi bảo quản khoai lang đã luộc
Không nên rửa khoai lang luộc trước khi bảo quản. Việc rửa khoai lang luộc sẽ khiến khoai lang bị ngấm nước và dễ bị hỏng trong quá trình bảo quản. Nếu khoai lang luộc bị dính bẩn, bạn có thể dùng khăn giấy lau sơ rồi đem đi bảo quản.
Để khoai lang không bị biến chất các bạn không nên bảo quản khoai lang luộc ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nhiệt độ quá cao sẽ khiến khoai lang bị chín quá, mất ngon. Còn đối với nhiệt độ quá thấp sẽ khiến khoai lang bị đông cứng, khó ăn. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản khoai lang luộc là từ 10 – 15 độ C.
Trên đây là những mẹo luộc khoai ngon và thời gian luộc khoai lang bao lâu thì chín mà Vua Nệm đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có thể luộc khoai ngon hơn. Chúc các bạn thành công!