Sức khỏe giấc ngủ

Cách lắp máy lạnh chống sốc nhiệt đêm hè

CẬP NHẬT 05/08/2022 | BỞI Tôn Vân

Mùa hè nóng bức, ngột ngạt gây cảm giác khó chịu khiến mọi người sử dụng máy lạnh nhiều hơn. Thế nhưng việc lắp đặt và dùng máy lạnh không đúng cách có thể dẫn tới tình trạng bị sốc nhiệt rất nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tới tính mạng con người. 

Làm thế nào để không bị sốc nhiệt vào những đêm hè? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu cách lắp máy lạnh chống sốc nhiệt đêm hè trong bài viết này ngay sau đây.

Lắp máy lạnh chống sốc nhiệt
Lắp máy lạnh chống sốc nhiệt đêm hè như thế nào đúng cách?

1. Hiện tượng sốc nhiệt là gì? Nguyên nhân và biến chứng

Sốc nhiệt là một hiện tượng rất nguy hiểm, nếu không kịp thời xử lý rất có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Muốn vậy,  trước tiên cần phải hiểu rõ về nó cũng như những biểu hiện, nguyên nhân và các biến chứng của sốc nhiệt. 

1.1. Sốc nhiệt là gì? Có những loại sốc nhiệt nào?

Số nhiệt được hiểu là hiện tượng nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột khiến thân nhiệt bên trong không kịp thích nghi. Đó có thể là sự chuyển biến quá nhanh từ trạng thái nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng hoặc từ lạnh tới quá lạnh, nóng đến quá nóng một cách đột ngột. Nếu cơ thể con người quá yếu, bị sốc nhiệt quá mạnh thì có nguy cơ dẫn tới tử vong.

Hiểu một cách chi tiết hơn thì khi cơ thể đang ở mức nhiệt độ cao, vào trong một môi trường lạnh sẽ làm cho máu bị ảnh hưởng. Nhiệt độ thấp đi qua đồi thị sau não sẽ kích thích trung tâm giao cảm khiến mạch máu ngoại biên co thắt lại, cơ thể xảy ra phản ứng tạo nhiệt làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Trường hợp ngược lại, khi vào môi trường có nhiệt độ quá cao, máu sẽ nóng lên kích thích trung tâm giao cảm tạo ra hiện tượng mạch máu giãn nở làm mồ hôi ra nhiều hơn khiến cơ thể hạ thân nhiệt.

Có ba loại sốc nhiệt có thể kể đến như: sốc nhiệt nóng, sốc nhiệt lạnh, sốc nhiệt máy lạnh.

Sốc nhiệt máy lạnh
Sốc nhiệt máy lạnh

Sốc nhiệt nóng xảy ra khi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật).

Với sốc nhiệt lạnh, cơ thể sẽ bị tiêu hao nhiều năng lượng, sức đề kháng bị suy giảm. Những người có sức khỏe yếu, cơ thể nhạy cảm với thời tiết và sự thay đổi của nhiệt độ thường rất dễ bị sốc nhiệt lạnh.

Loại cuối cùng chính là sốc nhiệt máy lạnh. Trong thời tiết nắng nóng, mọi người thường sử dụng máy lạnh như là giải pháp tối ưu nhất để làm mát cơ thể. Nhiệt độ trong môi trường có máy lạnh sẽ thấp hơn so với môi trường bên ngoài. Khi đột ngột ra ngoài khỏi phòng điều hòa hay từ bên ngoài bước vào bên trong phòng điều hòa rất lạnh sẽ rất dễ bị sốc nhiệt máy lạnh.

1.2. Nguyên nhân và biến chứng của sốc nhiệt máy lạnh

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng sốc nhiệt máy lạnh chính là cơ thể tiếp xúc với môi trường có mức nhiệt thay đổi đột ngột.  Ví dụ như từ trong nhà phòng điều hòa ra bên ngoài trời đang nắng nóng, từ trên xe ôtô bước ra bên ngoài, hoặc đang từ bên ngoài trời nắng bước vào phòng có máy lạnh ở nhiệt độ thấp. Sốc nhiệt còn có thể do mới tắm xong bước vào phòng điều hòa lạnh.

Ngoài ra, sốc nhiệt cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân như hoạt động nặng nhọc, gắng sức, uống rượu hoặc uống thiếu nước. Thậm chí, khi mặc quá nhiều quần áo trời nóng nắng cũng có thể gây ra sốc nhiệt.

