Những chị em lần đầu làm mẹ sẽ không khỏi bỡ ngỡ, đôi chút lo lắng và thường đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc làm mẹ. Nhằm giấc các chị em chuẩn bị tinh thần, bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị cho hành trình làm mẹ, nên bài viết hôm nay Vua Nệm sẽ chia sẻ đến các bạn những kỹ năng cần biết khi làm mẹ.
Nội Dung Chính
1. Những thay đổi về cơ thể và cảm xúc khi lần đầu làm mẹ
Làm mẹ là trách nhiệm thiêng liêng, cao cả mà tạo hoá đã ban tặng cho các chị em. Khi làm mẹ, các chị em sẽ nhận thấy có rất nhiều thay đổi trong cảm xúc và cả cơ thể của bản thân. Nhiều người xem đó là bình thường khi đã tìm hiểu kỹ, nhưng nhiều người chưa biết lại rất lo lắng cho quá trình làm mẹ của mình.
- Một số thay đổi về cơ thể khi lần đầu làm mẹ phải kể đến như: Đôi mắt xuất hiện quầng thâm và bọng mắt do mất ngủ nhiều vì con, tè són do vùng kín lỏng lẻo, kinh nguyệt xuất hiện lại, vóc dáng không còn thon thả do cơ thể tăng cân, tóc rụng, giảm trí nhớ, rối loạn nội tiết tố, ngực của bạn có thể thay đổi hình dạng sau thời gian cho con bú…vv.
- Một số thay đổi về cảm xúc khi chị em lần đầu làm mẹ như: căng thẳng và đau đớn khi cho con bú, áp lực vì không biết chăm con, mệt mỏi vì mất ngủ, nhiều chị em còn bị trầm cảm sau sinh,…vv.
Những thay đổi ở trên không phải chị em nào cùng gặp phải hết, tuy nhiên đây là những thay đổi phổ biến nhất khi lần đầu làm mẹ. Chị hãy chuẩn bị tinh thần cho một hành trình thiêng liêng nhé.
2. Lần đầu làm mẹ, những kỹ năng cần biết
2.1. Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh
Kỹ năng chăm sóc trẻ là điều quan trọng nhất bên cạnh kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Để chăm sóc con đúng cách, đảm bảo sự an toàn cho bé thì mẹ cần phải học hết các kỹ năng cơ bản sau đây.
- Cách bế con bú
Bế con bú đúng cách là điều không hề đơn giản đối với các chị em lần đầu làm mẹ. Do cơ thể của bé đang còn rất yếu ớt, mỏng manh nên mẹ cần học bế theo nhiều tư thế khác nhau, ví dụ như bế con bú khi đứng, bé con bú khi ngồi, cho con bú khi nằm ngủ,…
Mẹ bế con bú đúng cách sẽ giúp con cảm thấy thoải mái khi bú, bú được nhiều sữa hơn, không bị nôn trớ, đảm bảo an toàn cho khung xương của con.
- Cách bế con nhỏ
Bế trẻ sơ sinh bình thường sẽ khác với khi bế cho con bú. Khung xương của con đang còn rất yếu, đặc biệt là xương cổ nên các mẹ cần phải bế đúng cách để không ảnh hưởng đến con. Trước khi sinh, mẹ nên tham gia các lớp học hoặc nhờ người thân chỉ bảo để nắm rõ các kỹ năng cơ bản này nhé.
- Cách quấn khăn cho bé sơ sinh
Cách quấn khăn cho bé ngủ ngon cũng là một trong những kỹ năng cần thiết mà mẹ cần phải học khi lần đầu làm mẹ.
Hiện có rất nhiều kiểu quấn khăn khác nhau, ví dụ như quấn khăn theo kiểu kén, quấn khăn kiểu vòng tay mẹ, quấn khăn cho bé ra đường,…vv. Bạn phải biết cách quấn khăn và những lưu ý khi quấn khăn thì bé mới có được giấc ngủ ngon, an toàn, cảm thấy thoải mái.
- Kỹ năng tắm cho bé
Tắm cho bé là điều các mẹ luôn rất lo lắng khi mới lần đầu làm mẹ. Tắm cho bé cũng không quá khó khăn như mọi người nghĩ đâu. Trong tuần đầu tiên, bạn chỉ cần dùng nước ấm, sử dụng khăn sạch và lau nhẹ nhàng qua người của bé. Chỉ khi nào dây rốn của bé đã rụng, khô thì mới tắm bồn cho bé.
Tuy đơn giản nhưng các mẹ cũng cần học và lưu ý một số vấn đề khi tắm cho bé nhé.
- Kỹ năng cho bé ngủ
Nhiều bé rất dễ ngủ nhưng nhiều bé tinh nghịch thường không chịu ngủ, dôi khi còn quấy khóc vì vậy kỹ năng cho bé ngủ cũng rất quan trọng dành cho người lần đầu làm mẹ.
Các bạn cần phải tạo không gian thông thoáng, yên tĩnh để giúp bé ngủ ngon hơn. Khi được khoảng 5 tháng thì các mẹ cần tạo nếp ngủ cho con, giúp con phân biệt ngày và đêm bằng cách kéo rèm, đóng cửa sổ vào ban ngày và bật đèn ngủ vào ban đêm.
Chú ý, các mẹ đừng nên nói chuyện hay hôn bé khi đang thiu thiu ngủ nhé.
XEM THÊM: Hướng dẫn chọn các loại nệm mát cho bé ngủ ngon hơn
- Học cách massage cho con
Massage giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho con, cụ thể là giúp bé cảm thấy thoải mái, xương và cơ chắc khoẻ hơn. Cách massage cho bé như sau:
Đầu tiên, bạn hãy đặt bé nằm trên một mặt phẳng thoải mái có lót một chiếc khăn. Tiếp đến, bạn sử dụng dầu thực vật để Massage với chân trước, rồi đến tay, ngực và cuối cùng là lưng của bé.
Chú ý, mẹ không nên Massage cho bé trước và sau bữa ăn nhé hoặc cho con bú nhé.
- Kỹ năng xử lý khi bé ngưng tuần hoàn hô hấp và ợ hơi
Một trong những vấn đề mà các mẹ đặc biệt phải quan tâm chính là cách sơ cứu, xử lý khi bé ngưng tuần hoàn hô hấp vì trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao mắc phải vấn đề này.
Nếu gặp tình huống khẩn cấp như bé bị hóc, bạn cần phải sử dụng đến kỹ thuật CPR. Đầu tiên, bạn phải bình tĩnh và đặt bé nằm ngửa trên hai chân của mình. Sau đó, bạn hãy dùng hai ngón tay và ấn lên ngực bé khoảng 5 lần, khi thấy bé ho và thở lại bình thường là được.
Lưu ý, do trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, vì vậy mẹ không nên vỗ bé bằng một lực quá mạnh đâu nhé.
Trong khi đó, ợ hơi là điều bình thường ở trẻ và bạn có thể xử lý như sau để giúp bé ợ hơi. Đầu tiên, bạn hãy đặt bé nằm sấp trên hai chân bạn, dùng tay đỡ cằm và hàm của bé sao cho đầu bé ngẩng cao hơn để máu không dồn về đầu. Sau đó, bạn dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi bé ợ hơi là được.
Trên đây chỉ là một vài kỹ năng chăm sóc bé cơ bản mà người lần đầu làm mẹ cần phải học hỏi. Các bạn hãy học thêm nhiều kỹ năng khác để chăm sóc bé tốt hơn nhé.
2.2. Kinh nghiệm chăm sóc bản thân sau sinh dành cho chị em lần đầu làm mẹ
Chăm sóc cho bản thân sau khi sinh cũng là một trong những kỹ năng cần biết mà chị em lần đầu làm mẹ nên học hỏi.
- Cách rèn luyện thể chất
Mặc dù chăm sóc con sẽ rất vất vả, nhưng mẹ cũng nên dành thời gian để ngủ đủ giấc cũng như bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng, giúp lấy lại thể trạng sau sinh.
Bên cạnh đó, khi bổ sung đủ chất dinh dưỡng thì nguồn sữa mẹ cùng dồi dào và chất lượng hơn. Mẹ hãy bổ sung thêm nhiều chất đạm, canxi, ăn nhiều rau xanh để không bị táo bón và dành 10 – 15 phút để vận động nhẹ nhàng, giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Kỹ năng chăm sóc bầu ngực
Chăm sóc bầu ngực điều rất quan trọng mà mẹ cần phải học để giúp cho con có nguồn sữa dồi dào, không bị tắc sữa.
XEM THÊM: Gợi ý 20 loại thực phẩm lợi sữa dễ tìm, an toàn với bà mẹ sau sinh
Bạn hãy massage bầu ngực thường xuyên hơn, đắp lá bắp cải,…cơ thể tiết ra nhiều sữa và không bị tắc sữa.
- Chăm sóc vẻ bề ngoài
Da và vóc dáng là mà bạn cần quan tâm để giữ được vẻ bề ngoài xinh đẹp sau này. Chị em sau sinh có thể sử dụng cao bí đao, mặt nạ hoa hồng với nghệ, dầu oliu, dầu dừa,… để chăm sóc da. Riêng vùng phần mỡ bụng, vùng da nhăn nheo ở bụng thì mẹ có thể chườm muối gừng và ngải cứu. Chú ý, để cải thiện dịch sản bên trong, chị em có thể uống thêm tinh bột nghệ và mật ong nhé.
- Khi nào mẹ sau sinh cần đến bác sĩ
Sau sinh, chị em sẽ có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề mà mình không thể xử lý được. Nếu mẹ gặp phải các vấn đề như: sốt cao liên tục, bất tỉnh, ra máu nhiều, màu sản dịch chuyển sang màu đỏ tươi hoặc có những cục máu đông, đau dữ dội vùng bụng, nôn và tiêu chảy, tiểu buốt, có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo, mệt mỏi, móng tay trắng nhợt, mạch đập nhanh, thở hổn hển, hoa mắt chóng mặt,…thì hãy đến với bác sĩ để được thăm khám ngay nhé.
Ngoài những kỹ năng trên đây thì những chị em lần đầu cũng nên học cách vệ sinh vùng kín và điều chỉnh tâm trạng để không mắc phải trầm cảm sau sinh nhé.
Trên đây là những thay đổi của chị em lần đầu làm mẹ, bên cạnh đó là những kỹ năng cần biết dành cho các mẹ mới sinh lần đầu. Các kiến thức trong bài viết nà chỉ là một phần nhỏ trong số rất nhiều các kỹ năng chăm sóc bé, vì vậy các bạn hãy đọc nhiều học nhiều để chuyển bị cho hành trình sắp tới nhé.