Sức khỏe giấc ngủ

Lý giải nguyên nhân ngủ phòng máy lạnh bị khô họng và cách khắc phục

CẬP NHẬT 16/06/2022 | BỞI Tôn Vân

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngủ phòng máy lạnh bị khô họng, đừng bỏ qua bài viết sau đây. Vua Nệm sẽ mang đến cho bạn những thông tin giải đáp cụ thể về vấn đề này. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất, giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình.

1. Nguyên nhân ngủ phòng máy lạnh bị khô họng

Khi thức dậy, bạn cảm thấy bị khô họng mà không xuất hiện các triệu chứng cảm cúm hoặc các bệnh lý khác. Điều này có thể xuất phát từ việc ngủ trong phòng máy lạnh. Dưới đây là 4 nguyên nhân có thể dẫn đến việc ngủ phòng máy lạnh bị khô họng:

1.1 Độ ẩm của không khí bị giảm

Máy lạnh hoạt động dựa trên nguyên tắc hấp thụ nhiệt độ trong phòng rồi đưa không khí qua bộ phận làm lạnh để có nhiệt độ thấp hơn. Khi đó, độ ẩm của không khí gặp nhiệt độ thấp sẽ bắt đầu hóa lỏng rồi thoát ra ngoài thông qua thiết bị dẫn nước của điều hòa.

Vì vậy, khi mở điều hòa liên tục trong nhiều giờ, độ ẩm của phòng máy lạnh sẽ ngày càng giảm xuống và khiến cho không khí bị khô. 

Ngủ phòng máy lạnh bị kho họng do ngủ sai cách
Ngủ máy lạnh sai cách có thể khiến bạn bị đau họng.

1.2 Máy lạnh có vấn đề về kỹ thuật

Khi sử dụng lâu ngày, bộ lọc không khí của máy lạnh sẽ bám bẩn và khiến cho chất lượng không khí trong phòng của bạn bị giảm sút. Theo đó, những vi khuẩn, nấm mốc cũng sinh sôi nảy nở mạnh hơn…

Không khí đi qua máy lạnh sẽ mang theo bụi bẩn và vi khuẩn làm ô nhiễm không khí trong phòng. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như viêm họng, bệnh hô hấp… 

1.3 Cơ thể bị mất nước, ngủ mở miệng

Khi ngủ trong môi trường có nhiệt độ lạnh, mát mẻ, cơ thể bạn có xu hướng tiêu thụ nhiều nước hơn để tiết nước bọt làm ẩm vùng cổ họng, miệng. Nếu không uống đủ nước, bạn sẽ dễ cảm thấy khô họng khi thức dậy cho tuyến nước bọt hoạt động kém.

Bên cạnh đó, một số người có thói quen ngủ mở miệng cũng có thể gặp phải tình trạng ngủ phòng máy lạnh bị khô họng. Ngủ mở miệng khiến vách ngăn mũi bị lệch, dẫn đến tắc nghẽn vùng mũi. Đây cũng là nguyên nhân khiến bị bị nghẹt mũi, khô họng mỗi buổi sáng.

ngủ phòng máy lạnh bị mất nước
Cơ thể dễ bị mất nước khi ngủ phòng máy lạnh.

1.4 Phòng ngủ không thông gió thường xuyên

Phòng bật điều hòa thường phải đóng các lỗ thông hơi để ngăn cách không khí bên ngoài với trong phòng. Về lâu ngày, việc làm này có thể tạo ra môi trường ẩm thấp, dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn. Do đó, bạn sẽ dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, dẫn đến bị đau họng khi ngủ dậy.

2. Tác hại khi sử dụng máy lạnh qua đêm không đúng cách 

Thực tế, máy lạnh có tác dụng “điều hòa” không khí trong phòng và đảm nhận các nhiệm vụ như:

  • Làm giảm nhiệt độ và hơi nóng trong phòng
  • Làm mát không khí, tạo cảm giác dễ chịu cho gia chủ
  • Loại bỏ độ ẩm trong không khí
  • Cung cấp luồng không khí lọc ổn định trong phòng

Tuy nhiên, quá trình điều hòa không khí cũng khí cho độ ẩm bị loại bỏ, dẫn đến không khí trong phòng bị khô. Điều này sẽ khiến bạn gặp phải những vấn đề thông thường như:

  • Khô môi
  • Bị ngứa ngoài da hoặc vùng mắt
  • Đau mỏi cơ
Máy lạnh giúp hút ẩm trong không khí
Máy lạnh giúp hút ẩm trong không khí nhưng cũng khiến môi trường bị khô hơn.