Riêng đối với sốc nhiệt điều hòa, sự thay đổi chênh lệch lớn của nhiệt độ sẽ gây ra áp lực lớn lên trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể. Vì vậy, khi bị sốc nhiệt, chúng ta thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mặt ửng đỏ, tim đập nhanh.

Sốc nhiệt có thể khiến mọi người cảm thấy hoa mắt
Sốc nhiệt có thể khiến mọi người cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng

Ở những người mắc hội chứng sốc nhiệt nhẹ sẽ bị choáng váng, buồn nôn, đau đầu, cảm lạnh, viêm họng, nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện ảo giác, sốt cao, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp nguy hiểm hơn, người bị sốc nhiệt sẽ bị khó thở, hoặc đột quỵ.

Khi gặp tình trạng sốc nhiệt, ngoài những biểu hiện như trên thì còn xuất hiện một số biến chứng trong quá trình hồi sức và điều trị, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Điển hình chính là rối loạn điện giải và chuyển hóa, co giật, mê sảng kích thích, suy hô hấp.

Bên cạnh đó, người mắc sốc nhiệt còn có thể bị tổn thương thận hoặc gan cấp tính, tổn thương ruột, xuất huyết tiêu hóa. Đặc biệt, sốc nhiệt có thể dẫn tới biến chứng tổn thương cơ tim, tim đập nhanh…

Có thể thấy, những biến chứng do sốc nhiệt máy lạnh gây ra là rất nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những tổn thương liên quan đến nhiệt hoặc bệnh kèm theo.

2. Cách lắp máy lạnh chống sốc nhiệt đêm hè ai cũng nên biết

Sử dụng máy lạnh đúng
Sử dụng máy lạnh sao cho đúng và giúp chống sốc nhiệt là vấn đề được rất nhiều quan tâm.

Sử dụng máy lạnh sao cho đúng và giúp chống sốc nhiệt là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Tuy nhiên câu trả lời vẫn còn chưa được làm sáng tỏ khiến nhiều người chưa thực sự nắm được cách dùng chính xác. Ở phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách lắp máy lạnh chống sốc nhiệt đêm hè ai cũng nên biết.

2.1. Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh không quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời

Yếu tố tạo nên sốc nhiệt điều hòa đêm hè chính là nhiệt độ và sự chênh lệch nhiệt độ. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng sốc nhiệt thì cần phải sử dụng máy lạnh đúng cách. Theo đó, không nên để nhiệt độ trong phòng và nhiệt bên ngoài trời quá chênh lệch. Tốt nhất nên điều chỉnh mức nhiệt chênh lệch nhau khoảng 7 độ C.

Nếu vào ban đêm, nhiệt độ ngoài trời là 32 độ C thì nhiệt độ máy lạnh nên cài đặt là 25 độ C. Nếu nhiệt độ ngoài trời cao hơn thì điều chỉnh nhiệt độ điều hòa  lên cao hơn. Tuy vậy, mức nhiệt được cho là lý tưởng và tốt nhất vào ban đêm là 25 – 28 độ.

Không nên đặt nhiệt độ cao quá thấp sẽ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe. Nếu trời quá nóng mà điều hòa không thể giúp làm mát được khi ở mức nhiệt 25 – 28 thì nên sử dụng thêm các thiết bị làm mát khác như quạt gió, quạt hơi nước.

Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh
Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh trong phòng ngủ không quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời

Việc điều chỉnh mức nhiệt phù hợp như vậy sẽ giúp chúng ta không bị cảm lạnh, chống sốc nhiệt khi ra ngoài đột ngột. Mặt khác, nó còn giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn, bền bỉ hơn.

2.2. Lắp đặt và sử dụng thêm quạt thông gió bên trong phòng ngủ 

Mặc dù phòng ngủ của bạn đã được lắp điều hòa nhưng vẫn nên lắp thêm một chiếc quạt thông gió và sử dụng nó ngay cả khi bật điều hòa. Máy lạnh chỉ giúp cho không khí trở nên mát mẻ, giảm nhiệt độ phòng xuống mức nhiệt đã cài đặt. Nó không có tác dụng lưu thông không khí như quạt gió nên đôi khi có thể gây bí bách, ngột ngạt.

XEM THÊM: Lý giải nguyên nhân ngủ phòng máy lạnh bị khô họng và cách khắc phục

Mặt khác, bật quạt không chỉ giúp cho không khí lưu thông tốt hơn mà còn làm mát phòng nhanh hơn, hơi lạnh khuếch tán tốt hơn. Không cần bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp vẫn có thể làm cho phòng mát mẻ hơn, tránh bị sốc nhiệt lạnh do nhiệt độ xuống quá thấp.

Thêm vào đó, căn phòng ngủ không thông khí tốt với mức nhiệt độ thấp rất có thể tích tụ nhiều khí độc hại như CO2 hay dễ bị nhiễm khuẩn. Việc sử dụng quạt gió và mở cửa hở một chút sẽ giúp không khí được trao đổi với bên ngoài tốt, hạn chế tích tụ khí độc, tránh nhiễm khuẩn.

Bật quạt gió trong phòng
Bật quạt gió trong phòng khi bật điều hòa để lưu thông không khí tốt hơn

2.3. Hẹn giờ tắt cho điều hòa vào những đêm hè

Mặc dù trời đêm mùa hè vẫn luôn nóng, nhiệt độ có thể cao lên tới 32, 33 độ. Thế nhưng vào những giờ nửa đêm, về sáng sẽ thường giảm đi không ít, thậm chí có nơi sẽ giảm nhiệt tới 10 độ C. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng sốc nhiệt, giảm nhiệt mạnh nếu sử dụng điều hòa liên tục trong suốt đêm.

Bởi khi nhiệt độ ngoài trời thấp xuống sẽ dẫn tới nhiệt độ không khí trong phòng cũng trở nên lạnh hơn. Nên khi sử dụng điều hòa vào ban đêm khi ngủ thì chỉ nên bật vào khoảng thời gian đầu đêm. Sau nửa đêm khi phòng đã mát mẻ hơn nên tắt điều hòa đi và chỉ cần sử dụng quạt gió, quạt hơi nước để làm mát. Tránh bị nhiễm lạnh, sốc nhiệt vào buổi sáng thức dậy và ra khỏi phòng.

Để tránh việc thức giấc giữa đêm để tắt điều hòa, chúng ta có thể cài đặt thời gian tắt, bật tùy ý, tiện lợi hơn cho việc sử dụng. Để tránh tình trạng da khô, thiếu nước sau khi ngủ một giấc dài vào đêm hè (do khi ngủ không thể bổ sung nước thường xuyên như ban ngày) thì nên để một chậu nước trong phòng ngủ.

Hơi nước sẽ khuếch tán trong không khí và giúp làm ẩm cho da, không gây khó chịu khi thức dậy vào sáng sớm, người trở nên khỏe khoắn và tươi tỉnh hơn.

2.4. Không đóng kín cửa khi bật điều hòa vào đêm hè

Những đêm hè trời vẫn rất oi bức và ngột ngạt. Nếu bạn bật điều hòa mà đóng kín mít các cửa phòng lại sẽ làm gia tăng sự bí bách, ngạt khí. Vốn điều hòa không thể làm tăng sự trao đổi khí như khi dùng quạt.

Vì vậy, các bạn nên tạo những kẽ hở, lỗ thông khí, mở nhỏ cửa sổ để tạo sự không gian mở, giúp thông thoáng và không khí được làm mới liên tục khi bật máy lạnh. Tốt nhất 2h một lần mở cửa ra để không khí trong phòng được làm mới và lưu thông tốt hơn.

Mở cửa sổ trong thời gian ngắn
Mở cửa sổ trong thời gian ngắn khi bật điều hòa để làm mới không khí phòng

Tuy nhiên, lưu ý rằng, không nên mở toang cửa trong thời gian dài khi mở máy lạnh. Một mặt nó khiến cho không khí trong phòng không được làm mát hiệu quả. Do đó không có được mức nhiệt độ đã cài đặt như mong muốn. 

Mặt khác, căn phòng phải làm mát trong thời gian dài, lâu hơn nên sẽ tốn kém và tiêu hao năng lượng điện nhiều hơn, từ đó lãng phí chi phí sử dụng điện. Chưa kết, việc bật máy lạnh mà mở cửa quá nhiều đôi khi sẽ khiến máy lạnh phải làm việc “gắng sức”, dễ gây hư hỏng máy.

Nhu cầu lắp đặt và sử dụng điều hòa vào những ngày nắng nóng tăng cao hơn bình thường. Việc sử dụng sao cho đúng cách và chống sốc nhiệt đêm hè trở thành vấn đề rất được quan tâm.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Vua Nệm sẽ giúp các bạn có được những thông tin hữu ích về cách lắp máy lạnh chống sốc nhiệt đêm hè để áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Đừng quên thoi dõi những bài viết khác của chúng tôi để có thêm những kiến thức hay, mẹo vặt hay nhé.

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân