Giặt tã vải luôn là một trong những khó khăn lớn mà các mẹ bỉm thường đối diện trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Đặc biệt, không phải tất cả các bậc ba mẹ đều biết cách giặt tã vải đúng cách. Đừng lo lắng, cùng Vua Nệm tìm hiểu cách giặt tã vải hiệu quả và nhanh chóng nhé! Chắc chắn đây là những bí kíp hữu hiệu, giúp việc chăm sóc con trẻ của các bậc cha mẹ dễ dàng hơn đấy!
Nội Dung Chính
1. Nên giặt tã vải bằng gì?
Trẻ nhỏ thường sở hữu làn da mỏng manh, nhạy cảm. Để đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho bé, ba mẹ nên lưu ý các loại bột giặt, chất tẩy rửa phù hợp cho trẻ nhỏ.
Trước hết, nên giặt tã vải cho các bé bằng các loại bột giặt hoặc nước giặt không chứa hóa chất hoặc chất gây kích ứng. Đây là loại nguyên liệu giặt tẩy dành riêng cho trẻ nhỏ.
Một số trẻ khi dùng tã vải lâu ngày sẽ có dấu hiệu bị rôm sảy hoặc hăm tã, điều này chứng tỏ các loại nấm men, vi khuẩn đã xuất hiện và phát triển trên bề mặt tã của bé. Ba mẹ nên khử khuẩn tã vải bằng thuốc tẩy để đảm bảo loại bỏ sạch vi khuẩn, bảo vệ làn da nhạy cảm của bé.
Ngoài ra, một số mẹ còn có thói quen pha giấm trắng với baking soda để khử mùi hôi trên tã của bé. Tuy nhiên, với nhiều nhà sản xuất, đây không phải là phương pháp được khuyên dùng. Do đó, nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi áp dụng giặt tã vải cho trẻ.
Một số loại nước giặt, tẩy chuyên dùng cho trẻ thường có công dụng rất nhẹ, không đảm bảo giặt sạch tã vải cho bé. Vậy nên khi thấy bề mặt tã xuất hiện các vệt trắng hoặc các vết tích tụ nước giặt tẩy, hãy thử giặt với một loại quần áo khác xem hiện tượng này có bị lặp lại không. Nếu có, hãy lựa chọn loại nước giặt cho bé khác nhà mình nhé!
2. Các bước giặt tã vải cho bé
Để giặt tã vải đúng cách nhằm đảo bảo vệ sinh và sức khỏe cho bé, mẹ nên thực hiện tuần tự theo những bước sau:
2.1. Hướng dẫn cách giặt tã vải
Có thể tiến hành giặt tã vải theo hai cách: giặt bằng tay hoặc giặt bằng máy.
2.1.1. Giặt bằng máy giặt
- Loại bỏ vết bẩn bằng chu trình lạnh để có thể tái sử dụng tã vải. Chế độ nhiệt có khả năng khiết vết bẩn bám chặt và sâu hơn vào bề mặt tã vải.
- Sau khi loại bỏ vết bẩn, thực hiện quy trình giặt bình thường với nước nóng hoặc nước nóng nhằm tiêu diệt hoàn toàn vì khuẩn.
- Sử dụng nước giặt chuyên dùng cho tã em bé hoặc các loại chất tẩy rửa sinh học (không hoá chất) để bảo vệ làn da trẻ. Ba mẹ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn giặt về liều lượng chất tẩy rửa có thể sử dụng nhằm hạn chế tình trạng kích ứng da ở trẻ nhỏ.
- Cuối cùng, mẹ có thể thêm một ít lượng nước cốt chanh vào nước giặt để giữ độ trắng cho tã vải.
Mẹ nên lưu ý nếu giặt tã vải bằng máy thì sức chứa cho một lần giặt dao động từ 20 đến 24 chiếc tã.
2.1.2. Giặt bằng tay
Tương tự như quy trình giặt máy, mẹ có thể giặt tã vải cho con bằng tay. Ở nhiều gia đình, mẹ thường áp dụng cách này vì lượng tã vải của trẻ ít và không muốn đồ của bé còn quá nhỏ được giặt bằng máy.
Mẹ cũng phải loại bỏ vết bẩn trước khi tiến hành giặt. Giặt bằng tay đòi hỏi phải giặt đều tay và giặt kỹ ở các chỗ bị bám bẩn để loại bỏ hoàn toàn vì khuẩn. Những chiếc tã vải được giặt bằng tay thường có thể tái sử dụng nhiều lần hơn so với giặt bằng máy.
2.2. Hướng dẫn làm khô tã vải
Để loại bỏ hoàn toàn vì khuẩn và bụi bẩn, mẹ cần làm khô tã vải tuyệt đối, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho trẻ:
- Kiểm tra nhãn và hướng dẫn trước khi thực hiện sấy khô tã vải. Một số loại tã vải không thích hợp để sấy. Nếu sấy khô, tã sẽ không thể tái sử dụng.
- Phơi tã vải dưới ánh nắng mặt trời. Bước này giúp tã vải khô ráo nhanh chóng, thậm chí còn giúp khôi phục màu của tã vải trắng hơn.
- Nếu ở bước giặt cuối, cha mẹ có thêm nước cốt chanh thì ở giai đoạn phơi, ba mẹ nên lưu ý phơi tã vải dàn đều, tránh tình trạng tã vải khô cứng sau khi phơi.
2.3. Tần suất và cách lập bảng thời gian giặt tã vải
Tuỳ theo nhu cầu và cách sử dụng của từng đứa trẻ mà số lượng tã và tần suất giặt tã vải ở mỗi hộ gia đình là khác nhau. Ở giai đoạn sơ sinh (tức dưới 12 tháng), mẹ nên giặt tã cho bé với tần suất một đến hai ngày giặt một lần. Khi trẻ lớn hơn, tần suất giặt tã vải sẽ ngày càng thưa dần.
- Sắp xếp những ngày cố định trong tuần để thực hiện giặt tã vải đúng cách.
- Điều chỉnh bảng thời gian giặt tã hàng tháng để phù hợp với lịch trình của mẹ và sự phát triển của bé.
- Nên thực hiện đúng theo bảng thời gian giặt tã đã sắp xếp, không nên để tã dơ quá lâu, tức là hai lần giặt tã không lớn hơn ba ngày. Để tã lâu không giặt sẽ gây ra tình trạng bốc mùi, vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng cũng như có thể hết tã cho bé sử dụng.
Dưới đây là bảng thông tin thể hiện số lượng tã vải mà trẻ sử dụng theo từng độ tuổi:
- Trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi): sử dụng 12-18 tã mỗi ngày, giặt tã vải mỗi ngày từ 1 đến 2 lần
- Trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi: sử dụng khoảng 12 tã mỗi ngày, giặt tã vải cách ngày (2 ngày giặt 1 lần)
- Trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên: sử dụng trung bình 9 tã một ngày, giặt tã vải cách ngày (2 ngày giặt 1 lần)
- Trẻ mới biết đứng/đi và đang tập ngồi bô: Sử dụng 3 đến 6 tã mỗi ngày, giặt tã vải cách ngày (2 ngày giặt 1 lần)
3. Có nên giặt tã vải trước khi sử dụng cho bé không?
Lời khuyên từ các chuyên gia là ba mẹ nên giặt tã vải trước khi sử dụng cho bé. Giặt tã vải trước khi dùng không chỉ giúp làm sạch mà còn tăng khả năng hấp thụ của chúng. Tuy nhiên, mỗi loại tã có chu kỳ giặt trước khi sử dụng khác nhau, ba mẹ nên tham khảo trên nhãn dán trên bao bì để thực hiện đúng cách.
Dù vậy, hầu như tất cả các loại tã vải đều phải giặt ít nhất một lần trước khi sử dụng để đảm bảo độ sạch tuyệt đối khi tiếp xúc với làn da bé, cũng như tránh rò rỉ khi dùng cho bé lần đầu tiên.
4. Những lưu ý khi giặt tã vải cho bé
Để đảm bảo giặt tã vải đúng quy trình và có độ sạch tối ưu, các mẹ cần lưu ý một số điểm sau khi giặt tã vải cho bé:
- Lựa chọn nơi để tã vải trước khi giặt. Theo đó, nhiều người thường đựng tã trong thùng chứa hoặc túi chống thấm nước, tuy nhiên nên lưu ý để đảm bảo độ sạch cho tã cũng như yếu tố an toàn cho trẻ.
- Tuyệt đối không giặt chung tã em bé với quần áo hoặc đồ của người lớn. Tã vải nên được giặt riêng để đảm bảo độ sạch cho tã cũng như không gây ảnh hưởng đến các loại quần áo khác.
- Tuyệt đối không dùng nước giặt của người lớn cho tã vải của trẻ. Ba mẹ nên sử dụng nước giặt riêng cho tã vải của bé đúng như hướng dẫn trên bao bì và khuyến nghị của các chuyên gia.
- Trước khi phơi tã, mẹ cần vắt kỹ để đảm bảo không còn bọt hoặc cặn của xà phòng bám trên bề mặt tã. Nếu còn, bạn cần giặt lại, đảm bảo tã phải sạch khuẩn ở mức tuyệt đối để bảo vệ làn da mỏng manh của bé.
- Nếu sau khi giặt, mẹ vẫn còn nhận thấy mùi hôi từ tã, nên tiến hành giặt lại để loại bỏ mùi hôi triệt để. Mùi hôi còn tồn đọng chứng tỏ tã vẫn còn vi khuẩn và các loại vi sinh vật. Nếu giặt nhiều lần mà vẫn còn mùi hôi thì không nên tái sử dụng lại vì tác đã không còn độ kháng khuẩn cao.
Bài viết đã hướng dẫn cách giặt tã vải đúng cách, giúp bảo vệ sức khỏe và làn da mẫn cảm của trẻ. Hãy bỏ túi ngay bí kíp này để áp dụng cho bé nhà bạn nhé! Tiếp tục theo dõi các thông tin thú vị của Vua Nệm!