Ngoài ra, một số trường hợp tiếp xúc quá lâu với không khí khô còn có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn:

  • Gây viêm họng, viêm phế quản: sinh hoạt lâu ngày trong điều kiện không khí lạnh khô của máy lạnh sẽ khiến bạn dễ bị viêm họng, viêm phế quản hay thậm chí là viêm phổi. Vấn đề này rất thường xảy ra ở người già và trẻ nhỏ. 
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn khi cơ thể bị lạnh, tương tự như lúc chúng ta vận động mạnh. Ngủ lâu trong môi trường lạnh sẽ buộc tim hoạt động tích cực để bơm đủ máu và oxy đến các cơ quan để làm ấm. Điều này sẽ tạo nên áp lực cho hệ tim mạch, gây tổn hại đến sức khỏe. 
  • Rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng: Bật điều hòa suốt đêm có thể khiến người ngủ dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa. 
  • Cơ thể dễ mệt mỏi: cơ thể ở trong tình trạng bị lạnh suốt đêm sẽ khiến các mạch máu co lại. Đồng thời, lượng máu luân chuyển đến các cơ cũng bị giảm lại vì phải tập trung vận chuyển máu đến cho các cơ quan nội tạng quan trọng khác để làm ấm. Khi đó, các cơ sẽ dễ bị thiếu oxy và dinh dưỡng nên dẫn đến co rút, gây nhức mỏi.
  • Làm suy giảm đề kháng: nước là thành phần quan trọng để duy trì hoạt động của hệ miễn dịch. Khi bật điều hòa liên tục có thể khiến người sinh hoạt trong phòng bị mất nước nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch và khiến bạn dễ bị mắc bệnh hơn. 
Ngủ máy lạnh sai cách
Ngủ máy lạnh sai cách dễ khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

3. Cách hạn chế tình trạng ngủ phòng máy lạnh bị khô họng

Để khắc phục tình trạng ngủ phòng máy lạnh bị khô họng, bạn nên học cách sử dụng máy lạnh đúng cách và hiệu quả. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp bạn cải thiện các vấn đề về sức khỏe khi ngủ trong phòng có điều hòa:

  • Điều chỉnh nhiệt độ ngủ lý tưởng: nhiệt độ trong phòng kín và bên ngoài chỉ nên chênh lệch từ 8 – 10°C. Ngoài ra, trước khi đi ra ngoài hoặc bước vào phòng máy lạnh, bạn nên mở cửa phòng vài phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ môi trường, tránh tình trạng bị sốc nhiệt.
  • Bật chế độ hoạt động êm: chế độ ngủ đêm có khả năng điều chỉnh nhiệt độ phòng tăng lên trong khoảng thời gian cố định, giúp khắc phục vấn đề bị rét vào lúc giữa đêm. Nhờ đó, bạn có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn, cũng như hạn chế được tình trạng đau họng, nghẹt mũi mỗi buổi sáng.
  • Để tăng độ ẩm trong phòng máy lạnh: duy trì độ ẩm ổn định sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi sinh hoạt trong phòng máy lạnh. Bạn có thể đặt một chậu nước, khăn ẩm gần nơi nghỉ ngơi hay đơn giản là chọn chế độ Cool của máy lạnh để giảm nhiệt độ phòng, duy trì nhiệt độ, độ ẩm.
  • Vệ sinh máy lạnh định kỳ: việc làm sạch bộ lọc, ống thoát nước hay các bộ phận khác của máy lạnh định kỳ sẽ giúp bạn loại bỏ các tác nhân như bụi, vi khuẩn gây ô nhiễm không khí. Đồng thời, điều này cũng giúp cho máy điều hòa làm việc hiệu quả và tiết kiệm điện năng hơn. 
  • Uống nhiều nước sau: hãy uống nhiều nước khi nằm phòng máy lạnh để hạn chế bị khô họng. Trung bình mỗi ngày, bạn cần nạp vào cơ thể ít nhất 2 lít nước. Bên cạnh đó, bạn có thể uống thêm nước ép, bổ sung rau củ vào thực đơn để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng.
  • Xông – tắm nước ấm: nhiều người tiêu dùng cho biết việc tắm hoặc xông hơi đều đặn  sẽ giúp bạn làm giảm tình trạng khô mũi hiệu quả.
  • Mở cửa sổ phòng để thông gió: bạn nên mở cửa sổ, cửa phòng 1 – 2 lần trong ngày để tăng cường lưu thông không khí và ánh sáng trong phòng, hạn chế tình trạng ẩm thấp.
  • Tập thể dục, ăn uống điều độ: vận động thường xuyên kết hợp với ăn uống khoa học, sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, ít bị mắc các bệnh vặt. 
  • Không lạm dụng máy lạnh: gió tự nhiên và quạt vẫn cũng giúp chúng ta chống nóng hiệu quả và tiết kiệm điện. Vì thế, nếu thời tiết không quá oi bức, bạn có thể tắt máy lạnh và tận hưởng những làn gió từ tự nhiên. 

Máy điều hòa nhiệt độ có thể giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn vào những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, sử dụng máy lạnh không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại khôn lường. Khi xuất hiện tình trạng ngủ phòng máy lạnh bị khô họng, bạn cần rà soát các nguyên nhân để có điều chỉnh kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe dài lâu.

Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/benh-tai-mui-hong/benh-ve-hong/bi-kho-co-hong-khi-ngu/

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân